Quan chức và những gì người ta nghĩ

05:50 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Mười Một, 2013
Trước hết phải định nghĩa Quan chức

( đối tượng của bài viết này ) là gì ? Là người trong bộ máy công quyền Nhà nước, ở họ được ủy thác với tư cách là người thuộc ban lãnh đạo một cơ quan. Có bốn thứ sau trong tay họ :

  1. Thổ ( cơ sở hạ tầng, trụ sở )
  2. Đinh( nhân viên cấp dưới thi hành )
  3. Tiền ( ngân sách Nhà nước giành cho hoạt động )
  4. Triện ( dấu đỏ nói lên tư cách pháp nhân thực hành quyền )

Các bạn xem và với quan sát, trải nghiệm của mình có thể đánh dấu vào một hay nhiều từ, hoặc có thể chọn cả cặp nhóm ba từ ( a/b/c ) trong từng câu hỏi dưới đây ( tôi để những cặp từ đó liền nhau như chúng là họ hàng, tương tác và hệ quả của nhau ).

Bạn hãy mô tả hình ảnh của họ :
a. Đẳng cấp, sang trọng, sáng láng
b. Đĩnh đạc, nghiêm ngắn, chuẩn mực
c. Bệ vệ, to béo, quan cách

Những từ ngữ nào có thể gán cho họ :
a. Lương thiện, tử tế, liêm chính
b. Tận tụy, năng động, trách nhiệm
c. Vô cảm, tham lam, tắc trách

Họ là ai và đi lên như thế nào :
a. Vượt khó, học giỏi, ý chí
b. Giòng giống, đi tắt, đón đầu
c. Phù trên, lạm dưới, lộng thời

Tinh thần công vụ của họ :
a. Phò Nước, vì Dân, vi Công
b. Tận lực, chí công, vô tư
c. Khuấy đục, Cò mò, Tư lợi

Trong công tác thực ra họ muốn làm việc dựa trên điều gì :
a. Dân chủ, minh bạch, Công lý
b. Sáng tạo, cởi mở, cách tân
c. Quan liêu, bao cấp, xin cho

Những nghị sự quan trọng nhất của họ thường là :
a. Kinh bang , tế thế, trị quốc
b. An dân, khai phóng, cải cách
c. Kết bè, chia chác, gom lợi

Những sinh hoạt xã hội khác của họ ngoài trọng trách là :
a. Hoàn thiện, thể nghiệm, tiên phong
b. Văn hóa, Thể thao, Mỹ học
c. Phì gia, hưởng thụ, sống gấp


Những bận tâm thường trực của họ là :
a. Sứ mệnh, khai hóa, Công ích
b. Danh dự, tiến thủ, bổn phận
c. Mưu Ma, chước Quỷ, mẹo Ngợm


Bạn có sẵn sàng vài ví dụ về ai đó trong họ với cảm nghĩ:
a. Tự hào, Tôn quý, Biểu tượng
b. Trong sáng, thân thiện , yên tâm
c. Ma mãnh, đểu giả, bất lường


Nhân Quả đối với họ là gì
:
a. Thánh nhân, Vĩ nhân, Danh nhân,
b. Ghi công, đền ơn, đáp nghĩa
c. Nguyền rủa, đào mồ, quật giống

Dù quan chức nào xem mà có trả lời hay không, thì cách đặt câu hỏi như trên, có tác dụng nhận thức và điều chỉnh hành vi của họ rồi, ở chỗ : nó phản tỉnh và từng mục ( a/b/c ) ở câu hỏi này là tương cấp ở những câu hỏi khác. Tôi cho rằng : giới Quan chức nước nào mà đại bộ phận được Dân trả lời ở mục (a) thì đó là nước lớn mạnh, nhân sinh hạnh phúc. Ngược lại ở mục (c) thì khốn khổ khốn nạn cho nhân dân và đất nước đó vô cùng !

Tôi hay xem những sách, bài viết về Putin ( Nga ) , Bush ( Mỹ ) , Chu Dung Cơ ( Trung Quốc )….và một số tên tuổi đẹp khác… Họ sống, làm việc sao mà vô cùng ý nghĩa, thú vị, hào hứng, hữu ích, thật mình…xứng đáng là người có đẳng cấp rất cao trên Thế Giới hay của xã hội họ đang sống!

Tôi lại hình dung đến một số Quan chức khác ( mình biết được với những hoàn cảnh và cách khác nhau ) sao họ hạ đẳng quá thế không biết : vì điều chính yếu là trong họ tổng hợp các chất của : ( Chí Phèo + thằng Bờm + anh Nô + cu Cuội + văn sĩ Hộ + Nghị Hách + Chánh Tổng + Năm Cam )…!  Mấy cái chất này có ở những nước lạc hậu nào???

Ôi quan chức ! Một Xã hội chỉ khác nhau ở giới Quan chức mà thôi!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công việc của chính trị

    23/10/2017Hoàng Hồng MinhĐi một vòng thế giới, bạn sẽ thấy ra rằng người nước Pháp là những nhà vô địch về sử dụng thẻ trả tiền. Vào siêu thị, qua cửa trả vé đường cao tốc, thanh toán tiền đỗ xe… việc trả tiền tự động bằng thẻ trở thành đại trà. Có khi chỉ để trả mấy chục xu.
  • Một ngày làm việc của Putin

    06/11/2013Nguyễn Tất ThịnhÔng Jules Vecne không xuống đáy biển mà viết cuốn ‘Hai vạn dặm..’ thật hay ! Ông Nguyễn Tuân chưa bao giờ vào rừng Cà Mau mà có bài phóng sự về nó rất sinh động… Còn tôi, có những lúc muôn hình dung về điều gì ở đâu í, lại như có thể như hiển hiện, hay là đã từng bắt gặp … Chuyện này tôi viết chỉ mang ý nghĩa: hình dung về con người đời thường và tham khảo phong cách hay ho của một người lãnh đạo đỉnh cao...
  • Trí thức và chính trị

    04/03/2012Vaslav HavelÔng Václav Havel, vừa tạ thế ngày 18 tháng 12 (2011), là một trí thức hiếm hoi: không phải ông tìm cách chen chân vào chính trị mà chính trị đã đẩy ông vào con đường đó. Năm 1998, trong khi đang làm Tổng thống cộng hòa Czech, ông đã đưa ra những suy nghĩ sau đây về những cái lợi và mối nguy hiểm của nghề
    nghiệp của mình...
  • Nhờ cố gắng Chính trị

    09/02/2012Nhà văn Thùy LinhTrong các bài viết của phóng viên thời sự (nhất là trên ti vi) kể về thành tích phát triển của đất nước thường có câu:“nhờ cố gắng chính trị, đồng thời phát huy…nên…”.
  • Chính khách và chính trị

    26/11/2011TS Tô Văn TrườngPhải công tâm đánh giá cao một số vị đại biểu Quốc hội đã biết vượt lên chính mình để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng cử tri về khả năng diễn thuyết, những câu hỏi có chiều sâu, xây dựng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri...
  • Dân chủ và logic Chính trị

    22/06/2011Nguyễn Tất ThịnhTôi lý giải Dân chủ ở khía cạnh khác: Một người mỗi một năm trong cuộc sống, anh ta lớn lên, mưu sinh và lao động…Trong quá trình đó anh ta cần đến nhiều thứ khác, và cần thêm các quyền cho mình để hành sự, để tiếp cận… những điều ‘có được’ nhờ thế nhiều dần, tăng lên…do đó hình thành cái quyền quan trọng là quyền sở hữu và quyền quyết định…
  • Suy ngẫm về cách làm việc của Putin liên tưởng đến Năng lực lãnh đạo

    04/01/2011Nguyễn Tất ThịnhThủ Tướng Nga V.Putin đã có những ngày làm việc vô cùng khẩn trương và căng thẳng cuối năm, thậm chí thông qua giao Thừa bằng tinh thần tận tụy và quyết liệt như bản lĩnh vốn có của Ông. Với ánh nhìn thẳng thắng cương trực và không khoan nhượng, Ông dằn từng tiếng với các Quan chức cấp cao trong Chính Phủ : ‘Không có bất kì ngày nghỉ lễ nào cho đến khi có lệnh mới...
  • Văn minh Chính trị

    23/08/2010Nguyễn Tất ThịnhNhư tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…
  • Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay

    01/02/2010Nguyễn Tiến DũngVăn hóa chính trị là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của văn hóa chính trị không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. Khái niệm văn hóa chính trị nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân...
  • Putin 10 năm quyền lực và chúng ta học được gì?

    10/08/2009Nguyễn Tất ThịnhHôm nay chúng ta nói về V.Putin – Một tính cách Nga điển hình, một nhân cách Chính khách kiệt xuất, một người đàn ông có thể làm thần tượng cho nhiều người – ông ấy đã có đúng 10 năm thành công trên cương vị lãnh đạo tuyệt đỉnh của mình...
  • xem toàn bộ