Xã hội - Ái quần - Gia đình có phải là ái quần không?
1. NGUỒN GỐC XÃ HỘI
Người ta hợp quần mà thành xã hội. Chưa hề có quốc gia mà đã có xã hội từ đầu. Xã hội là lẽ sinh tồn của loài người. Phương Tây cóRôbinxơn1) vượt biển, thuyền đắm, mọi người chết chìm, một mình ông ta sống sót dạt vào hoang đảo, tự tạo lấy áo quần; lương thực, đồ dùng không thiếu thứ gì. Thử nghĩ xem: lúc mới đến, tay không tấc sắt, muốn săn bắn không có súng đạn, muốn đánh cá không có chài lưới, muốn làm ruộng không có cày bừa, ấy thế mà có đủ lương ăn, khi giới. Vả lại, cày được ít ruộng vị tất đã làm được nhà, làm được nhà vị tất đã may được quần áo, ấy thế mà ông ta làm được hết. Một thân một minh, khi là người nấu ăn, khi là thợ mộc, khi là thợ may, chẳng khó nhọc lắm sao?
Rôbinxơn tài trí hơn người mới có thể được như vậy, người khác ở vào hoàn cảnh đó chắc sẽ chết khô. Cho nên xã hội tự nhiên mà hình thành không giống như các môn cách trí, phải có người sáng lập. Con người không phải tiên phật, thần thành, không ai không nhờ xã hội mà sống được. Buổi ban đầu có nhân loại, thì một vợ, một chồng hợp sức lại, giúp đỡ lẫn nhau, một vợ, một chồng là khởi điểm của xã hội chăng? Có vợ chồng mới có gia đinh, nhiều gia đình hợp lại thành tộc, nhiều tộc hợp lại thành dân, dân hợp lại thành nước. Nước là hàng ngàn vạn gia đình đoàn tụ lại với nhau để bảo vệ lợi ích chung.
.
2. ÁI QUẦN
Một đứa trẻ con, dù người mạnh khỏe cũng không dám lăng nhục, đâu phải vì sợ nó, mà là sợ cha mẹ, bà con nó và những người quen biết nó. Cho nên giả sử chúng ta sống lẻ loi thì đứa sất phu có sức khỏe, mãnh thú có nanh vuốt, côn trùng có nọc độc đều có thể làm hại chúng ta, và loài người sẽ tuyệt diệt! Sở dĩ chúng ta tồn tại hàng ngàn năm nay là do chúng ta quần tụ với nhau. Bẻ gãy một mũi tên thì dễ, bẻ gãy một bó mười mũi tên thì khó. Một người chèo thuyền thì chậm, mười người cũng chèo thì nhanh. Số người quần tụ đông thì sức mỗi người càng mạnh. Cho nên loài người chưa có ai xa lìa xă hội mà sống sót. Nhưng trong xă hội,sức đoàn kết mạnh hay yếu là do tinh thần ái quần của mỗi người cao hay thấp, rộng hay hẹp quyết định. Nước ta nay chỉ biết họp từng nhóm nhỏ mà tu sửa chùa chiền, cúng bài, cầu đảo, chưa hề biết đoàn kết tất cả mọi người trong nước với nhau để giúp nhau chống lại bọn lăng nhục ta.
Thậm chỉ có kẻ còn ỷ vào uy thế người khác mà xem khinh nhờn đồng chủng. Than ôi! Nước ta hơn hai mươi triệu dân hợp thành một khối lớn mà không thoát khỏi vòng nô lệ, chẳng phải vì như thế kia hay sao?
.
3. YÊU GIA ĐÌNH, YÊU LÀNG XÓM KHÔNG PHẢI LÀ ÁI QUẦN
Gia đình, làng xóm quan hệ mật thiết với xã hội, vậy thì ái quần bắt đầu tất phải yêu gia đình, làng xóm trước. Cha mẹ, anh em đoàn tụ, bạn bè, làng xóm vãng lai, đó là niềm lạc thú nhất của con người. Đã yêu thương thì phải lưu luyến, phải gặp gỡ nhau. Nhưng ở đời, những người lưu luyến gia đình, làng xóm, bụng họ không nghĩ gì ngoài bát gạo, hạt muối, chân không hề bước đi đâu một bước. Xa gia đình, làng xóm trăm dặm là nước mắt đã ướt ráo, ra khỏi ngõ mười ngày là sốt ruột muốn về. Chí thú của họ tất nhiên là thấp hèn, kiến văn của họ tất nhiên thô lậu, xã hội trông mong gì ở họ được nữa?
Làng một trăm nhà, các vị trưởng lão đi làm ăn xa, các con em du học bốn phương, làng ấy ắt có nhiều người văn minh, nhiều nhà giàu có.Ấy là kết quả của chí viễn du. Đó là chuyện nhỏ. Chí làm trai ở bốnphương, dù nơi băng giá, hoang vu hay nóng nực, phàm đặt chân đượclà đến Ở đó làm gì có gia đình, làng xóm? Năm trăm năm trước, châu
Mỹ chưa ai biết là đất liền, châu Phi thủy mổ độc địa, người châu Âu cứ sang khai phá, xây nhà dụng của cho con cháu. Họ không cho là giađình, làng xóm, đủ để lưu luyến, nên họ khai phá đất đai hơn vạn dặm,lập cơ nghiệp ở những nơi phong tục khác họ. Nước họ sở dĩ hùng cườnglà nhờ vậy. Còn dân ta thì cho rằng “xẩy nhà ra thất nghiệp” nên khôngcó chí viễn du. Không lấy làm lạ, trí thức không mở mang, đời sốngkhông đầy đủ, Tổ quốc ta ngày càng suy yếu, làm vào cảnh nguy vongmà không tự biết.
Ghi chú:
1. Robinxon Crusoé là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của tác giả Daniel Defoe. Robinxợn là người duy nhât sông sót sau một cuộc đảm tàu, đã vượt qua mọi khó khăn để sống 28 năm trên một hòn đảo hoang vu cho đến ngày trở về Tổ quốc. Các sách trước kia của ta thường phiên âm Robinxơn thành Lỗ Bình Sơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)