Phần Lan đã dẫn đầu thế giới về giáo dục như thế nào?
Toner Wagner – một giáo sư nổi tiếng về giáo dục tại trường đại học Harvard, trên con đường tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: đâu là những kỹ năng cần thiết cho những người trẻ trong xã hội tri thức ngày nay đã đặt chân đến Phần Lan. Ngưỡng mộ bởi hệ thống giáo dục “không giống ai” của đất nước này, vào năm 2011 Toner đã cùng với nhà làm phim Robert Compton tạo nên một bộ phim tài liệu dài hơn 1 tiếng về nên giáo dục Phần Lan với tên gọi: “The Finland Phenomenon: Inside The World’s Most Surprising School System.” – Hiện tượng Phần Lan – Bên trong hệ thống trường học đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới”. Trở lại Mỹ, giáo sư có bài phỏng vấn với David Sirota, một bài phỏng vấn đáng phải quan tâm đối với những người làm giáo dục không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
Làm thế nào một đất nước công nghiệp hóa có thể tạo ra một trong những hệ thống giáo dục thành công nhất trên thế giới theo một cách chẳng giống ai đó là ngăn cấm việc THI CỬ? Câu hỏi được đặt ra và trả lời trong bộ phim nói trên. Bộ phim tài liệu này không chỉ nói về giáo dục Phần lan mà con so sánh nó với nền giáo dục của Mỹ đặt nặng việc thi cử và yêu cầu cải cách giáo dục đang nóng hổi trên chính trường Mỹ. Giáo sư Toner đã trả lời những câu hỏi sau đây:
Phần Lan đã được những gì và lịch sử đằng sau nền giáo dục thành công của họ là gì?
Vào đầu những năm 1970, Phần Lan có một hệ thống giáo dục bị xuống cấp trầm trọng và một nền kinh tế lâm nghiệp dựa vào một sản phẩm duy nhất – gỗ, và họ cứ thế chặt cây xuống với một tốc độ chóng mặt. Lúc đó họ nhận ra rằng chặt gỗ chẳng thể đưa họ đi tới đâu nên họ đã quyết định thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục của mình nhằm tạo ra một nền kinh tế tri thức thực sự.
Vậy là bắt đầu từ những năm 70, người Phần đã tiến hành đổi mới việc tuyển chọn và đào tạo những giáo viên tương lai của họ. Đây là một bước căn bản trong quá trình cải cách giáo dục bởi vì nó đã cho phép họ có được mức độ chuyên nghiệp cao hơn giữa các giáo viên. TẤT CẢ giáo viên đều phải có bằng THẠC SỸ và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tao chất lượng cao.
Và cũng kể từ đó, dạy học trở thành một nghề được tôn trọng nhất trong xã hội – không được trả lương cao nhất nhưng cao quý nhất. Chỉ một trong 10 đăng ký học nghề sư phạm được nhận và đào tạo thành giáo viên trong các lớp học. Kết quả là trong các bài đánh giá học sinh quốc tế, PISA, Phần Lan đã liên tục xếp trên tất cả các nước Phương Tây và thực sự chỉ có một vài nước Phương Đông (với phương pháp học nhồi nhét – cramming) có kết quả tương tự.
Như vậy, Phần Lan chủ yếu dựa vào giáo viên chứ không phải hệ thống kiểm tra học sinh?
Đúng là như vậy. Ở Phần Lan không hề có cuộc kiểm tra học sinh quốc gia nào ngoại trừ một chương trình kiểm tra mẫu nhân khẩu của bọn trẻ; không phải để giải trình, không phải cho công chúng, hay để so sánh giữa các trường học. Điều tuyệt vời đó bởi vì họ đã tạo ra một mức độ chuyên nghiệp rất cao trong nghề giáo để họ có thể hoàn toàn tin tưởng vào các giáo viên của mình. Khẩu hiệu ở đây đó là ” Niềm tin thông qua sự chuyên nghiệp”. Sự khác biệt giữa một trường học tốt nhất và trường học kém nhất ở Phần Lan chỉ ở mức 4% và con số đó đạt được mà không cần bất kỳ bài kiểm tra học sinh nào cả.
Đây thực sự là một sự đối lập với những gì chúng ta biết về cuộc cải cách giáo dục ở Mỹ. Khi chúng ta nghe tranh luận ở Mỹ về giáo dục, thường người ta nghĩ đến việc chúng ta cần phải biến giáo viên trở thành quỷ và cách để sửa chữa hệ thống giáo dục của chúng ta đó là đơn giản chỉ bắt lũ trẻ thi thi và thi. Theo ông tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy trong thái độ của hai quốc gia?
Đầu tiên tôi muốn chỉ ra rằng Phần Lan được xếp hạng cao nhất trên thế giới về cải tiến, khởi nghiệp và sáng tạo (innovation, entrepreneurship, & creativity). Đất nước này không phải chỉ là một nước xã hội chủ nghĩa trong tưởng tượng của ông chúng ta trong bất kỳ khía cạnh nào.
Nhưng trên hết, những gì tôi thấy đặt biệt nhất đó là cải cách ở Mỹ được lái và dẫn dắt bởi các công ty trong vòng 1/4 thế kỷ qua. Chính David Kearns của Xerox và Lou Gerstner của IBM đã kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh quốc gia về giáo dục và họ đã không hề mời bất kỳ một nhà hoạt động giáo dục nào cả. Họ chỉ mời CEOs, thống đốc, thượng nghĩ sỹ, và những người trong quốc hội.
Giờ đây tôi hiểu và tôn trọng nhu cầu có được những con người với các kỹ năng tốt hơn của các doanh nghiệp và tôi cũng hiểu có 1 sự thiếu tin tưởng nhất định của một nền giáo dục dựa vào một sự thật không gì hơn đó là đó là một nghề nơi bạn được đảm bảo một công việc cho cả cuộc đời. Nhưng sự khác biệt ở Phần Lan đó là đã có nhất trí của hai bên trong vòng 30 năm qua về tầm quan trọng của giáo dục và tầm quan trọng của giáo dục chất lượng cao như một giải pháp thực sự. Nó là mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp, người làm chính trị, và các nhà giáo, và đây là những gì chúng ta cần ở đất nước này nhưng lại không có.
Ông sẽ nói gì với những người cho rằng ông không thể so sánh giữa hệ thống giáo dục của Mỹ và Phần Lan bởi Phần Lan có một dân số đồng nhất trong khi ở Mỹ lại rất đa dạng?
Đầu tiên, Dân số Phần Lan đa dạng hơn người ta tưởng. 15% dân số nói một ngôn ngữ thứ 2. Có cả thảy 45 ngôn ngữ được nói trong các trường học ở Helsinki ngày nay. Có thể đem ra so sánh nhưng không phải dùng Phần lan là một đất nước để so sánh với nước Mỹ. Phần Lan có diện tích và dân số tương tự như 33 bang khác của nữa Mỹ. Hãy so sánh Phần Lan và Minnesota – khá giống nhau về mặt nhân khẩu đúng không? Nhưng kết quả giáo dục thì chẳng giống nhau chút nào trên phương diện so sánh quốc tế. Vì vậy, mặc dù đúng là có sự khác biệt, nhưng có rất nhiều thứ chúng ta có thể học hỏi từ câu chuyện Phần Lan.
Thế còn về vai trò của kinh tế? Giáo sư trường đại học New York Diane Ravitch thường nói rằng hệ thống giảo dục ở một nước không thể một mình giải quyết đói nghèo và trong nhiều trường hợp nó sẽ tự nhiên phản ánh sự đói nghèo. Phần Lan là một xã hội có ít bất bình đẳng về mặt kinh tế hơn rất nhiều. Như vậy sự không có đói nghèo đã giải thích thành công của Phần Lan như thế nào so với chúng ta?
Có hai câu trả lời ở đây. Trước hết đúng đó là vấn về chủng tộc và giai cấp. Bạn muốn biết điểm thi ở một quận là bao nhiêu, bạn hãy tìm xem họ nghèo như thế nào. Không cần phải bàn thêm về việc chủng tộc, giai cấp, và bất bình đẳng về kinh tế trong đất nước này đã đi xa như thế nào để chúng ta có thể hiểu về khoảng cách thành công.
Nhưng nói như vậy, tôi đã đến một vài trường học tốt nhất ở những quận tốt nhất và ngay cả những trường tư, và tôi nhìn thấy sự giáo dục quá đỗi là tầm thường của giáo viên ở đó khi họ dạy học sinh để thi. Và những bài kiểm tra thực tế chỉ là việc nhớ là những thông tin, học nhồi nhét đề thi – nơi học sinh có thể vượt qua các kỳ thi nhưng lại chẳng học được kỹ năng gì cần thiết trong nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Đây chính là điểm mấu chốt mà Phần Lan đã làm khác đi. Họ đã định nghĩa giáo dục chất lượng cao là gì và không chỉ là giáo dục ở mức độ trung bình. Họ có tiêu chuẩn cho nó. Thứ hai, họ định nghĩa những gì cần thiết phải học. Đó không phải là chương trình dựa trên việc học thuộc lòng, nhưng dựa trên sự suy nghĩ. Như vậy, ngay cả ở những quận giàu có nhất, chúng ta vẫn chưa thể tiếp cận tới tiêu chuẩn toàn cầu về thành công và chất lượng trong giáo dục.
Giả sử chúng ta có thể phần nào áp dụng hệ thống giáo dục của Phần Lan vào nước Mỹ, ông nghĩ kết quả sẽ như thế nào? Ông có nghĩ rằng chúng sẽ tốt hơn nhiều ngay cả khi có những bất bình đẳng về kinh tế như trên?
Nó sẽ mất nhều thế hệ và tôi tin rằng chúng ta sẽ cần phải giải quyết những vấn đề bất bình đẳng về kinh tế. Nhưng tôi đã đến những trường học với tỉ lệ nghèo cao, những trường KIPP, giống như những trường học ở Phần Lan, họ định nghĩ thế là là chất lượng trong giáo dục và học tập. Tôi nghĩ bạn có thể xem kết quả của những trường học này, xem xem những người tốt nghiệp từ đây ra học ở trường đại học và thành công trong trường đại học ở mức cao hơn những đứa trẻ người da trắng thuộc tầng lớp trung lưu. Đó là bởi vì chất lượng cao trong giáo dục. Vì vậy, đúng là chủng tộc và giai cấp có ảnh hưởng. Chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề này và chúng ta không thể sử dụng chúng như lời giải thích cho thành tựu thấp kém của mình.
Làm thế nào mà Phần Lan đã nâng tầm vai trò của giáo viên trong con mắt dân chúng tới mức độ nó không chỉ là một nghề được tôn trọng mà còn là một nghề được tôn sùng trong khi ở Mỹ, giáo viên thường bị bôi nhọ?
Họ thực sự nghĩ về giáo viên như những nhà nghiên cứu khoa học và lớp học là phòng nghiên cứu của họ. Vì vậy, như tôi đã nói, mỗi giáo viên buộc phải có bằng Thạc sỹ và nó là một bằng theo đúng nghĩa của nó nơi người ta không chỉ học mấy khóa học vớ vấn về lịch sử và học thuyết giáo dục. Họ học những khóa học với nội dung giúp cho họ chuẩn bị tới một mức độ cao về mặt tri thức trong lớp học. Đó là điều đầu tiên.
Điểm thứ hai đó là họ định nghĩa sự chuyên nghiệp đó là làm việc tập thể hơn. Họ dành cho giáo viên thời gian trong trường học hàng ngày và hàng tuần để làm việc cùng nhau, để nâng cấp chương trình học và các bài giảng. Chúng ta chỉ có mức độ chuyên nghiệp của thế kỷ 19 ở đây hoặc thậm chí tệ hơn thời trung cổ. Giáo viên làm việc cả ngày một mình và như bạn biết đấy sự cô lập chính là kẻ thù của cải tiến và sáng tạo, đó là những gì người Phần Lan tìm ra nhiều năm trước đây. Hãy đưa giáo viên ra khỏi sự cô lập và hãy cho họ chút thời gian để làm việc cùng nhau.
Để tóm tắt lại, Thomas L. Friedman – tác giả của cuốn “Thế Giới Phẳng” trong một bài viết của mình: “Need a job – invent it” đã trích dẫn lời của Tony Wagner về giáo dục Phần Lan như sau:
“Finland is one of the most innovative economies in the world,” he said, “and it is the only country where students leave high school ‘innovation-ready.’ They learn concepts and creativity more than facts, and have a choice of many electives — all with a shorter school day, little homework, and almost no testing – Phần Lan là một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất trên thế giới và đây là đất nước duy nhất nơi học sinh rời khỏi trường học cấp ba mà đã sẵn sàng sáng tạo. Họ học để sáng tạo thay vì học kiến thức sách vở không và họ có quyền chon lựa nhiều môn học mà mình yêu thích với thời gian trên lớp ngắn hơn, ít và tập hơn và hầu như chẳng có kỳ thi nào cả”.
Theo Salon.com
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý