Dân chủ và logic Chính trị

08:13 SA @ Thứ Tư - 22 Tháng Sáu, 2011

Tôi lý giải Dân chủ ở khía cạnh khác:

Một người mỗi một năm trong cuộc sống, anh ta lớn lên, mưu sinh và lao động…Trong quá trình đó anh ta cần đến nhiều thứ khác, và cần thêm các quyền cho mình để hành sự, để tiếp cận… những điều ‘có được’ nhờ thế nhiều dần, tăng lên…do đó hình thành cái quyền quan trọng là quyền sở hữu và quyền quyết định…Hai thứ Quyền này càng lớn mạnh nếu anh ta càng có ảnh hưởng với Cộng đồng, hay nằm trong thứ hạng cao hơn thuộc bộ máy Nhà nước.

Nhưng rõ ràng, vì nhiều lý do, không phải ai cũng có thể hanh thông như thế. Nên khu trú theo hướng ngược lại, nhỏ dần…chính là đi đến Quyền Cá nhân, thiết yếu nhất, cơ bản nhất, tại đó tất cả mọi người đều giống nhau. Vì rằng : với tư cách hoàn toàn cá nhân ai cũng cần, như là thuộc tính tất yếu một khi đã là Con Người, không thể không thừa nhận hay thủ tiêu đi được. Quyền Cá nhân đó bao gồm tình cảm, tư tưởng, ngôn luận, lựa chọn, mưu cầu sống…là thuộc tính dù đi theo hướng về Cá thể, cũng là hiển nhiên hơn khi đi về Con người xã hội.

Dĩ nhiên Quyền Cá nhân đó tuy thế không tự nhiên mà có mà phải trải qua nhiều ngàn năm Con người tranh đấu trong từng Cộng đồng, với Xã hội khác mới có thể đi đến được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ một cách bình đẳng và phổ quát, chắc chắn nhờ Hiến Pháp, Pháp Luật, tức là thể chế nền tảng nhất nhưng phản ánh tính tiến bộ nhất, sức mạnh xã hội có Nhà nước dành cho mỗi thành viên của nó cái Quyền Cá nhân đó đồng thời phục vụ người dân thực hành nó một cách đúng đắn không gây tổn hại đến Cộng đồng hay kẻ khác.

Vì lẽ đó, Quyền Cá nhân là nhỏ ( xét về chủ thể, nhìn vào những gì cơ bản và thiết yếu ), nhưng sự thể hiện trên thực tế được bao nhiêu lại là vấn đề không hề nhỏ của mỗi Xã hội và Nhà nước của họ. Nhà nước lớn, Xã hội to để làm gì, ra làm sao khi cái Quyền Cá nhân nhỏ nhoi và chính đáng đó lại không thể thừa nhận hay bảo vệ được ? Nhưng rõ ràng Nhà nước không thể cảm nhận hết mọi điều, không thể làm thay mọi người, sống thay ai, không thể lo cho tất cả như nhau và kịp thời mọi lúc. Nên cách thông minh nhất và tiến bộ nhất chính là trao cho mỗi người dân của họ cái sự tự chủ để thực hành cái Quyền Cá nhân của họ. Chính là Dân chủ ! Tuy nhiên đến lượt điều đó lại đòi hỏi cách tổ chức Nhà nước sao cho đạt được mục tiêu Trật tự, ổn định, hài hòa và phát triển chung.

Chính trị đích thực vì thế là phương thức hoạt động mang tính Đại diện + Đại hội + Đại nghị của các ý chí tinh hoa, có ảnh hưởng hay tiêu biểu của mỗi giới trong xã hội để có được sự ảnh hưởng và quyền lực hợp pháp, chính danh, chính nghĩa, chính thống thay mặt giới, đồng thời cam kết phụng sự dân chúng mà được can dự vào việc tổ chức điều hành xã hội trong hình thức và khuôn khổ Nhà nước, nhằm đạt được những mục tiêu trên. Mức độ đảm bảo và thực hành Dân Chủ của người dân, gắn với những mục tiêu đó chính là thước đo duy nhất cho tính xứng đáng và tiến bộ của Chính trị: Riêng Hạnh phúc, Chung An Hòa !

Nhưng thật là…khi Chính trị chứa đựng trong nó 5 logic riêng của nó nhưng được ‘xã hội hóa’ :

  • Quyền của nó là nó có quyền cao nhất, tai hại cho ai mơ hồ về điều này
  • Nó phải nghĩ và bảo vệ Quyền của nó trước khi bị đòi hỏi vì bất kỳ gì khác
  • Quyền của nó là thứ nó dám đánh đổi kể cả chính một phần Thần và Xác nó
  • Quyền của nó đi qua mọi luận thuyết và Tôn giáo, nó xác định Luật Lệ Lý Lẽ
  • Nó không tự giác từ bỏ Quyền của nó khi các Quyền khác không đủ sức mạnh

Nhưng rõ ràng và mạnh mẽ đó là còn thứ Quyền nữa là Quyền của Văn minh ( sức mạnh của Nhân loại tiến bộ ) , Quyền của Thời gian ( sự đào thải những gì phản quy luật ), Quyền của Nhân Quả ( những tác động xấu tự gây ra ) ….Sẽ là điều thêm vào Logic Chính trị, để cuối cùng logic chính trị thừa nhận và đảm bảo thực sự cho Dân quyền là thứ tất yếu để mỗi người thực hiện được Dân Chủ bởi chính họ. Đi đến sự hợp nhất vĩ đại Chính trị & Dân chủ!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Dân chủ công nghệ và ngôn luận chậm cảm

    25/03/2014Nguyễn Vĩnh NguyênCuộc sống của chúng ta đang bị (hay được) vây bủa bởi những làn sóng thông tin. Nhưng vì sao sự va đập của thông tin, sự kiện ngày càng khiến chúng ta bất an nhiều hơn về thực tại xã hội mà mình đang sống?
  • Ba cấp độ của Dân chủ

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtTừ đầu thế kỷ XX, thậm chí đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trình độ nhân dân, dân trí của Việt Nam chưa đủ để hiểu các cấp độ dân chủ của Hồ Chí Minh, chỉ mới đủ điều kiện để hiểu nền dân chủ cơ sở của Hồ Chí Minhnền dân chủ thái độ, thể hiện ở đạo đức và tác phong. Cấp độ thứ 2 của nền dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ cấu trúc. Hồ Chí Minh phải tạo ra, phải cấu trúc ra một nền dân chủ, và dùng cấu trúc ấy để huấn luyện xã hội và huấn luyện các đồng chí của mình thừa nhận dân chủ bằng sự có mặt của các bộ phận hoặc đại diện của các bộ phận dân chúng. Cấp độ dân chủ thứ 3 của Hồ Chí Minh là xây dựng nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa - xây dựng nền dân chủ phổ quát...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Dân chủ thật sự là vấn đề trung tâm, cốt tử của Chủ nghĩa xã hội

    30/10/2010TS. Hồ Bá ThâmDân chủ là quyền lực gắn với lợi ích, quyền làm chủ của nhân dân. Đúng là bao nhiều quyền lực, quyền lợi là ở nơi dân. Dân chủ không chỉ là một hình thái nhà nước mà còn là quyền lực căn bản và quyền lợi chính trị - xã hội của nhân dân, trách nhiệm ý chí và trí tuệ của nhân dân trong tất cả tổ chức xã hội. ..

  • Cộng hòa và dân chủ

    20/10/2010Dr. Mortimer, J. AdlerMột nền cộng hòađơn giản là kiểu chính quyền hiến định trong đó những người nắm quyền là do các công dân chọn lựa. Một chính quyền hiến định là một chính quyền mà trong đó tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được luật pháp xác lập. Đó là một chính quyền của luật pháp hơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó...
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Dân chủ và hiện đại hóa

    19/05/2010Hà Thúc MinhDân chủ đâu phải bây giờ mới có, từ thuở xa xưa lúc con người còn ở xã hội nguyên thủy đã có cái gọi là "chế độ dân chủ" rồi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ xã hội chưa phân chia thành giai cấp cho nên dân chủ ở đây chỉ là loại "dân chủ phi chính trị".
  • Dân chủ và dân trí

    03/03/2010Lê Quý HiềnNgày nay, hai từ "dân chủ" đang được nhắc đến nhiều trong xã hội. Không ít người nghĩ dân chủ là sự thoải mái đóng góp ý kiến, bàn bạc của bất kỳ người dân nào. Trí tuệ của tập thể, của cộng đồng là cần thiết song nói như Lênin: "Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông". Không thể có dân chủ đứng một mình mà đi kèm theo nó phải là dân trí để thành một đôi chân bước trên đường dài, vượt qua những khó khăn, cản trở phía trước.
  • Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ

    26/02/2010Trần Đức Nguyên - Trần Việt PhươngHơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế.
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Dân chủ cơ sở - nhìn và ngẫm

    24/06/2007Nguyễn Chính TâmKhi công khai và minh bạch đã trở thành một điều khoản mà Việt Nam cam kết với thế giới thì cũng chính phương châm này sẽ là phương tiện chính để giải bài toán phát huy dân chủ cơ sở thành công...
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • xem toàn bộ