Tự hỏi mình

05:15 CH @ Thứ Bảy - 30 Tháng Sáu, 2007

Thỉnh thoảng, trên hành trình trở thành nhà lãnh đạo thực sự, hãy nghỉ chân và tự hỏi xem liệu bạn có đang đi đúng đường hay không.

* Tôi có đang đầu tư vào bản thân?

Đây là câu hỏi về sự phát triển cá nhân.

Những người ham học hỏi có những đặc điểm:

- Họ phát triển một kế hoạch phát triển cá nhân.

- Họ có thái độ tiếp thu.

- Họ đầu tư vào các nguồn lực hướng đến phát triển và các mối quan hệ.

- Họ liên tục rời khỏi những môi trường hài lòng.

- Họ nắm bắt những điều họ học được bằng việc áp dụng kiến thức của họ.

- Họ nghĩ về những điều họ học được và biến kinh nghiệm thành hiểu biết.

- Họ truyền đạt những gì họ học được với những người khác.

* Tôi có thực sự yêu quý những người khác?

Đây là một câu hỏi về động cơ.

Các nhà lãnh đạo nhìn thấy trước khi những người khác thấy, họ nhìn thấy nhiều hơn những người khác có thể nhìn. Vì các nhà lãnh đạo nhìn ra vấn đề trước nên họ có thể bị cám dỗ vào việc lợi dụng người khác. Các nhà lãnh đạo tập trung vào bản thân dùng mánh khoé khi họ lôi kéo mọi người vì lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo thực sự động viên bằng việc thu hút người khác vì lợi ích của đôi bên. Họ đặt những điều tốt nhất lên người khác, trước khi lên bản thân họ.

* Tôi có làm những cái tôi thích và có thích cái tôi làm không?

Đây là câu hỏi về đam mê.

Bạn sẽ không bao giờ hoàn thành tốt công việc mà bạn coi thường. Bạn không làm gì tốt trừ khi nó bắt nguồn từ trái tim bạn. Nếu bạn đi làm chỉ để thực hiện đúng chức năng, bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt. Để trở thành người tạo ra khác biệt, bạn phải mang đam mê, sự gắn kết và quan tâm đến nghề nghiệp của mình. Đam mê tạo cho bạn lợi thế hơn nhiều người khác.

* Tôi có đầu tư đúng thời gian với đúng người?

Đây là câu hỏi về mối quan hệ.

Hầu hết mọi người có thể vạch ra thành công và thất bại với các mối quan hệ trong cuộc sống của họ. Hãy biết lựa chọn người bạn sẽ hợp tác cùng trong hành trình lãnh đạo. Lựa chọn bạn đồng hành với sự cam kết với sự phát triển cá nhân, thái độ lành mạnh và có tiềm năng lớn.

* Tôi đang duy trì điểm mạnh của tôi?

Đây là câu hỏi về hiệu quả.

Các nhà lãnh đạo hiệu khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh của họ. Không phải cái gì bạn cũng biết. Giao phó bớt cho người khác những điều họ có thể làm để bạn có thể tập trung vào những điều chỉ bạn mới có thể đóng góp cho tổ chức.

* Tôi có đưa những người khác tới cấp độ cao hơn?

Đây là câu hỏi về nhiệm vụ.

Các nhà lãnh đạo sẽ nhân lên giá trị ở những người khác. Các nhà lãnh đạo tăng giá trị của những người khác cũng sẽ tăng giá trị của chính họ lên.

Mục sư Martin Luther King đã nói: "Câu hỏi cấp thiết nhất của cuộc sống là: bạn đang làm gì cho những người khác?".

* Tôi có quan tâm đến hôm nay?

Đây là một câu hỏi thành công.

Bí quyết thành công được xác định bằng chương trình làm việc hàng ngày. Thói quen cuộc sống của bạn có đưa bạn tới thành công hay làm lãng phí thời gian của bạn? Hãy nghiêm túc bằng việc để ý mỗi ngày.

* Tôi có dành thời gian để suy nghĩ?

Đây là câu hỏi về sự lãnh đạo.

Một phút suy nghĩ còn đáng giá hơn cả một giờ nói chuyện. Dành thời gian để suy nghĩ sẽ cho bạn sống có mục đích. Đừng để cuộc sống đi theo lối mòn hoặc để mong đợi của những người khác xác định bạn. Làm chủ cuộc đời bạn bằng việc làm rõ thời gian dành để suy nghĩ.

* Tôi có đang phát triển các nhà lãnh đạo?

Đây là câu hỏi về di sản.

Bài kiểm tra cuối cùng cho một nhà lãnh đạo không phải là liệu người đó có đưa ra một quyết định thông minh hay một hành động quyết đoán hay không, mà là liệu ông ta hay bà ta có dạy cho người khác trở thành lãnh đạo và xây dựng một tổ chức mà có thể duy trì thành công của nó khi ông ta hay bà ta không ở đó hay không. Các nhà lãnh đạo thực sự đặt cái tôi sang một bên và cố gắng để tạo ra những người tiền nhiệm mà có thể vượt qua họ.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Quyết đoán - chìa khóa lãnh đạo thành công

    04/05/2007Các nhà nghiên cứu tìm thấy các nhà lãnh đạo thường mất điểm khi cần tới sự quyết đoán, khi đó họ hoặc là quá cứng nhắc hoặc là quá dễ dãi. Điều này sẽ gây tổn thất cho Công ty do tỷ lệ bỏ việc cao và năng suất lao động thấp.
  • Tám đức tính để lãnh đạo

    29/10/2006Nguyễn Công Phú, Tổng giám đốc Apave Việt Nam và Đông Nam ÁTrong môi trường kinh tế quá độ, một số lãnh đạo doanh nghiệp hay biện minh cho hành động hoặc triết lý hành động của mình bằng câu: “Thương trường là chiến trường”.Nhận thức trên chỉ đúng trong một bối cảnh, một khoảng thời gian ngắn và cá biệt. Bởi lẽ lịch sử đã chứng minh rằng hòa bình và phát triển bền vững để giàu mạnh, hạnh phúc là điều mong muốn của con người.
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Lãnh đạo và quản lý mọi người

    30/09/2006Trong một tổ chức, chúng ta phải làm việc cùng mọi người và cho mọi người. Để mỗi người có thể đạt được mục đích của mình, mỗi cá nhân cần phải phối hợp với nhau một cách hiệu quả. ...
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ biết và làm

    21/04/2006Xuân NguyễnBạn đã từng lèo lái một bộ phận hay một tổ chức vượt qua những thời kỳ khó khăn, tưởng chừng như đứng bên bờ vực phá sản? Bạn đã đưa Công ty của mình từ chỗ vô danh thành một tên tuổi lớn trên thương trường? Bạn rất tự hào với những trải nghiệm đó. Nhưng một nhà lãnh đạo thì không chỉ có thế...
  • Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

    23/03/2006Phạm Mạnh HàBối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý...
  • 8 lời khuyên cho người lãnh đạo dũng cảm

    31/10/2005Huỳnh Hoa lược dịch, Alice DragoonNgười lãnh đạo dũng cảm cần giữ được thăng bằng giữa việc thúc đẩy cải tổ và sự bảo đảm rằng tổ chức của mình sẽ chấp nhận. Dưới đây là những chiến lược mà nhiều người trong 100 giám đốc công nghệ thông tin (CIO) được tôn vinh năm nay đã sử dụng...
  • Sự bùng nổ nghệ thuật lãnh đạo quản lý kinh doanh hiện đại

    04/10/2005Nguyễn Thuỳ TrangTrong nửa cuối của thế kỷ 20, một loạt các công ty mới được ra đời trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ sinh học, máy tính, thời trang, bất động sản, đồ ăn đến dịch vụ phân phối. Các công ty lớn như Microsoft, American Online, Federal Express, Stabucks… đã trở thành các nhãn hiệu có tên tuổi và được ưa chuộng. ...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • “Tư duy lãnh đạo trường tồn và phát triển...”

    02/07/2005Tuấn AnhLần đầu tiên tại VN, ông Brian Bacon - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Học viện lãnh đạo Oxford (Anh Quốc), một diễn giả hàng đầu thế giới về kỹ năng lãnh đạo đã có buổi nói chuyện trước 200 doanh nhân, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý với chủ đề "Tư duy lãnh đạo để trường tồn và phát triển trong một thế giới đầy biến động". DĐDN đã có cuộc PV ông xung quanh nội dung này...
  • Xây dựng phong cách lãnh đạo

    11/11/2003Quản trị không đơn thuần giống như việc xử lý một đơn đặt hàng. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng phong cách lãnh đạo là nhân cách và uy tín. Những nhân tố khác như tình thương, sự nhạy cảm, tính độ lượng và nhân từ cũng là những yêu cầu rất quan trọng.
  • xem toàn bộ