Thách thức đối với việc dạy và học sử

12:43 CH @ Thứ Ba - 22 Tháng Tám, 2006

Mùa thi phổ thông năm nay lại rộ lên những thông tin về sự yếu kém trong kiến thức lịch sử của thí sinh khiến xã hội lại bàn đến mối lo "mất gốc" của giới trẻ. Và cũng như năm ngoái, mọi người lại đi tìm xem nguyên nhân ở đâu thì mới có thể sửa được?
Thực ra, tình trạng này đã xuất hiện từ lâu lắm rồi. Đọc lại báo chí 10 năm trước đã nói đến những cuộc điều tra xã hội học đưa ra những cảnh báo nghiêm túc. Ví như cuộc điều tra với chủ đề "thanh niên TPHCM trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc" đã đưa ra con số: Trong 1.800 người được hỏi thì gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 65% đối với Trương Định, 49% đối với Trần Quốc Toản, 73% không biết lai lịch tên đường phố nơi họ sinh sống..., trong khi đó có đến 86% người biết rành rọt về danh thủ Maradona và 86% đối với danh ca Michael Jackson... Tôi e rằng nếu bây giờ điều tra lại thì có thể kết quả còn tệ hại hơn!

Tuy nhiên cũng cần nói rằng đây không chỉ là hiện tượng xảy ra ở nước ta. Năm 1986, để giải đáp câu hỏi vì sao giới trẻ Pháp "nổi loạn" năm 1968, Francois Mitterrand khi đó chưa phải là tổng thống Pháp đã cảnh báo nguyên nhân là vì sự xa rời những giá trị văn hoá của dân tộc và bị lai căng bởi sức mạnh của văn hoá ngoại lai khiến giới trẻ hụt hẫng về niềm tin. Do vậy trong hoạt động chính trị và nhất là sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước, ông đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục lịch sử trong và ngoài học đường... Năm 1987, Tổ chức Bảo trợ Khoa học Nhân văn Quốc gia ở Hoa Kỳ cũng đưa ra lời cảnh báo rằng có tới 2/3 số học sinh trung học được kiểm tra đã không thể xác minh được thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ... Do vậy mà năm 1989, Tổng thống Mỹ George Bush (cha) đã ra thông điệp về giáo dục trong đó xác định bộ môn lịch sử cùng với một vài môn khác là những mục tiêu cần quan tâm...

Vậy mà nhiều năm sau, một giáo sư của Đại học Vermount - ông G.Loewen - khi hỏi các sinh viên giai đoạn 2 ngành khoa học xã hội của mình rằng những ai đã đánh nhau trong cuộc Chiến tranh Việt Nam thì nhận được từ 22% số sinh viên của mình câu trả lời: Đó là giữa Nam và Bắc Triều Tiên! Hiện trạng đó khiến vị giáo sư nọ phải thốt lên rằng: "Nếu lịch sử không được giảng dạy tốt thì chúng ta sẽ có một xã hội đần độn".

Cách đây 10 năm, khi giới giảng dạy sử học ở nước ta tổ chức Đại hội thành lập Hội nghề nghiệp của mình vào năm 1996 thì trong số những đồng nghiệp nước ngoài gửi lời chào mừng có một bức thư của tiến sĩ Rainer Riemenschneider từ Viện Georg - Echert của CHLB Đức đưa ra một thông điệp rất đáng lưu ý, ông viết: "Chúng ta đang sống ở một thời đại mà mọi việc đều chuyển động nhanh chóng và đi vào chiều sâu. Điều này tạo nên một thách thức đối với các nhà sử học, nhà nghiên cứu cũng như những nhà giáo dục của chúng ta trên toàn thế giới. Chắc hẳn chúng ta không thay đổi được quá khứ, những gì đang diễn ra buộc chúng ta phải có một cái nhìn mới về quá khứ. Bước tiến của môn học đòi hỏi chúng ta luôn luôn phải tìm hiểu những vấn đề lịch sử dưới ánh sáng nhìn từ quá khứ đến hiện tại để chuẩn bị tương lai cho thế hệ trẻ của chúng ta, những người mà một ngày gần đây sẽ nhận trách nhiệm đối với vận mệnh của Trái Đất và thế giới...

Nhiệm vụ nặng nề chính là chỗ ấy. Dĩ nhiên mục đích đầy ước vọng này của nghề nghiệp chúng ta phải có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là những nhà cầm quyền ở tất cả các nước phải thừa nhận giá trị của nghề nghiệp chúng ta, phải làm cho việc giảng dạy lịch sử trở thành một trong những ưu tiên, trong những nỗ lực của cả dân tộc. Tương lai của nhân loại không thể tách khỏi sự hiểu biết và ý thức về bản thân mình, tức là về lịch sử của mình".

Đọc lại bức thư này, vào thời điểm này càng thấy "chí lý" và thấy rằng tình hình này khó có thể cải thiện nếu chúng ta không thay đổi nhận thức và hành động, mà thông điệp của người đồng nghiệp Đức là một lời giải đáp sâu sắc.

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Thế kỷ XXI - thế kỷ sửa sai

    05/05/2006Lê SơnCuộc trao đổi giữa nhà bác học Nga lỗi lạc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Nikolai Antonovieh Dolezjam (sinh năm 1900), hai lần Anh hùng lao động, giải thưởng Lênin và 5 giải thưởng Quốc tế, và phóng viên báo Thế Kỷ về tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI...
  • Sửa lại từ tiểu học

    07/12/2005Gs. Ts Lê Ngọc TràDư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.
  • Truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa: Lẽ ra phải làm từ lâu

    19/08/2005Rất kịp thời, trong khi dư luận đang xôn xao về những lỗ hổng kiến thức lịch sử của thế hệ trẻ, thì NXB Giáo dục đã phát động Cuộc thi biên soạn truyện tranh lịch sử theo SGK lịch sử hiện hành. Đây là việc lẽ ra phải làm từ lâu như một trong những giải pháp để giải quyết nạn “mù lịch sử” tiềm ẩn trong các thế hệ trẻ...
  • Chẳng mấy cần đến lịch sử

    09/07/2005Phạm Toàn dịchEric Hobsbawm, ngôi sao sử học lớn nhất đang còn sống, nổi danh về công trình nghiên cứu sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, về khái niệm quốc gia-dân tộc và về thời đại các đế chế, tuần qua đã tới Delhi giảng bài nhân ngày tưởng niệm Nikhil Chakravarty. Trong cuộc trả lời phỏng vấn do Prem Shankar Jha thực hiện, nhà sử học 87 tuổi nổi tiếng suy ngẫm về lý do tại sao lại có “thói sát nhân dã man trong thế kỷ 20” và liệu thế kỷ 21 có thể làm gì cho nhân loại nếu các nhà lãnh đạo của họ không tìm được cách cắt đứt với quá khứ.
  • Tại sao học sinh bây giờ không nhớ sử?

    02/07/2005Nguyễn HàNhiều nhà giáo và bậc phụ huynh than phiền học sinh bây giờ ít biết hoặc biết rất lơ mơ về lịch sử nước nhà.Tình trạng này có thể thấy qua các bài kiểm tra hoặc ở các trò chơi, các cuộc thi tuyển hoa hậu, diễn viên điện ảnh, người mẫu thời trang.
  • Chất lượng giáo dục còn thấp: Nhìn lại mình để sửa, thay vì săm soi lỗi ở nơi khác

    11/11/2003Theo công bố của Bộ GD-ĐT, chỉ có 13,3% số thí sinh thi vào đại học đạt được tổng cộng 15 điểm trở lên cho 3 môn thi, và trên cả nước nếu xét theo tiêu chí này thì TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 17. Chính vì vậy đã rộ lên nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục của thành phố...
  • xem toàn bộ