Số mạng
Ông vua trong chuyện này trước đây cũng đáng được xem là minh quân, nhưng từ ngày ông có bà hoàng hậu thì đâm ra nhu nhược vì cả nể, dân gian nói toẹt là sợ vợ. Thương ông nhiều khi dân cũng thông cảm, họ nói “ nhất vợ nhì trời” huống hồ ông cũng chỉ là con trời!
Hôm ấy ngày tết, vua mở tiệc rượu thết đãi quần thầ như thông lệ. Nhưng khác với mọi năm, bữa tiệc năm nay có chủ đề, và chủ đề đó, tất nhiên là do bà hoàng đã định. Không biết bà học ở đâu đó mà tin rằng người ta có số mạng cả, việc gì cũng do số, chẵn lẻ đã búng sẵn trên trời, không thay đổi được. Đó là chủ đề mà bà chỉ định cho buổi tiệc rượu đầu năm Sửu.
Trong triều, quan nào có chút ý thức về trách nhiệm cũng lo: bà hoàng đã tin như vậy thì vua cũng sẽ tin như vậy, mà vua tin như vậy thì cả nước cũng phải tin như vậy. Chẳng lẽ khi bàn đến chiến lược cũng búng cái đồng xu?
Rượu đã ngà ngà, vua vào chuyện: “cái gì định đoạt số phận của con người, số mạng hay là tự do”. Các quan cứ nói lửng nói lơ, chuyện trò chẳng ra hồn, nói thẳng nói thật xưa nay vốn khó. Rốt cuộc, có người nhanh trí, đùn việc cho người khác: "Tâu Hoàng thượng, đây là vấn đề triết lý sâu xa, nên mời các ông triết gia đến bàn cho ra lẽ". Ai cũng đồng ý. Lệnh được truyền ra, lính phi ngựa tức tốc mời ba ôn triết gia danh tiếng ở ngay cạnh hoàng cung.
Ông triết gia thứ nhất nghĩ rằng mục đích của triết lý là dạy khôn ngoan, nên ông khôn. Ông mượn triết lý vỉa hè để ba phải:
"Tâu Hoàng thượng, hôm qua thần ngồi uống cà phê vỉa hè, nghe hai ông khách cãi nhau.
Ông thứ nhất nói: “Cách lựa chọn hay nhất là bầu phiếu”. Ai ưa người nào, phe nào, thì bầu cho người ấy, phe ấy. Ai nhiều phiếu thì thắng vì đó là ý dân".
Ông thứ hai cãi: đó không phải là ý dân, đó là ý trời.Trước khi dân bầu, trời đã biết ai thắng ai thua, trời cho ai thắng thì dân sẽ bầu cho người ấy, thế thôi". Ông trịnh trọng nói thêm: “cái gì cũng do trời cả, hòn sạn này mà trời muốn là thành cục vàng ngay. Mỗi người sinh ra đều dính với một sao trên trời, sao chiếu thế nào thì mạng thế ấy. Người may thì há miệng ra sung rụng vào răng, muốn ăn thịt thỏ thì thỏ chạy vấp cây, ngã lăn ra đấy. Người xui thì mới mua chiếc đò sông đã cạn nước, ăn cháo, húp nước cạnh cũng gãy răng”.
Ông kia bác: “Người gặp may sinh vào nhà giàu không chịu khó học hành, làm ăn, thì rồi cũng mạt. Người gặp xui sinh vào nhà nghèo mà chăm lo đèn sách thì có khi đậu trạng nguyên, lấy công chúa. Con người có tự do để cải số mạng”.
Ông này lại cãi: “Ấy cũng là trời cả! Cái anh con nhà giàu lười biếng là vì trời sinh anh ta với tính vốn thế, cái anh con nhà nghèo dù học chăm chỉ đến đâu đi nữa mà trời không muốn thì cũng đừng có hòng công chúa với trạng nguyên! Thi cử, gặp may là trúng tủ!”.
Hăng chí, Hăng chí, ông thách: “Trên đời này chỉ có hai hạng người, người trên và người xui. Hên xui hiện ra trên mặt. Mặt người hên sáng như có lửa. Mặt người xui tối như ám khói. Không tin, tôi cho thử nghiệm".
Bị thách, ông kia chịu liền: “Được! Cứ cho đi tìm trong xóm này một người có mặt mày rạng rỡ và một người có mặt mày buồn thiu, tôi sẽ cắt nghĩa tại sao người này buồn thiu người kia rạng rỡ".
Ông nọ vung tay toàn cãi nữa, bất đồ lúc đó người hầu bàn bưng mâm cà phê ra, tay ông vung lên hai mâm cà phê rớt xuống vỡ tan hoang trên đầu ông. Ông vuốt tóc, vuốt áo, lẩm bẩm: “ Hôm nay xui”.
Ông kia lại cãi: "Tại cái tay ông, chứ đâu có số mạng hên xui gì!".
Thần nghe đến đó thì người hầu bàn bưng tô phở ra. Thần sợ tô phở rơi trên đầu nên cận thần chờ đón, quên nghe hai ông đang tiếp tục cãi nhau thế nào.
Ông vua phán: "Tại số cả. Nếu không có số, tại sao tay ông ấy vung lên đúng lúc mâm cà phê đang ở trên đầu. Tại sao tên hầu bàn đến ngay vào lúc đó. Tại sao y không bưng cà phê trên đầu ông kia. Tại số cả!".
Đến phiên ông triết gia thứ hai. Ông này thuộc loại không thích vòng vo, nghĩ sao nói vậy. Ông đứng dậy, vuốt đầu như một cái lệ tuỳ đầu ông trọc lóc, vái chào cả bốn phía, rồi thưa: “Tâu Bệ hạ, than không quen ngồi cà phê, chỉ lúi húi ở nhà đọc sách, đọc được chuyện sau đây xin kể: Hôm đó, quân ta xông trận. Địch đông gấp ba lần, khí giới tối tân hơn, ta chỉ có lòng quả cảm. Trước khi ra trận, tướng quân thân hành tới Đền Hai Bà, bỏ kiếm trước thềm, quỳ xuống niệm hương rất lâu, xong rút trong túi ra một đồng tiền quý quý, khấn to, quân sĩ ai cũng nghe: nếu sấp, ta sẽ thắng địch".
Quân sĩ lặng người nhìn đồng tiền ném lên không rồi rơi trên nền: Sấp! Toàn quân, toàn tướng hò reo: "Sấp! Quân ta quất một trận, địch chạy như ong vỡ tổ". Ông vua khoan khoái, vỗ bàn: “ Thấy chưa? Số đã nói thắng là thắng”.
Ông triết gia lại vuốt đầu, kể tiếp: “ Thắng trận xong, viên tùy tùng thân tín của tướng quân lo lắng hỏi nhỏ: “ Tướng quân tin ở số đến thế sao?”. Tướng quân rút đồng tiền trong túi ra đưa cho viên tùy tùng xem: đồng tiền ấy hai mặt giống nhau, đều sấp cả”.
Triều đình sợ quá, im phăng phắc. Ông vua chưa kịp phản ứng gì thì lính đưa ông triết gia thứ ba vào điện. Nãy giờ không ai để ý, ông triết gia thứ ba này đến trễ, hai ông kia kể xong thì ông này mới vừa đến.
Vừa đến, chưa biết ất giáp gì, ông đã bị vua đổ bực mình lên đầu:
- Tại sao nhà ngươi dám đến trễ?
Dạ, tại vì hạ thần vừa đi vừa đếm.
Nhà ngươi đếm cái gì?
Dạ, đếm sao trên trời với tóc trên đầu hạ thần xem gì nhiều hơn.
Cái gì nhiều hơn
Dạ, sao nhiều hơn. Tại vì dù tóc của thần nhiều đến đi nữa, cứ mỗi ngày mỗi rụng, bây giờ đầu đã hói. - Đúng! Cái số của tóc nó thế! Nhà ngươi đếm gì nữ - Dạ, đếm ngày và đêm, xem cái gì nhiều hơn. Cái gì nhiều hơn
Dạ, ngày. Vì đêm nào có trăng sáng, thần kể như ngày
Đúng! Cái số của đêm nó thế! Nhà ngươi đếm gì nữa.
Dạ, đếm đàn ông với đàn bà xem ai nhiều hơn. Ai nhiều hơn.
Dạ, đàn bà.
Đàn bà, Tại sao?
Dạ, tại vì ai sợ vợ thì thần kể như đàn bà.
Cả triều đình lại im phăng phắc, chỉ tiếng trống nốt đánh thình thình.
Giữa kinh hãi tập thể như vậy, bỗng tấm màn sau lưng, ông vua được vén ra, hoàng hậu khoan thai bước vào cầm ly rượu của vua, tiến tới trước mặt ông triết gia, nói: “Cái số của đàn ông nó thế, chạy sao cho thoát! Hôm nay, ngày đầu xuân, ta ở sau màn được nghe chân lý bất di bất dịch ấy, ban cho khanh ly rượu mừng này".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn