6 dạng câu hỏi lập luận
Biết cách đặt những câu hỏi lập luận chính là cốt lõi của tư duy phê phán.
Do sự cập nhật nhanh chóng của thông tin cũng như những tiến bộ trong khoa học và công nghệ diễn ra từng ngày, mọi người luôn phải mở rộng tầm hiểu biết của mình ngoài việc chỉ đơn thuần dựa trên những thông tin và kiến thức căn bản có sẵn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công việc.
Rất nhiều bài tập huấn luyện được thiết kế để giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy chủ động và biết phê phán. Đây là một quá trình mà mỗi con người dựa vào đó để phản ánh, tiếp cận và đánh giá các vấn đề thông qua ý tưởng và hành động của người khác và chính bản thân họ.
Biết cách đặt những câu hỏi lập luận chính là cốt lõi của tư duy phê phán. Và hiện nay với mục đích giúp người học rèn luyện và phát huy được khả năng này người ta đã thiết kế những bài tập về nhà dựa trên những câu hỏi lập luận của R. W. Paul:
1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề:
• Tại sao bạn lại nói như vậy?
• Chúng liên quan gì đến cuộc thảo luận này?.
• Bạn nói thế là có ý gì?.
• Chúng ta đã biết được những gì về...........?
2. Câu hỏi để thăm dò các giả định:
• Chúng ta có giả thiết nào khác không?
• Bạn có thể xác minh hay phủ định được giả thiết này không?
• Bạn có thể lý giải việc đưa ra kết luận này không?
• Điều gì sẽ sảy ra nếu.......?
• Bạn đồng ý hay không đồng ý với kết luận này?
3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng:
• Bạn có thể đưa ra ví dụ nào không?
• Điều này có thể tương đương với điều gì?
• Bạn có biết được nguyên do của nó không?
• Bạn có bằng chứng gì cho câu trả lời của bạn không?
4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề:
• Có gì khác thay thế được không?
• Có cách nào khác để tiếp cận vấn đề không?
• Bạn có thể lý giải tầm quan trọng của nó được không?
• Nó có lợi ích gì và ai sẽ được hưởng những lợi ích đó?
5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó:
• Bạn có thể khái quát nó như thế nào?
• Kết quả của gỉa thiết này là gì?
• Bạn định nói đến điều gì?
• Nó có ảnh hưởng như thế nào?
• Nó có liên quan gì đến những thứ chúng ta đã biết không?
• Vì sao nó lại quan trong?
6. Câu hỏi về chính câu hỏi:
• Mục đích của câu hỏi này là gì?
• Bạn có biết tại sao tôi hỏi câu này không?
• Những câu hỏi này có giúp gì chúng ta trong cuộc sống không?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu