Sự khác biệt về giáo dục giữa Phần Lan và Việt Nam

11:01 CH @ Thứ Hai - 11 Tháng Chín, 2017

Hiểu biết về hệ thống đào tạo của đất nước Bắc Âu này, thì đề nghị họ "chuyển giao" chương trình, sách giáo khoa của họ là điều thật sự phải cân nhắc...

LTS: Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề nghị Phần Lan chuyển giaochương trình, sách giáo khoa đang được giới nghiên cứu rất quan tâm.

Tác giả Nguyễn Uyên Phượng, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Phần Lan chia sẻ bài viết chỉ ra điểm khác biệt đáng lưu ý giữa chương trình của hai nước Việt Nam - Phần Lan.

Toà soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết và cảm ơn tác giả. Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Chương trình đào tạo quốc gia của Phần Lan gồm 3 cấp độ: chương trình đào tạo cấp quốc gia, cấp địa phương (tỉnh/thành phố - trường học), và chương trình của từng cá nhân học sinh.

Tài liệu soạn thảo chương trình đào tạo cấp quốc gia có nhiệm vụ chỉ ra chủ trương và định hướng của chính phủ qua các chiến lược phát triển giáo dục cụ thể, nhằm nhấn mạnh tính chỉnh thể của hệ thống giáo dục.

Ở địa phương, các trường được cung cấp sách và tài liệu học tập.

Tuy nhiên, nếu hiệu trưởng hay tập thể giáo viên không hài lòng về vài phần soạn thảo, họ có thể đề nghị thành phố mua sách của một nhà xuất bản tư nhân, hoặc thay đổi phương pháp giảng dạy với cùng một nội dung như cũ.

Như vậy, Phần Lan không hề có duy nhất một bộ sách giáo khoa cho toàn quốc như nước ta.


Lớp học Gia chánh của học sinh lớp 8 tại Phần Lan.
.

Tháng 8 năm 2017, Phần Lan trải qua một cuộc cải cách cấp quốc gia về chương trình giảng dạy. Theo đó, sách giáo khoa sẽ phải có nhiều thay đổi.

Hơn nữa, triết lý giáo dục của đất nước này cho rằng mỗi đứa trẻ đều đặc biệt, và được hưởng một nền giáo dục chất lượng và công bằng.

Vì vậy, dựa trên năng lực của từng học sinh mà các giáo viên có thể thiết kế giáo án riêng cho những em cần những sự hỗ trợ đặc biệt.

Ngay cả nếu một đứa trẻ 5 tuổi muốn đọc sách mà trường không sẵn có, hiệu trưởng phải đề xuất lên thành phố để trang bị thêm theo nhu cầu của học sinh. Và tất cả đều là miễn phí.

Hiện nay, Phần Lan đang nghiên cứu các mô hình lớp học tập trung phát triển năng lực thông qua làm việc nhóm, các dự án thực tế; nghĩa là không chú trọng vào một môn học nào nhất định.

Mặc dù chương trình đào tạo theo cải cách năm 2017 vẫn chú trọng dạy và học các bộ môn như Toán, Ngoại ngữ, Khoa học, v.v... chỉ một số nhỏ lớp học đang trong quá trình thí điểm phương pháp này, bên cạnh giảng dạy các môn học khác.

Nói như vậy để thấy rằng, không hiểu biết về hệ thống đào tạo của đất nước Bắc Âu này, thì đề nghị họ "chuyển giao" chương trình, sách giáo khoa của họ là điều thật sự phải cân nhắc.

Một hế thống tập trung dường như là hoàn hảo.

Thứ nhất, chương tình đào tạo trọng yếu là do chính phủ đề xuất và hướng dẫn, nhưng thành phố và hiệu trưởng lại có quyền quyết định trực tiếp về sách và tài liệu giảng dạy.

Thứ hai, đạo luật về giáo dục phổ thông năm 1970 "triệt tiêu" sự sinh tồn của các trường tư.

Sau cuộc cải cách lịch sử đấy, chỉ còn 85 trường dân lập khắp đất nước.

Thế nhưng, họ không được thu học phí, không được quyền tuyển sinh (ngoại trừ trường cấp ba), không được tài trợ cho lĩnh vực nghiên cứu về trường dân lập, và phải nhận ngân sách từ thành phố.

Thứ ba, sự khác biệt giữa các trường và giữa các học sinh là rất nhỏ.

Thứ tư, tất cả giáo viên phải có ít nhất bằng thạc sĩ (ngoại trừ giáo viên mầm non không chủ nhiệm lớp).

Và một điều đáng nói là ảnh hưởng kinh tế-xã hội của đất nước này lên nền giáo dục là hoàn toàn không đáng kể.


Lớp học Cơ khí của học sinh lớp 7 tại Phần Lan.

.

Nói về văn hóa Tin Cậy trong giáo dục, đây là thành công lớn nhất mà chiến lược lãnh đạo xây dựng suốt 40 năm qua.

Giáo viên Phần Lan được trao quyền tự quản - tự quyết hoàn toàn về nội dung được định hướng và phương pháp giảng dạy. Vấn đề sẽ nảy sinh khi cơ cấu không phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, chiến lược và công nghệ.

Nhìn lại bản chất của nền giáo dục nước ta, phức tạp, đa chiều và sự phát triển của xã hội lại chuyển biến không ngừng.

Tất nhiên, trong bối cảnh của những thay đổi và toàn cầu hóa, cải cách, đổi mới và sáng tạo, áp dụng phù hợp từng phần là điều mà lãnh đạo phải làm.

Vì vậy, hiểu rõ chương tình đào tạo của Phần Lan là điều tiên quyết để lãnh đạo đưa ra những quyết định khôn ngoan trong cuộc hợp tác giáo dục này.

Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Trích Luật Giáo dục 2005​

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD

    22/09/2015Linh Thủy (tổng hợp)Muốn làm cải cách, thì phải xác lập lại nền tảng tư tưởng giáo dục.
  • Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời báo đài Phần Lan

    04/05/2015Annastina AbondeNăm nay Việt Nam kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhân dịp này chúng tôi thực hiện một phóng sự tìm hiểu về những gì Việt Nam đã làm được sau 40 năm...
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Tài liệu quý về cải cách giáo dục

    31/08/2014Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, trưởng nam của GS Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa) lần đầu tiên giới thiệu một tài liệu quý liên quan tới cải cách giáo dục thời kỳ nước nhà mới giành độc lập...
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Phần Lan đã dẫn đầu thế giới về giáo dục như thế nào?

    26/08/2013Trang Vi ViToner Wagner – một giáo sư nổi tiếng về giáo dục tại Trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ), trên con đường tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: đâu là những kỹ năng cần thiết cho những người trẻ trong xã hội tri thức ngày nay, đã đặt chân đến Phần Lan.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ