Tân Đính Quốc Dân Độc Bản:  Sách đọc của quốc dân

10:16 SA @ Thứ Ba - 23 Tháng Hai, 2021

Cuốn sách này gồm có hai phần (Tập I và Tập II) do tác giả khuyết danh biên soạn, được Đông Kinh Nghĩa Thục khắc in nhiều lần, phát hành với số lượng rất lớn (lên tới hàng vạn bản), phổ biến tại Đông Kinh Nghĩa Thục và trong phong trào Nghĩa Thục ở các địa phương.

Văn bản gốc chữ Hán của Quốc dân độc bản, hiện được lưu giữ tại ba nơi:

1. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Hà Nội (Cục Lưu trữ Nhà nước) trong Hồ sơ số 56.247, Phông Thống sứ Bắc Kỳ, có tiêu đề “Hồ sơ Đề Thám, các tài liệu chữ Hán tịch thu năm 1913” (Dossier N056247, Fonds de la Résidence supérieure du Tonkin: "Dossier Dê Tham - Documents en Caractères chinois saisis en 1913").

2. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ký hiệu sách: A.174, bản in khắc gỗ 190 tr. khổ 26 x 15cm, có Đại ý biên tập và Mục lục (Thượng, Hạ tập). Bản này tên sách chỉ có bốn chữ Quốc dân độc bản mà không có hai chữ “Tân đính”.

3. Tại Trung tâm Lưu trữ hải ngoại của Pháp ở Aixen Provence, trong Hộp Hồ sơ SPCE/351, cũng có cuốn Tân đính Quốc dân độc bản, giống hệt như bản sách tịch thu của Phong Thống sứ Bắc Kỳ trên đây. Ở bản này có Mục lục sách Quốc dân độc bản lược dịch ra tiếng Pháp (chữ viết tay) chúng tôi dịch sang tiếng Việt như sau:

Tập 1

“- Xã hội loài người hình thành như thế nào. - Con người đã biết yêu mến bộ tộc mà mình đã góp phần tạo thành như thế nào.

- Chủ nghĩa yêu nước. - Cuộc đấu tranh để đạt tới những vị trí tốt hơn. - Sự đoàn kết.

- Nền trật tự công cộng.

- Nhà nước,

- Nguồn gốc nước An Nam chúng ta.

- Nền văn minh (văn hiến) rất lâu đời của nước An Nam ta đã ảnh hưởng như thế nào đối với nền văn minh (văn hiến, ngày nay.

- Văn minh. Văn minh và hùng cường. - Dân chúng. Chính phủ. Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.

- Sức mạnh của dân tộc (Nhà nước) phụ thuộc vào sức mạnh của công dân.

- Chủ nghĩa yêu nước chân chính. Ý nghĩa thực sự của từ “trung” (trung với vua). Tính độc lập của các quốc gia) dân tộc. Công dân không được ỷ lại tất cả vào chính phủ.

- Sự tiến bộ. Sự đấu tranh cho cuộc sống. Ân huệ của Trời. Quân đội. - Hình thức chính phủ. Nền quân chủ. Những viên chức.

- Nhà nước Nhật Bản. Nền quân chủ và Nghị viện - Sự cần thiết đối với người công dân là phải biết mình đang sống dưới chế độ nào. Những thành kiến và những giả thiết. Việc giáo dục. Giáo dục theo Phật giáo. Giáo dục thanh niên ở Nhật Bản. Những học vị Đại học.

Tập II

- Những điều bất tiện trong hệ thống tuyển người ra làm việc của chúng ta. Việc bãi bỏ các kỳ thi và những hậu quả của nó.

- Quân đội. Phương pháp Tây phương. Thuế. Vài khái niệm về môn Kinh tế - chính trị học. Nhân viên thuế vụ của Trung Quốc. Hệ thống thuế khóa của Nhật Bản.

- Luật. Luật hình sự của Nhật Bản. Sự biện giải của nó.

Những mối quan hệ với bên ngoài. - Nước Pháp. Hình thức chính phủ của nước Pháp. - Tôn giáo. Những khuynh hướng muốn xóa bỏ mọi tôn giáo. - Tài nguyên. Sự hùng mạnh.

- Người Pháp đến nước An Nam. Những kết quả về mặt kinh tế và hoạt động của nước Pháp đã mang lại. Để lợi dụng sự có mặt của người Pháp, chúng ta phải thay đổi cách sống của chúng ta.

- Những tổ chức thợ thuyền. Máy móc. Máy móc có thể ảnh hưởng đến tiền lương và việc phân phối lao động như thế nào.

- Các ngành kỹ nghệ. Vốn. Tài nguyên của chúng ta. Có nhiều người trong nước là một điều cần thiết. Điều tất yếu là phải có quan hệ buôn bán với bên ngoài.

- Việc thống kê. Các ngân hàng. Các hội buôn”(1).

Về nội dung sách Quốc dân độc bản, trước đây khi viết tập chuyên khảo ĐỘNG KINH NGHĨA THỤC VÀ PHONG TRÀO CẢI CÁCH VĂN HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX. Nxb Hà Nội - 1982, chúng tôi có trích dịch và công bố 20 bài trong tổng số 79 bài. Trong lần tái bản công trình nghiên cứu này Nxb Văn hóa Thông tin - Hà Nội, 1997 chúng tôi đã công bố toàn văn QUỐC DÂN ĐỘC BẢN theo bản dịch của Đỗ Văn Hỷ và Vũ Văn Sạch (in trong tập sách VĂN THƠ ĐỘNG KINH NGHĨA THỤC do Cục Lưu trữ Nhà nước và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp thực hiện, Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1997)

(1) Theo nhận xét của chúng tôi thì Bản Mục lục dịch tóm tắt bằng tiếng Pháp trên đây, có lẽ do một viên thông ngôn nào đó đã dịch rất đại khái, để báo cáo với thượng cấp (ở Phủ Thống sứ và Tòa Mật thám?), không trung thực đối với nguyên bản chữ Hán. Xin bạn đọc xem Mục lục bản dịch của bản tiếng Việt ở sau đây.

MỤC LỤC

Đại ý biên tập

Tập I

1. Nguồn gốc xã hội 

2. Ái quần 

3. Yêu gia đình, yêu làng xóm không phải là ái quần 

4.Tranh lên trước 

5. Bác ái 

6. Chữ tín 

7. Giữ điều thứ 

8. Bàn về nước 

9. Nước ta lập quốc từ xưa 

10. Nước ta khai hóa rất sớm 

11. Văn minh 

12. Văn minh không có giới hạn 

13. Quan hệ giữa nước và dân 

14. Bàn về quốc dân

15. Nỗi bi thảm của quốc gia không được độc lập 

16. Dân mạnh thì nước mạnh 

17. Ái quốc 

18. Thế nào là yêu nước thật sự? 

19. Trung nghĩa 

20. Độc lập 

21. Đừng trông chờ ở chính phủ 

22. Tiến thủ 

23. Cạnh tranh

24. Tin vào mệnh trời là sai 

25. Vũ dũng 

26. Chính thể 

27. Bàn về vua 

28. Bàn về quan 

29. Quan tước và chính phủ ở nước ta 

30. Chế độ chính phủ và địa phương Nhật Bản 

31. Quốc hội và Hội đồng địa phương của Nhật Bản 

32. Quốc dân nên hiểu ý nghĩa của chính trị 

33. Thay đổi nếp cũ khó khăn thay! 

34. Giáo dục 

35. Giải thích về việc học 

36. Trường học ở Nhật Bản 

37. Cái hại của khoa cử

Tập II

38. Không thi hành khoa cử cũng chẳng có hại 

39. Nói về binh lính 

40. Sơ lược về cách trung bình của Nhật Bản 

41. Thuế khóa 

42. Quyền lợi và trách nhiệm 

43. Pháp luật 

44. Giải thích về pháp luật 

45. Các quan tư pháp ở Trung Quốc 

46. Chế độ tài phán ở Nhật Bản 

47. Hình phạt ở Nhật Bản 

48. Thay đổi pháp luật trước hết phải giữ chữ "tín" 

49. Bàn về giao thông, thông tin 

50. Địa phương nên giải quyết việc hành chính 

51. Cảnh sát địa phương 

52. Cảnh sát địa phương ở Nhật Bản

53. Kê khai, điều tra dân số 

54. Những giấy tờ chứng nhận của dân nước Pháp 

55. Tôn giáo 

56. Sản nghiệp 

57. Pháp luật bảo vệ sản nghiệp và lợi ích sản nghiệp đưa lại 

58. Những quyền lợi đặc biệt 

59. Nhân công sinh lợi 

60. Chức nghiệp nhiều hay ít đều có hạn 

61. Nước ta nên chấn hưng thực nghiệp 

62. Nhân công 

63. Máy móc 

64. Máy móc sao lại làm hại nhân công 65. Tránh cái hại của sự phân công và sử dụng máy móc 

66. Lợi ích của đại công nghiệp 

67. Tiền công 

68. Tư bản 

69. Lý do vì sao tư bản tăng hay giảm 

70. Nhà đại tư bản cũng có ích cho người nghèo 

71. Mậu dịch 

72.Thông thương 

73. Tiền tệ 

74. Phép đúc tiền

75. Cho vay 

76. Ngân hàng 

77. Trái phiếu, hối phiếu và chiết khấu ngân hàng 

78. Séc 

79. Công ty

Đại ý biên tập

Giáo dục quốc dân là bồi dưỡng cho quốc dân lòng trung nghĩa, quả cảm. Nền giáo dục của nước ta đặt đạo đức lên đầu, xem trí năng là thứ yếu, cho nên không nói đến giáo dục quốc dân. 

Có người hỏi: những việc như tôn quân, thương yêu cha mẹ, giữ gìn pháp luật, lo lắng việc công, thu nạp tô thuế, kính trọng bậc tôn trưởng, dân ta người có ít nhiều trị thức đều biết cả, mà những kẻ có tài năng đều có thể để tâm nghiên cứu các nền chính trị cổ kim, trong nước, ngoài nước, nhận rõ được cái hay cái dở, sao lại nói không có giáo dục quốc dân? 

Xin thưa: Văn hiến các đời vốn là việc của triều đình, cho nên chỉ những ai có chí làm công khanh, đại phu mới học, chớ không phải là giáo dục quốc dân nhằm phổ biến rộng rãi trong dân chúng mà là định phận trên dưới, giữ gìn lễ phép. Giáo dục quốc dân không phải như thế, mà là làm rõ cái lý tương quan giữa nước và dân, làm cho họ biết vị trí của họ trong xã hội ở chỗ nào, chức phận ra sao và làm thế nào để gây ý thức ái quốc, ái quần, bồi dưỡng tài năng tự trị, tự lập. Không đạt được hai điều đó là vì bắt nguồn từ một chỗ mà chia ra dòng khác, sai một li đi một dặm. Phàm nước mà không có giáo dục quốc dân, thì trăm họ u mê, không biết quốc gia là gì, chính trị là gì. Trên có vua hiền, chính phủ có tướng giỏi, nhưng trăm họ thì như bù nhìn, chỉ nghe theo lệnh của chính phủ, bước từng bước một. Cho nên dân chỉ có thể tĩnh mà không có thể động. Nước yếu mà không đại trị thì gặp một biến cố nhỏ sẽ như gặp nước sôi lửa bỏng, không tài nào thu xếp được. Giống như con cái phục tùng uy quyền của cha anh, tay chân lông ngóng, gặp nguy nan thì không tự cứu được. 

Than ôi! Chẳng phải tai hại lắm sao? Ở các nước châu Âu, học đường đều lấy giáo dục quốc dân làm điều cấp thiết. Ở bậc sơ đẳng, tiểu học, tuy không có sách giáo khoa dạy riêng, nhưng trong các sách tập đọc thấy rải rác có nhiều bài thơ nhỏ được thầy giáo truyền thụ cho. Lên bậc cao đẳng thì có sách chuyên đề rồi, để giảng dạy.

Biên tập sách này, chúng tôi tham khảo, châm chước các sách ấy cho thích hợp với dân ta, tạm dùng trong học đường mà thôi, không dám nhận là sách giáo khoa. Sách cốt dạy cho kẻ thiếu niên. Phàm những điều liên quan đến quốc gia, xã hội, công đức của quốc dân, chính thể, quan chế, học đường, quân chính, phú thuế, pháp luật, giao thông, cảnh sát, dân chính, hộ luật, tôn giáo, cho đến kế toán đều có đề cập đầy đủ. Văn lý giản dị, rõ ràng, ngữ khí ôn hòa, cốt nhằm mở mang dân trí hòng đặt cơ sở cho nền tân học. Trẻ em trên 12, 13 tuổi đều có thể mua mà đọc. Còn như những người lớn, ít thì giờ rỗi để đọc các sách khác, cũng có thể xem để biết qua những điều quan hệ với đời.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội - Ái quần - Gia đình có phải là ái quần không?

    24/02/2021Khuyết danhNgười ta hợp quần mà thành xã hội. Chưa hề có quốc gia mà đã có xã hội từ đầu. Xã hội là lẽ sinh tồn của loài người...
  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Tư tưởng giáo dục từ Hội hướng thiện Đền Ngọc Sơn đến Đông Kinh Nghĩa Thục

    24/07/2017NGƯT Vũ Thế KhôiNhân 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục, chúng tôi đã công bố báo cáo khoa học xác định đền Ngọc Sơn trên hồ Hoàn Kiếm giữa thủ đô Hà Nội xuất xứ không phải ngôi đền Tam giáo hay Tam thánh như nhiều người nghiên cứu về Hà Nội khẳng định Thực ra, danh thắng này vốn là một trung tâm văn hoá-giáo dục lớn nhất tại Hà thành trong thế kỷ XIX, do một tổ chức văn hoá-xã hội phi chính thống đầu tiên trong lịch sử Nho lâm đất Việt là Hướng Thiện hội do Tiến sĩ Vũ Tông Phan đứng đầu...
  • Một đại sĩ phu

    12/07/2017Học giả Nguyễn Văn Tố, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, Trưởng ban Thường trực Quốc hội VNDCCH 1946Một gương mặt sĩ phu cao cả và trong sáng đã ra đi, gương mặt của một nhà yêu nước vĩ đại, một trí tuệ kiên cường, uyên bác và sáng tạo đã chiến đấu suốt đời vì nền độc lập của Việt Nam...
  • "Văn minh tân học sách" – Bước chuyển có ý thức sang nền văn minh mới

    10/07/2017Phạm Khiêm Ích"Nay đã từng ngẩng đầu trông lên, cúi đầu nhìn xuống, trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa nghìn muôn khó khăn”. Từ sự suy nghĩ sáng suốt, các cụ đã đề ra 6 biện pháp: 1/Dùng văn tự nước nhà; 2/Hiệu đính sách vở; 3/Sửa đổi phép thi; 4/Cổ võ nhân tài; 5/Chấn hưng công nghệ; 6/Mở tòa báo...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Đông Kinh nghĩa thục và cải cách giáo dục hiện nay

    02/07/2017Hương SenTư tưởng giáo dục tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục dù đã trải qua 105 năm nhưng vẫn có giá trị đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay...
  • Ngọn lửa Đông Kinh nghĩa thục

    10/04/2017Trần Nhật VyĐể khơi gợi lòng yêu nước, đồng thời mở mang dân trí, kêu gọi mọi người đều được đi học, đều biết chữ, giới sĩ phu VN đã cho ra đời Đông Kinh nghĩa thục...
  • Đọc lại văn thơ Đông Kinh nghĩa thục

    02/03/2017Nguyên AnTrong kho tàng văn chương - văn hoá Việt Nam mấy trăm năm nay, có lẽ không có một nhóm tác giả, một tao đàn, một phong trào nào tồn tại ngắn ngủi mà lại có tiếng vang tốt đẹp, lâu dài như phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
  • Cáo hủ lậu văn

    02/02/2016Đông Kinh Nghĩa Thục, Ngô Vi Lâm dịchCáo hủ lậu văn là bài thơ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm mục đích đả kích lối học cũ và tư tưởng lạc hậu của các nhà Nho bảo thủ, một trở ngại cho phong trào Duy Tân hồi bấy giờ...
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Tư tưởng dân chủ của các nhà nho Duy Tân đầu thế kỷ XX

    15/09/2015Trần Đình HượuHơn 100 năm kể từ khi thành lập cũng như khi đóng cửa của trường Đông kinh nghĩa thục, trung tâm truyền bá tư tưởng và phát động phong trào dân chủ ở nước ta đầu thế kỷ. Không phải vì lý do “khánh tiết” như vậy mà ta bàn về tư tưởng dân chủ của các nhà nho yêu nước. Dân chủ hóa là yêu cầu cấp thiết của đất nước từ phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa đã đượt đặt ra từ khi thành lập và được Đại hội VI đặc biệt nhấn mạnh. Nội dung dân chủ trong tư tưởng và trong thực tế, là những bậc thang trên chiều cao của tiến bộ xã hội, cho nên hiểu tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân là xác định độ cao đó của nước ta đầu thế kỷ...
  • Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở nước ta

    01/09/2015Nguyễn Hải HoàngHiện nay chúng ta đang nói nhiều về cách mạng giáo dục. Nhưng ngay từ 100 năm trước, tổ tiên ta đã tiến hành một cuộc cách mạng như vậy. Đó là việc sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) – trường tư vì nghĩa (vì lợi ích chung) đặt tại Đông Kinh (tên thành Thăng long thời Hồ Quý Ly)...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục

    16/06/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Văn học sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Chữ Nôm xuất hiện là một biến cố quan trọng. Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng... Như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ