Quyền Lực... như thế nào?

07:36 CH @ Chủ Nhật - 18 Tháng Sáu, 2017

Nhân loại đi trong hành trình tiến hóa mọi nhẽ, nhưng trên con đường đó là tìm kiếm, tranh đấu …tăng cường Quyền Lực cho mình( cá nhân hay tổ chức) ! Rôi chúng ta đã nghe đến các khái niệm ‘tập Quyền Lực Cứng và Mềm’….Trong đối thoại mới, vừa qua( với các nhà quản lý doanh nghiệp, với bạn hữu giảng viên…) tôi trả lời ba câu hỏi về Quyền Lực…(tôi không bao giờ thích ‘tầm chương trích cú’ mà luôn hướng tư duy của mình đến cách kiến giải sâu rộng hơn để hữu ích hơn với người mất công hỏi mình)


1. Ông nghĩ thế nào về Quyền Lực?

Chúng ta biết đến 5 loại Quyền Lực:

1. Quyền Lực tổ chức (theo vai trò chức danh trong một tổ chức pháp nhân)
2. Quyền Lực tôn giáo (sở hữu hệ thống truyền bá học thuyết về tín điều)
3. Quyền Lực tri thức(mang những năng lực tri kiến và giải pháp trên cơ sở học thuật)
4. Quyền Lực truyền thông (năng lực phổ biến thông tin chân thực và có giá trị)
5. Quyền Lực Xã hội (uy tín về quan điểm và tiếng nói đối với Xã hội).

Hẳn nhiên cả 5 đều lớn nhỏ cùng với mức độ về quy mô ảnh hưởng trong đời sống Xã hội của Nó. Hết thảy đều gắn với hai chữ chung đó là cần đạt đến sự CHÍNH DANH & TÍN NHIỆM cao của công chúng, cộng đồng. Có thể một vài hay cả 5 loại Quyền Lực trên hội thành Một ở cá nhân hay tổ chức nào đó. Nếu vậy thì hiệu dụng, hiệu ứng, hiệu quả sẽ rất to lớn( lay sông chuyển núi được). Ngược lại ai, tổ chức nào tuy có 1 trong 5 Quyền đó, nhưng mâu thuẫn với các Quyền còn lại của người khác, tổ chức khác, thì chính Nó rất có vấn đề( thậm chí là phản động) , sẽ tự gây khó khăn, tất bị suy yếu… Nó nên khôn ngoan biết cách hợp tác tốt với những Quyền còn lại. Nhân dân luôn mong rằng : 5 loại Quyền Lực trên cùng hiện hữu, thống nhất trong hệ thống quản lý Nhà nước! Được thế mới kết hợp sử dụng tốt nhất có thể hai ‘Tập Quyền Lực Mềm & Cứng’ của một Quốc gia.

2. Cá nhân hay tổ chức có QuyềnLực( thuộc một trong 5 như thế) thì có thể được đo, hoặc cảm nhận như thế nào về khía cạnh Xã hội?

Như tôi đã nói, đó là hai chữ (viết hoa) ở trên. Được thể hiện cụ thể bởi 5 tiêu chí nhận dạng như sau : tính hợp pháp (sự thành lập và quá trình hoạt động của Nó có đúng pháp luật hay không , hay là Nó giả vờ, đứng trên hoặc trái hiến pháp) + tính minh bạch(Nó có thể công khai, sẵn sàng giải trình, có giám công bố mọi điều thuộc về Nó hay không) + tính hữu ích (sứ mệnh, mục tiêu, phương pháp, kết quả của những gì Nó hoạt động, đã và đang làm, hay tham gia có lợi cho Xã hội hay không) + tính dẫn dắt (Nó thu hút, tập hợp, định hướng, tổ chức được một cách tự giác, có kỉ luật, theo cách tiến bộ cho các nhóm người khác nhau không) + tính ảnh hưởng(Nó có thể có tiếng nói quan trọng, đáng tham khảo, phải tính đến, thậm chí có tác dụng như trọng tài trong các quan hệ khác với các bên) … Cá nhân hay tổ chức mang 1 trong 5 Quyền Lực nói trên mà bị đánh giá kém trong 5 tiêu chí này nhưng lại vẫn tồn tại…thì thấy được rằng Xã hội dung chứa Nó đã bị rất yếu kém, hẳn nhiên Nó muốn tạo ra Xã hội như thế để Nó tiếp tồn tại. Hậu quả là cuộc sống Xã hội dần suy thoái, mất đề kháng với cái xấu, và ‘tính Maphia’ sẽ tràn vào các quan hệ và hoạt động của Xã hội (Maphia là sự hình thành ‘Quyền Lực tối’ của một số nhóm người trên cơ sở 5 Quyền Lực Nói trên không hòa hợp, bất hợp tác, thậm chí triệt tiêu nhau… Maphia giỏi mua chuộc để thao túng các loại Quyền Lực trên)

3. Vẫn nhiều ý kiến cho rằng : Quyền Lực luôn có khuynh hướng đi cùng với Quyền sở hữu…Hiểu điều đó như thế nào?

Một cách truyền thống, cũng như tự nhiên tất yếu từ chính mưu cầu của từng Quyền Lực luôn là như vậy! Được thế Quyền Lực mới trở thành 'hoàn toàn' chi phối! Ví dụ Quyền Lực tổ chức, khi đã có, Nó muốn mạnh lên, sẽ tìm cách đi đến sở hữu chính toàn bộ tổ chức của Nó và các tổ chức khác còn lại…thậm chí muốn sở hữu cả 4 Quyền Lực kia nữa( bằng những cách thuộc sở trường của Nó) ….dần dà Nó muốn sở hữu tất cả…. Nói hình ảnh nhưng rất đúng rằng : Quyền Lực( dù loại gì) thì con cháu của Nó là Quyền sở hữu, sinh đàn nở đống( mang gene của Nó). Nhưng tiềm năng kinh tế và các nguồn lực Xã hội là hữu hạn, là ngày càng khan hiếm. Trong khi khuynh hướng ‘Tham Sân Si’ của các Quyền Lực là như vô hạn. Vậy phải khống chế chúng. Do đó chúng ta lại phải cùng quay lại vận dụng 5 tiêu chí tôi nêu ở trên về hai thuộc tính( CHÍNH DANH & TÍN NHIỆM) của Quyền Lực để đưa Nó vào ‘hình pháp’ của 5 công cụ là : giám sát, đánh giá, thanh lọc, định vị, bổ nhiệm của Xã hội. Đừng bao giờ mong ‘tính tự giác’ của Quyền Lực( rằng Nó: sẽ mềm hơn, càng hiền đi, tự bớt Nó đi) , đó là ảo tưởng tai hại của các xã hội nông nổi, duy tình, kém lý trí. Xã hội phải mạnh ( dân trí cao, dân chủ rộng, dân quyền lớn) để áp nó vào ‘khuôn khổ + chế độ’ tất yếu. Quyền Lực như thế nào là do môi trường xã hội của Nó!

Đừng đề Nó tung tác! Hãy làm Nó phụng sự Xã hội và Quốc gia!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó

    29/05/2014…Cái gì giải thích những sự khác biệt lớn này về nghèo khó và thịnh vượng và các hình mẫu tăng trưởng? Vì sao các quốc gia Tây Âu và các nhánh thuộc địa của chúng đầy người định cư Âu châu bắt đầu tăng trưởng trong thế kỷ mười chín, hầu như không nhìn lại? Cái gì giải thích sự xếp hạng dai dẳng về bất bình đẳng ở bên trong châu Mỹ? Vì sao các quốc gia Phi châu hạ-Sahara và Trung Đông đã không đạt kiểu tăng trưởng thấy ở Tây Âu, trong khi phần lớn Đông Á đã trải nghiệm tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh dễ gây tai nạn?
  • Chặn đứng “tham nhũng quyền lực”

    08/02/2014Phi Tuấn thực hiệnKhi quyền lực được trao vào tay một cá nhân mà thiếu đi một cơ chế giám sát hiệu quả, quyền lực ấy rất dễ bị lạm dụng, dẫn đến những hành vi tham nhũng...
  • “Ý chí quyền lực”

    29/07/2011Phan Nguyễn Khánh ĐanTriết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) khi nghiên cứu về khái niệm “ý chí sống” đã tin rằng động cơ tồn tại căn bản của con người và cả vũ trụ này chỉ là để được sống, để không phải chết...
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Sẽ là nguy cơ nếu quyền lực không được kiểm soát

    11/08/2010Nghĩa Nhân - Thu NguyệtMột trong những mục tiêu căn bản của lập pháp là kiểm soát quyền lực nhà nước, mở đường cho nhân dân thành lực lượng kiểm soát quyền lực nhà nước. Chống tham nhũng cũng vậy. Chống tham nhũng mà lại bằng chính cơ cấu nhà nước thì hiệu quả sẽ không triệt để...
  • Tự do cá nhân và quyền lực công cộng

    24/06/2010Cụ HinhCái tháp quyền lực ngàn xưa ở xứ Đông đem đối lập quyền lực công cộng, tạm gọi như vậy, với tự do cá nhân. Đây là một câu chuyện để phải tư duy.
  • Putin 10 năm quyền lực và chúng ta học được gì?

    10/08/2009Nguyễn Tất ThịnhHôm nay chúng ta nói về V.Putin – Một tính cách Nga điển hình, một nhân cách Chính khách kiệt xuất, một người đàn ông có thể làm thần tượng cho nhiều người – ông ấy đã có đúng 10 năm thành công trên cương vị lãnh đạo tuyệt đỉnh của mình...
  • Quyền lực, lý luận và… bánh rán

    18/07/2009Đỗ Minh TuấnQuan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Xưa nay, người Việt thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải....
  • Bản chất của quyền lực

    13/06/2009M. Scott PeckSự cô đơn của quyền lực tinh thần thậm chí còn lớn hơn sự cô đơn của quyền lực chính trị. Bởi vì trình độ nhận thức của họ ít khi cao bằng vị trí cao trọng của họ, những người có quyền lực chính trị hầu như bao giờ cũng có những người ngang bằng về mặt tinh thần để mà giao tiếp.
  • Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực

    03/05/2009Cuốn sách khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ...
  • Melinda Gates - quyền lực mà thầm lặng

    07/09/2008Mỹ Trang (tổng hợp)Có một người phụ nữ giản dị, nhân hậu đã chinh phục được biết bao chính khách, doanh nghiệp. Xuất thân trong một gia đình bình dân Mỹ nhưng nhờ nỗ lực cá nhân và cả nét duyên thầm, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của quyền lực mềm thế giới...
  • Quyền lực và văn hoá: Một màu bốn lợi ích cho Hà Nội

    07/02/2007Ngô Tự LậpVăn hóa hình thành cùng với một cộng đồng người và dù hay hay dở cũng gắn liền với cộng đồng ấy. Trong cuộc sống, thông qua những hoạt động đa dạng của mình, mỗi thành viên của cộng đồng đều tham gia vào việc xây dựng văn hóa. Tuy nhiên, trong một cộng đồng, cho dù là một cộng đồng dân chủ nhất, các thành viên không bao giờ bình đẳng tuyệt đối. Những thành viên có nhiều quyền lực hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến văn hóa cộng đồng...
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • xem toàn bộ