theo ngôn ngữ của đời sống gia đình, nơi phát ngôn tự do nhất, những điều hay điều dở, đúng sai cứ “thoải mái”. Cái “tám” được xả ngày nay cũng được nhận xét là có “ưu điểm” khi người “tám” stress. Những lời bình cũng vào loại thật thà nhất, vì chẳng có ai “kiểm duyệt”...
"/>theo ngôn ngữ của đời sống gia đình, nơi phát ngôn tự do nhất, những điều hay điều dở, đúng sai cứ “thoải mái”. Cái “tám” được xả ngày nay cũng được nhận xét là có “ưu điểm” khi người “tám” stress. Những lời bình cũng vào loại thật thà nhất, vì chẳng có ai “kiểm duyệt”...
"/>

Tám

07:10 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Ba, 2007

Bạn muốn hiểu Việt Nam? Hãy thử một lần đi bộ qua đường phố đầy xe cộ, hình như có một nhà báo nước ngoài đã nói thế. Băng qua đường thật kinh khủng, nhà báo thử quay lên truyền hình việc anh ta vừa đi vừa sợ, vừa “lựa chiều”, tay hơi giơ ra về phía trước như xin đườn, người nghiêng nghiêng như vừa đi, vừa dò vừa né. Anh ta rút ra kết luận là đi băng qua đường ban đầu tưởng “chết” nhưng rồi đường cũng “mở” ra người đi xe tránh người đi bộ. Anh ta nói, đó là tính mềm dẻo của người Việt.

Khi một anh bạn hào hứng kể câu chuyện trên trong bữa cơm bạn bè trong gia đình, một người từng sống ở Hà Nội nối chuyện: “Đọc mẩu tin trên báo về chuyện ông Giáo sư Mỹ S.Papert sang dự Hội thảo ở Hà Nội, bị xe máy đâm khi cùng một Giáo sư khác từ khách sạn Kim Liên băng qua nút giao thông Đại Cồ Việt để sang ĐH Bách khoa Hà Nội, tôi lạnh cả người. Trước đây, nhà tôi ở khu ĐH Bách khoa nên thường hay banưg qua cái ngã tư đó, qua được lần nào cũng toát mồ hôi! Rôi cho ông Giáo sư toán học nổi tiếng thế giới ấy. Sống ở một xứ phát triển, giao thông nghiêm cẩn ,vị bác học này đã không thể vượt nổi mê hồn trận của tình trạng giao thông điên rồ ở đô thị Việt Nam”!

Người vợ chủ nhà vừa tiếp thêm thức ăn cho khách, vừa lái câu chuyện sang hướng khác gần gũi với các bà nội trợ hơn: “Các công cứ nhảy lên với GDP tăng trưởng mà quên mỗi lần ra phố là một lần “chết hụt”, mỗi lần ra chợ là một lần sợ không biết sẽ gặp cái gì gây ngộ độc nữa đây. Kiêng khem như mấy ông sư, mỗi bữa “độ nhật” mấy miếng đậu hủ thì nay nghe nói “nó” cho cả chất phụ gia xây dựng vào miếng đậu mau đông cứng. Hết đường tu!

Gửi con vào trường học thì đủ các thứ quái thai: lớp 6 chưa biết đọc biết viết. Thi cử có cả một “nền sản xuất” phao. Cha mẹ như con thoi, bạc mặt ngoài đường vì đưa đón. Bán hết lợn gà, tôm cá, thóc lúa cho con học Đại học ra trường lại không có việc làm. Thử ốm đau vào bệnh viện mà xem. Các ông, các bà có nhó câu chuyện tiếu lâm: một người muốn tự vẫn, treo cổ trên dây điện nhưng vì mất điệnnên không chết, uống thuốc độc thì gặp thuốc giả, cuối cùng khi vào bệnh viện vì bệnh phải cấp cứu mới chết thật vì cấp cứu mà không đưa tiền ngay, người ta để lâu quá nên trễ không cứu kịp! Rồi cứ thử đi làm giấy tờ xem, đập đầu vào cái nền hành chính kinh hoàng… Đấy, GDP cao để làm gì khi con người sống nơm nớp bất ổn, không có lấy một van an toàn nào…”.

Chuyện quanh quẩn lại quay về đề tài gia đình, con cái. Một vị bác sĩ than: “Thằng con tôi không tin vào sự tốt đẹp các ông ạ! Nó cho tụi mình là thế hệ cuồng tín nên khổ. Các ông các bà đã vào các blog cá nhân chưa? Chửi văng mạng, ăn nói thứ ngôn ngữ khác hẳn. tôi còn cảm thấy bài văn hay mà báo chí ca ngợi có “khẩu khí” của một người đọc văn Internet nhiều quá…”.

Câu chuyện chuyển sang vấn đề sức khỏe. Một bà nói: “Một ngày bây giờ chỉ chăm chăm lo giờ uống thuốc. Quên một cái là dồn toa ngay. Mở mắt uống 5 loại rau quả do người giúp việc xay. Một dưa leo, một trái táo, một nhánh cần tây… xế xế trưa là thuốc huyết áp, hoạt huyết dưỡng não, omega 3, sụn cá mập, chiều uống tảo biển, viên tỏi nghệ trà xanh… Tốn kém lắm những phải tự lo, không thể trông vào bệnh viện. Xếp hàng nửa ngày được cái đơn 30.000đ bị khống chế BHYT…”.

Ừ. Thật là “phản động”. Chữa bệnh mà chỉ cho thuốc cầm chừng, chẳng khác nàokhuyến khích cả dân tộc uống thuốc tràn lan không đủ liều, không ai khỏi bệnh cả. Bệnh viện cứ quá tải, vì thế làm vậy còn giúp các loại virus nhờn thuốc, nên virus cũng “cải tiến” dữ dội hơn để chống lại con người. Các cụ tổ ta ngày xưa ăn cơm bữa nào cũng bát cà, bát dưa tổ bố mà có ai bị tiểu đường với ung thư rầm rộ như bây giờ đâu!

Những câu chuyện cứ nối nhau mãi không dứt, nói theo ngôn ngữ của đời sống gia đình, nơi phát ngôn tự do nhất, những điều hay điều dở, đúng sai cứ “thoải mái”. Cái “tám” được xả ngày nay cũng được nhận xét là có “ưu điểm” khi người “tám” stress. Những lời bình cũng vào loại thật thà nhất, vì chẳng có ai “kiểm duyệt”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Hội chứng” con tiều

    26/05/2019Kỳ SơnTôi chỉ thấy ở xứ ta, có không ít người mắc bệnh... "hội chứng". Chẳng hạn như trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Gần đây, người ta rộ lên "hội chứng" hậu hiện đại, "hội chứng" hình thức, "hội chứng" tân kỳ...
  • Quá tải!

    04/03/2007Nguyễn Bỉnh QuânNgười người quá tải, nhà nhà quá tải, ngành ngành quá tải, mọi lúc mọi nơi. Ôi cái thời quá tải của tôi, các thành phố quá tải của tôi. Nhưng quá tải lại là dấu hiệu đầu tiên của sự phấn đấu và sự năng động...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • Quan trọng nhất là phải biết nhìn ra nhược điểm của chính mình

    02/01/2007
    Trong cuộc gặp gỡ mới đây với chúng tôi, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về một chủ đề mang tính thời sự: tính cách Việt trong thời buổi hội nhập...
  • “Hà Nội đang được quản như một cái làng”

    25/12/2006Dưới góc nhìn của những người ít nhu cầu ra phố buổi tối, lệnh cấm một số loại hình dịch vụ hoạt động quá 12h đêm mới đây của thành phố Nội không có vấn đề gì. Nhưng với nhiều người khác, đó là sự giới hạn nhu cầu của người dân, quyền tự do buôn bán, thậm chí can thiệp vào một nét văn hóa truyền thống của người Nội.
  • Cần nghĩ đến một cuộc tự vấn

    08/12/2006Nhà văn Nguyên NgọcMột con người cũng như một dân tộc, trên đường đi tới, cần biết thường xuyên tự nhìn lại mình, tự tìm hiểu chính xác chính mình, để cho cuộc đi tới được vững chắc...
  • “Đồ giả” xa lạ với “văn minh”

    28/10/2006Hạnh My (Hà Nội)Thói quen dùng đồ giả ở nước mình bây giờ dường như lan tỏa từ nông thôn tới thành thị. Từ người sang đến kẻ hèn. Từ ngoài đường len vào mỗi gia đình...
  • Con người và tư tưởng thời bao cấp

    14/09/2006Vương Trí NhànMặt nghệt ra như mất sổ gạo.Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.Những câu ca dao tục ngữấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồiđược kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • xem toàn bộ