Các loại tình yêu
Thưa tiến sĩ Adler,
Các nhà thơ nói với chúng tôi rằng tình yêu làm cho thế giới quay tròn và rằng tình yêu chinh phục tất cả. Nhưng cái được gọi là tình yêu này là gì vậy? Nó có phải là đam mê, thiện cảm, ngưỡng mộ? Có các loại tình yêu khác nhau không? Chúng có điều gì chung khiến chúng ta gọi chúng là tình yêu?
A.L.R.
A.L.R. thân mến,
Hầu hết chúng ta khi nghe từ “tình yêu” thường nghĩ ngay đến thái độ của một người đàn ông với người con gái chưa chồng. Đây chắc chắn là một dạng tình yêu rất thực và hiển nhiên. Nó không chỉ là chủ đề của những vở kịch lớn, những bộ phim Hollywood, và tiểu thuyết lãng mạn. Nó còn là một trong những biểu hiện cơ bản của đời sống vợ chồng, của sự ràng buộc dài lâu giữa hai người biến họ thành một thể xác.
Nhưng đây chỉ là một trong nhiều dạng của tình yêu. Không chỉ có tình yêu của David đối với Bathsheba(1). Còn có tình yêu giữa David và Jonathan(2), và tình yêu khổ đau của David dành cho “Absalom, con trai tôi, con trai tôi”(3). Còn có tình yêu của Plato đối với Socrates, tình yêu giữa Jesus và các môn đệ, tình yêu giữa những người cùng thuộc về một hội đoàn tôn giáo hay trí thức. Con người yêu tổ quốc hoặc xứ sở chọn làm tổ quốc của họ, gia đình của họ, lý tưởng của họ, và Thượng Đế của họ.
Chúng ta thường cảm thấy khó chịu khi phải dùng cùng một từ cho quá nhiều loại quan hệ khác nhau. Người Hy Lạp có không chỉ một mà tới ba chữ để nói về nó: philia, eros,và agape, có thể dịch đại khái là “tình thân”, “lòng khao khát”, và “từ tâm”. Philialà loại tình yêu Jonathan-và-David, tình đồng chí hay tình bằng hữu, thường có giữa hai người cùng phái, dù không phải lúc nào cũng vậy. Eroslà loại tình yêu khát khao, thèm muốn chỉ có thể thỏa mãn bằng cách chiếm hữu đối tượng được yêu. Đối với chúng ta nó thường là dấu hiệu của tình yêu nhục dục giữa người nam và người nữ. Agapelà tình yêu tôn giáo, vừa giữa con người với Thượng Đế, vừa giữa con người với con người. Nó là tình yêu bắt buộc trong Kinh Thánh đối với Thượng Đế và đồng loại, noi theo gương mẫu tình yêu cứu chuộc của Thượng Đế đối với con người. Nó nhấn mạnh vào sự quên mình, sự hiến dâng và phụng sự, hơn là vào việc đạt được sự thỏa mãn có giới hạn nào đó.
Ba dạng tình yêu này, ngay cả tình yêu nhục dục, đều hướng tới người khác hay điều gì khác. Chúng ta bị thuyết phục phải nói rằng tình yêu luôn luôn là vì kẻ khác. Nhưng còn sự tự ái thì sao? Chẳng lẽ sự bắt buộc yêu đồng loại của bạn như bản thân bạn không ngụ ý rằng bạn có thể và nên yêu chính bản thân mình sao? Tuy thế các nhà đạo đức và các nhà phân tâm học không tán thành tình yêu tự kỷ trung tâm, coi đó như là sự ngang bướng và non nớt, còn tôn giáo thì khuyên chúng ta từ bỏ sự tự quan tâm nhỏ mọn của chúng ta. Có lẽ có kiểu tự ái đúng và kiểu tự ái sai, và chúng ta bị buộc phải yêu không phải cái tôi tầm thường, tham lam mà là những gì đúng đắn và tốt đẹp trong bản thân chúng ta.
Không dễ gì chia tách ba loại tình yêu này. Chẳng hạn, ở Pháp những người đang yêu gọi nhau là “bạn tôi”, và không ai có thể phủ nhận rằng có thể có tình bạn và tình đồng chí thực sự giữa những người yêu nhau. Cũng có thể có sự hy sinh quên mình và dâng hiến đích thực trong tình yêu lãng mạn. Tình yêu nhục dục có lẽ khó định nghĩa hơn tình yêu tôn giáo, vì dường như nó chứa đựng mọi thứ từ tầm thường đến cao cả; nó bao gồm từ tình yêu thơ dại nơi những cậu trai đang nhấm nháp những viên kẹo của niềm vui say đắm cho đến sự ràng buộc son sắt giữa hai người trưởng thành thề nguyền với nhau.
Dĩ nhiên Freud nghĩ rằng tình yêu nhục thể hay dâm dục, vốn bắt nguồn từ bản năng loài vật, là dạng tình yêu cơ bản, và rằng mọi dạng khác đều là những hình thái tinh lọc của nó. Tôi không đồng ý điều này. Tôi cho rằng về bản chất tình yêu là thiện chí - nghĩ tốt về người khác và mong cho họ vui sướng. Nó là trạng thái của ý chí, chứ không phải của bản năng loài vật. Ngay cả trong hình thái phàm tục nhất của nó, nó vẫn là sự cho đi cũng như nhận lại. Những người không thể cống hiến mình cho người khác thì chẳng bao giờ biết được tình yêu.
Rắc rối thực sự về tình yêu nhục dục xuất hiện từ sự hợp nhất kỳ lạ của bản năng loài vật, tri giác thẩm mỹ, và lòng yêu thương khiến nó trở thành cái gì là chính nó. Có lẽ đây chính là một đặc điểm nghịch lý khác của sự hòa trộn người-các thứ đó. Ngay cả trong cái có vẻ như là những khoái trá thú vật hắn ta vẫn đầy tính người nhất. Tình yêu nhục dục là tình yêu mang tính người đặc trưng, và ở trong đó con người có thể tìm thấy đường đến với tình yêu và thực tại sâu xa hơn. Tình yêu giới tính sẽ là cửa ngõ, chứ không phải chướng ngại, dẫn đến sự thực hiện toàn vẹn con người.
(1),(2), và(3): Đây là các nhân vật trong Cựu Ước: Bathsheba là vợ của vuaDavid; Jonathan (con của vua Saul) là bạn thân của vua David, và Absalom là conthứ ba của David.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn