“Ý chí quyền lực”
Mãi sau đó một thế hệ, một triết gia người Đức khác là Friedrich Nietzsche (1844-1900) đã đề xướng “ý chí quyền lực” - một sự phản hồi đối với Schopenhauer khi cho rằng con người và sinh vật nói chung đều khao khát quyền lực. Và sống chỉ là một phương tiện để đạt đến quyền lực, để chiến thắng, để thống trị.
Mỗi ngày chúng ta phải làm việc hoặc xoay xở để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống. Đối với nhiều người cũng như chiếu theo quan điểm của Schopenhauer, thế đã là đủ. Nhưng trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, điển hình như Giải ngoại hạng Anh, quan điểm của Nietzsche mới chứng tỏ ưu thế khi chức vô địch chính là mục tiêu tối thượng của mọi đội bóng.
Nếu như những CLB tầm trung hoặc yếu hơn chỉ có thể xem chức vô địch như mục tiêu lâu dài thì cuộc chiến của nhóm đầu bảng giữa những cái tên quen thuộc như Manchester United (M.U), Arsenal, Chelsea... luôn căng thẳng và so kè nhau từng điểm một.
Ý chí quyền lực không chỉ bao trùm giải đấu mà còn len lỏi trong từng cá nhân. Tiền vệ Nani (M.U) từng tuyên bố rằng anh muốn trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, rằng anh đủ khả năng vươn tới, thậm chí vượt qua người đồng hương nổi tiếng Cristiano Ronaldo.
Để củng cố quan điểm của mình, Nietzsche dẫn chứng nhiều trường hợp sinh vật và con người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì quyền lực, đặc biệt trong thời cổ đại, khi quyền lực phải được trả bằng máu.
Ngày nay, việc trở thành cầu thủ đều phải trải qua thời gian dài khổ luyện, chưa kể tuổi nghề thường ngắn ngủi với nhiều bạc bẽo, đặc biệt với những người vô danh. Làm nghề cầu thủ đủ sống đã khó, nên thật dễ hiểu khi nhiều người trong số đó nung nấu “ý chí quyền lực” để vươn đến sự nổi tiếng.
Điều đó cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta - những CĐV: trước một đội bóng dù đẳng cấp hay thuộc hàng chiếu dưới, trước một cầu thủ dù nổi tiếng hay vô danh, hãy luôn dành cho họ sự trân trọng xứng đáng. Vì dù có bị ràng buộc bởi ý chí quyền lực, họ đã phải trải qua nhiều gian khổ và hi sinh để phát triển nền bóng đá và cống hiến cho chúng ta những trận cầu hấp dẫn.
Nguồn:Tuổi Trẻ
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý