Tài liệu quý về cải cách giáo dục

03:41 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Tám, 2014

Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, trưởng nam của GS Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa) lần đầu tiên giới thiệu một tài liệu quý liên quan tới cải cách giáo dục thời kỳ nước nhà mới giành độc lập...


Bản sơ đồ cải cách giáo dục cũ được tìm thấy trong tài liệu lưu trữ của GS Vũ Đình Hòe

Nhà giáo Vũ Thế Khôi: Dưới đây là trích đoạn về hoạt động giáo dục trong bản “Báo cáo về hoạt động của Chính phủ” do Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe thay mặt Chính phủ trình bày ngày 30/10/1946 tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I. Phần này ông viết theo Đề án cải cách giáo dục do Bộ Quốc gia giáo dục (thời gian ông Hòe là Bộ trưởng) và Hội đồng cố vấn học chính đệ trình, đã “được Hội đồng Chính phủ chuẩn y cùng Ban Thường trực Quốc hội thỏa hiệp”, ban hành thành Sắc lệnh 146 ngày 10 - 8 - 1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới.

Nhưng rồi cuộc Trường kỳ Kháng chiến chống Pháp đã không cho phép triển khai Đề án cải cách giáo dục này. Theo thiển ý của chúng tôi, mô hình này có một số điểm ngày nay vẫn khả thủ như: tính hướng nghiệp (“tuyển trạch”) cụ thể sau mỗi bậc học (bắt đầu từ sau tiểu học, do nhiều học sinh vào đầu cấp đã khá lớn tuổi), sự liên thông giữa “ngành học tổng quát” (phổ thông văn hóa) “ngành học chuyên môn” (phổ thông chuyên nghiệp), tính thực hành cao (có đào tạo kỹ sư thực hành).

Toàn văn báo cáo hiện vẫn còn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. Chúng tôi chỉ trích dẫn phần trình bày các ngành và bậc học.

Trong tài liệu lưu trữ riêng của ông Vũ Đình Hòe, chúng tôi tìm thấy một sơ đồ, theo lời ông, do giáo sư Hồ Hữu Tường, ủy viên Hội đồng cố vấn học chính thể hiện theo bản Dự án. Xin được giới thiệu cùng trích đoạn báo cáo.



Vẽ lại sơ đồ cải cách giáo dục cũ

"Nền giáo dục mới quy định theo Sắc lệnh 10 - 8 - 1946 đặt trên ba nguyên tắc căn bản: dân chủ, dân tộc, khoa học.

Để thực hiện nguyên tắc dân chủ, nền giáo dục là nền giáo dục duy nhất, bình đẳng và chung cho cả quốc dân, không phân biệt giầu nghèo và giai cấp xã hội.

Nền giáo dục mới xây dựng trên nguyên tắc dân tộc, sẽ một mặt phát huy những đức tính, những năng lực của giống nòi, một mặt đào tạo một tinh thần quốc gia mạnh mẽ sáng suốt để biết đem toàn lực phụng sự Tổ quốc trong khi phụng sự lý tưởng dân chủ.

Với tinh thần khoa học, nền giáo dục mới không có tính cách nhồi sọ, nó sẽ không quá trọng lý thuyết mà coi rẻ thực hành, nó sẽ không quá thiên về phần giáo huấn mà nhãng bỏ phần dưỡng đức, nó sẽ có tính cách thực tế, không quá trọng học thuật mà nhãng bỏ phần thực nghiêp, và sẽ chú trọng về phần thực hành cũng như về phần lý thuyết, để gây cho thanh niên một tinh thần khoa học biết dùng học thức vào đời sống của mình và của đoàn thể.

Ngang với nền học phổ thông sẽ có một nền học chuyên môn để huấn luyện thanh niên thành những cán bộ đủ năng lực ttham gia vào các ngành hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, và dự một phần vào công cuộc kiến thiết quốc gia.

Nền giáo dục ấy được phân phát sau cuộc giáo dục ấu trĩ, như trong Sắc lệnh 146 đã định, trong ba cấp học, là:

- Đệ nhất cấp tức là bậc học cơ bản

- Đệ nhị cấp có hai ngành: ngành học tổng quát và ngành học chuyên môn

- Đệ tam cấp: bậc đại học.

Bậc ấu trĩ đảm nhiệm việc giáo dục các trẻ em dưới 7 tuổi trong những lớp mẫu giáo hay những ấu trĩ viên do Bộ Quốc gia giáo dục tổ chức hay kiểm soát.

Bậc học cơ bản dạy những điều thường thức cần thiết và luyện tập những tập quán tốt cho trẻ em từ bẩy tuổi. Hạn học là 4 năm. Học sinh học hết năm thứ tư sẽ thi lấy bằng giáo dục cơ bản. Bậc học cơ bản sẽ là bậc học cưỡng bách bắt đầu từ năm 1950.

Sau bậc học cơ bản có lớp dự bị hạn học một năm, mục đích ngoài sự dạy cho học sinh một cái học phổ thông đại cương còn chú trọng đến khuynh hướng và khả năng trí tuệ của chúng để chọn lựa và đưa chúng vào ngành học tổng quát để lên bậc đại học, hoặc sang ngành học chuyên môn (chuyên nghiệp và thực nghiệp) để thành những người thợ khéo, những nhà buôn giỏi, những nhà nông lành nghề, những nhà kỹ sư vừa giỏi về lý thuyết vừa thạo về thực hành. Nhưng một năm hướng dẫn không thể coi là đủ để biết rõ khuynh hướng và khả năng của học sinh được, nên phải tiếp tục ở mấy năm sau trong những lớp phổ thông và thực nghiệp, sẽ có thể sửa chữa những sự lầm lẫn, đưa trẻ ra khỏi con đường đã chọn sai để đặt chúng vào con đường thích hợp với khả năng của chúng.

Sau năm dự bị học sinh sẽ vào ngành học tổng quát hay ngành học chuyên môn.

Ngành học tổng quát gồm hai bậc:

1) Bậc phổ thông hạn học 4 năm, dạy theo một chương trình phổ thông;

2) Bậc chuyên khoa hạn học 3 năm, chia làm ba ban: toán-lý-hóa, vạn vật và văn khoa. Học sinh học hết năm thứ ba sẽ thi lấy bằng học thuật tổng quát để vào các ban đại học hay các trường cao đẳng chuyên môn

Ngành học chuyên môn gồm hai bậc:

1) Bậc thực nghiệp dành cho học sinh sau một năm hướng dẫn tuyển trạch tỏ ra có năng khiếu và khuynh hướng về thực nghiệp, để luyện chúng thành những nông gia, thương gia và công gia lành nghề. Có nhiều ban dạy từng nghề, và hạn học từ 1 đến 3 năm tùy từng ban. Học sinh tốt nghiệp vào ưu hạng ở bậc thực nghiệp có thể xin vào các trường chuyên nghiệp.

2) Bậc chuyên nghiệp dành cho những học sinh đã theo lớp dự bị chuyên nghiệp, chia ra làm nhiều ban và mục đích huấn luyện các cán bộ thực tiễn về lý thuyết và thực hành để giúp việc kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, xã hội. Hạn học ít nhất 3 năm và bằng tốt nghiệp là bằng kỹ sư.

Bậc đại học gồm các ban văn khoa, khoa học, pháp lý theo chế độ từng môn, và những trường cao đẳng chuyên môn, học theo chương trình nhất định và niên hạn nhất định, ít nhất là 3 năm.

Muốn cho nền giáo dục mới phổ cập đến toàn thể dân chúng để đúng với nguyên tắc dân chủ, không những rồi đây chỉ thi hành luật cưỡng bách giáo dục cho bậc học cơ bản từ năm 1950, mà Bộ Quốc gia giáo dục lại xin phép áp dụng những phương sách sau này nữa:

1) Ở tất cả các bậc học, học sinh không phải trả học phí.

2) Trong các kỳ thi tốt nghiệp, học sinh không phải nộp một phí khoản nào”.

Báo cáo viên Vũ Đình Hòe

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975

    02/08/2014Dương Ngọc DũngVề phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp...
  • Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

    24/04/2014Phong Đăng (tổng hợp từ internet)Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ