Phương pháp hỏi - một nghệ thuật lập luận

03:51 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Hai, 2003
Hỏi để bác bỏ

Trong quá trình lập luận, trình bày lý lẽ cho một sự việc, không nhất thiết cứ phải dùng tới các mệnh đề và suy luận theo logic tam đoạn luận Aristote. Phương pháp hỏi được dùng trong không ít trường hợp lại có kết quả tốt hơn, có giá trị hơn những lời khẳng định, và những cách hỏi đó thể hiện rõ trí tuệ của người lập luận.

Để bác bỏ luận đề “Thượng đế là toàn năng và thượng đế sáng tạo ra thế giới” của các nhà thần học kinh viện, Cavnilo hỏi: “Thượng đế có thể tạo ra tảng đá mà ông ta không nhấc nổi hay không?”

Nếu người trả lời chọn một trong hai khả năng, thì kiểu gì cũng anh ta cũng thua. Chọn khả năng đầu “có thể tạo ra được”, sẽ dẫn tới một kết luận là tồn tại tảng đá mà thượng đế không nhấc nổi. Hệ quả của điều này là Thượng đế không toàn năng. Chọn khả năng sau “không thể tạo ra được” thì chính người trả lời đã gián tiếp bác bỏ luận đề Thượng đế là toàn năng.

Có thể tạo câu hỏi dựa vào quy tắc lấy điều không thể để chứng minh điều không thể nhằm vạch ra điều phi lý của đối phương.

Có một truyện dân gian Ấn Độ như sau: ngày xưa, có vị vua Ấn Độ bệnh nặng, thầy thuốc tâu với vua rằng chỉ cần uống sữa bò đực là hết bệnh ngay. Mà sữa này chỉ có nhà thông thái Cabuo mới tìm được (người thầy thuốc nọ vốn thâm thù Cabuo). Tin lời thầy thuốc, nhà vua ra lệnh cho Cabuo đi tìm sữa bò đực. Nhà thông thái này rất lo lắng, chưa biết tìm kế gì để thoát thân. Cô con gái khuyên cha đừng lo, cô sẽ có cách. Hôm sau đang lúc nửa đêm yên tĩnh, con gái Cabuo mang ít quần áo cũ đến bên bờ sông cạnh hoàng cung giặt giũ dưới cửa sổ phòng ngủ quốc vương. Cô cố tình khua động rõ to làm vua không sao ngủ được. Cả giận, nhà vua phái vệ binh bắt cô gái giải về hỏi tội: Cớ sao đang đêm đến đây giặt giũ ầm ầm làm ta không ngủ được? Ngươi có biết tội không?

Cô gái làm như sợ hãi: “Dạ, dân nữ biết. Mong bệ hạ tha tội. Có điều, dân nữ bất đắc dĩ mới phải làm như vậy. Số là, chiều nay cha dân nữ mới đẻ em bé, mà trong nhà chẳng còn quần áo sạch sẽ quấn cho bé nên dân nữ đành phải đi giặt vào lúc này.

- Nói láo! Ngươi chế riễu ta chắc? Ai đời đàn ông lại đẻ con!

- Dạ, nếu bệ hạ có thể hạ lệnh cho người đi kiếm sữa bò đực thì sao đàn ông lại không thể đẻ được ạ?

Nghe vậy, nhà vua cười: Chắc chắn ngươi là con gái của Cabuo rồi. Thôi, về bảo cha ngươi cứ giữ lấy món sữa bò đực cho em bé ông ta vừa đẻ bú nhé!

Thế là Cabuo thoát nạn.

Hỏi để khuyên can

Không biết thì hỏi. Không ai bắt tội một người hỏi vì không biết. Vì thế, những trung thần, cố vấn thường dùng cách hỏi để khuyên can vua chúa, để góp ý khéo léo, tế nhị với cán bộ lãnh đạo cao cấp mà vẫn bảo vệ được cái đầu (hoặc ghế) của mình.

Chuyện xưa: “Con ngựa quý của Tề Cảnh Công bỗng nhiên ốm, lăn đùng ra chết. Vua Tề vô cùng giận dữ, hạ lệnh chặt tay chân người coi ngựa. Đây là một lệnh bạo sát vô lý. Tội để ngựa chết chưa nặng đến mức phải chặt chân chặt tay. Nhiều người muốn can. Vua Tề hăm đe: Ai dám xin cho nó sẽ bị giết. Quần thần xanh mặt, không dám hé răng nữa. Tề Án Anh, để cứu người coi ngựa, bèn nghĩ ra một mẹo hỏi vua. Ông đến trước người coi ngựa, túm tóc anh ta giơ kiếm lên rồi “luận tội”: “Ngươi nuôi ngựa rồi làm ngựa chết. Đấy là tội thứ nhất. Ngươi làm nhà vua vì ngựa chết mà giết người, trăm họ mà biết tất oán hận vua. Đây là tội thứ hai. Chư hầu biết việc này tất sẽ khinh nước ta. Đây là tội thứ ba”. Bỗng ông quay sang hỏi vua Tề: “Tâu Đại vương, có một điều thần chưa rõ, xin Thánh thượng dạy. Thời Nghiêu Thuấn xưa, khi các bậc vua hiền minh này chặt chân tay người, không biết là chặt bên nào trước?”.

Lát sau vua mới hiểu đó là câu hỏi châm biếm, hạ lệnh tha cho người coi ngựa.

Hỏi lại cũng là một cách trả lời

Ngày 26/10/2000, phóng viên báo Pháp Le Figaro đã hỏi Tổng thống Nga V. Putin như sau: “Vùng Cận Đông đang ở trung tâm thời sự, nhưng Nga lại không đóng vai trò gì ở đó cả. Liệu có phải sự vắng mặt của ông tại Hội nghị thượng đỉnh Sharmel Sheikh là bằng chứng cho việc nước Nga không còn là cường quốc?”

Tổng thống Putin: “Tôi xin trả lời câu hỏi của ông bằng câu hỏi: Chẳng lẽ ở đó người ta đã giải quyết được vấn đề gì sao?”.

Một lần Kalinin, một lãnh tụ Cộng sản Nga, giảng giải cho các đại biểu nông dân về tầm quan trọng của liên minh công nông. Giảng giải đã cặn kẽ, nhưng có người vẫn chưa hiểu. Một người hỏi: Với chính quyền Xô Viết thì bên nào quý hơn, công nhân hay nông dân? Kalinin hỏi lại: Với một người thì chân nào quý hơn, chân phải hay chân trái?

Đêm giao thừa năm 1831, tại một sảnh đường, nhà vật lý người Anh M. Faraday làm một thí nghiệm để chứng minh rằng từ trường có thể sinh ra điện. Khung dao động liên tục quay giữa hai cực nam châm và điện kế từ từ nhích khỏi vạch 0. Mọi người rất thán phục. Nhưng một mệnh phụ cười mỉa:

- Thưa ngài, món đồ chơi này dùng để làm gì vậy?

- Thưa phu nhân, đứa trẻ mới đẻ thì dùng được việc gì? Faraday nghiêng mình hỏi lại. Và một tràng vỗ tay tán thưởng vang lên.

Hỏi lại - một nghệ thuật né tránh trả lời rồi chuyển lại cho đối phương một câu hỏi tương tự, một câu hỏi khó.

Có giai thoại sau: Tiền Ích Khiêm, viên thượng thư bộ Lễ triều đình nhà Minh, nhưng đầu hàng nhà Thanh, có người cháu gái sau mãn tang chồng đã tái giá. Gặp cháu, ông ta hỏi móc: “Hai lần cưới đều là cưới, lần trước trống nhạc vang trời còn lần này sao im ắng vậy?” (theo tục lệ địa phương, trong lễ cưới tái giá không có trống nhạc).

Cô cháu biết người cậu hỏi mỉa về nhân thân của mình. Theo đúng cách của người cậu, cô hỏi lại: “Hai lần cậu đến mừng đám cưới cháu, lần trước cậu mặc áo cổ tròn, còn lần này sao lại đính móc?” (y phục quan lại nhà Minh mặc áo cổ tròn, y phục nhà Thanh mặc áo đính móc). Người cậu cúi gằm mặt im lặng.

Hỏi để chứng minh chân lý thuộc về mình

Chất vấn về sự thiếu nhất quán của đối phương để bác bỏ luận điểm của họ và do vậy bảo vệ được mình. Những chính khách, những người ra trước vành móng ngựa rất hay dùng biện pháp này.

Vào thập niên 30, ở Trung Quốc có sự kiện “Thất quân tử”: Chính quyền Quốc dân đảng bắt 7 nhân sĩ yêu nước chủ trương chống Nhật, định gán cho họ tội liên kết với cộng sản chống lại chính phủ. Tại phiên toà, một trong 7 nhân sĩ này là Trâu Thao Phấn đã chất vấn như sau:

“Chúng tôi gửi điện đề nghị Trương Học Lương chống Nhật mà khởi tố chúng tôi câu kết Trương, Dương làm binh biến. Chúng tôi cũng gửi điện như vậy cho Chính phủ Quốc dân thì tại sao không nói chúng tôi câu kết với Chính phủ Quốc dân? Đảng Cộng sản viết thư công khai cho chúng tôi mà khởi tố chúng tôi câu kết với Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản cũng viết thư công khai cho Tưởng uỷ viên trưởng và Quốc dân đảng, vậy thì phải chăng Tưởng uỷ viên trưởng và Quốc dân đảng cũng câu kết với Đảng cộng sản?” (Tới đây, những người dự phiên toà cười vang).

Trâu Thao Phấn đã chất vấn vào một mâu thuẫn logic để bác bỏ lời buộc tội: Cùng một hành động A, tại sao người này thì dẫn tới kết luận B, còn với người khác thì không? Do vậy, lời buộc tội không có giá trị.

Trong cuộc sống chúng ta luôn cần tới sự lập luận. Đặt câu hỏi cũng là một cách lập luận. Có bao giờ bạn dùng câu hỏi để bày tỏ ý kiến của mình không?


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 10 câu hỏi sự chia sẻ cho hành trình cuộc sống

    26/07/2017Phương Liên - Minh ĐứcÝ thức về sự huyền bí là cảm xúc tuyệt vời nhất bạn có thể có được. Đó là sự phân vân khi đứng giữa đôi bờ chống chếnh giữa sự thật nghệ thuật và sự thật khoa học. Những ai không hề biết đến, chẳng còn thắc mắc, cũng không còn ngạc nhiên, người đó chẳng khác gì đã chết, với đôi mắt đã mù.
  • Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam

    06/01/2016Dương Trung QuốcNgót 65 năm sau, đọc lại tường thuật phiên chất vấn đầu tiên của QH mới thấy giá trị của cái nền móng truyền thống của thế hệ những người gây dựng nền Cộng hoà Dân chủ quý giá đến dường nào. Cho dù QH và thể chế dân chủ của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng có những giá trị mà đến nay ta còn phải phấn đấu nhiều mới nối gót được người xưa...
  • Chia sẻ 4 câu hỏi cuộc đời quan trọng

    04/08/2010Bùi Quang MinhQua trải nghiệm cuộc sống của nhiều người, tôi nhận thấy có sự khác biệt về quan điểm đối với vấn đề Hạnh phúc, Thành Đạt, Cái Tôi và Giá trị sống. Nếu phát biểu rõ ràng, chia sẻ quan điểm và hiểu rõ cách sống của nhau, đối chiếu được những triết lý sâu xa của các đạo cũng như chiêm nghiệm của những người từng trải sẽ vô cùng hữu ích...
  • Hỏi và Đáp - hai thao tác cơ bản trong học tập và nghiên cứu

    11/04/2014Bùi Quang MinhHỏi và Đáp là hai mặt căn bản của quá trình con người tư duy. Đứng trước những điều chưa biết, chưa hiểu, hay hiểu chưa chắc chắn, rất tự nhiên chúng ta đều tự đặt ra cho mình một hay nhiều câu hỏi...
  • Câu hỏi của một người trẻ

    29/08/2013Nguyễn Vũ LamVì sao trước kia, khi con người còn nhiều thiếu thốn và cả khi đứng trước sống chết trong chiến tranh mà lòng người vẫn tràn ngập niềm tin và hạnh phúc.
  • Cú đạp và những câu hỏi

    22/07/2011Nguyễn Quang ThạchVề phần tôi, Cú đạp giữa thanh thiên bạch nhật đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ, tuy nhiên, tôi chỉ nêu vấn đề ở dạng câu hỏi...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Đặt câu hỏi để hiểu thêm một vấn đề

    01/09/2010Nguyễn Tất ThịnhCách đặt câu hỏi dựa trên đối chứng với những điều hiển nhiên, hoặc được xã hội cho là đúng, hoặc dựa trên những hiểu biết đã được xác định của chính Bạn sẽ củng cố cho Bạn câu trả lời về một số điều Bạn có quan tâm. Là Công Dân không ai không quan tâm đến những vấn đề lớn của Quốc Gia. Như ông Trương Đình Tuyển gần đây phát biểu: cần mạnh mẽ xã hội hóa tinh thần phản biện và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước
  • Đặt câu hỏi lớn

    21/08/2010Lý LanĐúng ra thì biệt danh Giáo sư Câu Hỏi trở nên phổ biến từ khi tụi tôi sửng sốt đọc cái đề bài thi giữa học kỳ của ông: “Hãy đặt ra những câu hỏi lớn.”. Bọn sinh viên ngơ ngác: Câu hỏi về cái gì? Như thế nào là câu hỏi lớn? Đặt ra những câu hỏi lớn… như thế nào?
  • Bởi đất nước mang hình dấu hỏi...?

    19/06/2010Nguyễn Lương Hải Khôi (Tokyo)“BÁO CÁO GIẢI TRÌNH BỔ SUNG Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh” viết ngày 4/6/2010 mà Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội chứa dựng những phi logic nghiêm trọng...
  • Học hỏi từ câu chuyện về các nhà khoa học đoạt giải Nobel

    27/05/2010Trần Thanh Sơn – Trần Nhật Minhgay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ. Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc...
  • Câu hỏi độc ác từ những đứa trẻ

    16/03/2010Vương ThảoRồi đến một ngày, chúng sẽ đứng trước xã hội một cách ngạo mạn, hống hách và ác độc cất tiếng đòi hỏi và đe dọa xã hội bằng bạo lực. Và nếu không được xã hội thỏa mãn những dục vọng của mình, chúng sẽ tàn phá xã hội một cách không thương tiếc...
  • Những câu hỏi cuộc đời

    03/08/2009Nguyễn Tất ThịnhThời gian sống của mọi người chúng ta dành cho những nhu cầu, yêu cầu và mưu cầu, ngoài ra cho điều rất quan trọng nữa là suy ngẫm về nó, các bạn ạ!
  • Là quản lý, nên hỏi tại sao?

    04/12/2007Đỗ Xuân HòaĐối với nhà quản lý, hỏi "Tại sao?" để truy tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là một kỹ thuật cần thiết. “Tại sao?" là câu hỏi đắc dụng giúp nhà quản lý tìm ra bản chất hay nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề...
  • Tự hỏi mình

    30/06/2007Châu Giang, theo Leadership wiredThỉnh thoảng, trên hành trình trở thành nhà lãnh đạo thực sự, hãy nghỉ chân và tự hỏi xem liệu bạn có đang đi đúng đường hay không...
  • Hỏi và trả lời

    28/11/2005Nhà văn Nguyễn Quang ThânNgười dân không biết điều gì thì hỏi, cán bộ biết thì giải thích, giải thích không thông dân lại chất vấn và lại trả lời. Dân tin mới hỏi. Người trả lời thật lòng, không sĩ diện giấu dốt, cũng không thủ đoạn đối phó với dân. Ôi...
  • Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

    14/10/2005Tr. Anh (Theo TST)Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...
  • xem toàn bộ