Hỏi và trả lời

04:46 CH @ Thứ Hai - 28 Tháng Mười Một, 2005

“Nhớ nắng chiếu đột kích mấy hàngcau
Nhớ khai hội yêu cầuchất vấn
Nhớ mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa”.

Nhà thơ Hồng Nguyên đã mô tả không khí dân chủ trong những ngày đầu cách mạng và kháng chiến.Hồi đó, cán bộ, bộ đội sống trong lòng dân theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng của từ này. Người dân không biết điều gì thì hỏi, cán bộ biết thì giải thích,giải thích không thông dân lại chất vấn và lại trả lời.Dân tin mới hỏi. Ngườitrả lời thật lòng, không sĩ diện giấu dốt, cũng không thủ đoạn đối phó với dân. Ôi, những ngày tập sự dân chủ mới đẹp làm sao.

Một thủ thuật sư phạm có hiệu quả để kiểm tra trình độ học sinh là môn thi vấn đáp. Đã thi viết rồi nhưng thầy muốn biết chắc chắn hiểu biết thực chất của học trò thì phải hỏi trực tiếp.Lúc đó học trò không sách vở, không sổ tay, không phao, không quay cóp. Các em phải phản ứng ngay, chứ không phải “trí khôn của tôi để ở nhà” như con hổ trong truyện cổ tích.Các cuộc họp báo cũng ý nghĩa nghĩa như thể. Độp một cái phải trả lời ngay,không có thì giờ biến báo, thì người ta dễ "nói thật”.Các nhà báo rất thích phỏng vấn miệng vì nhờ đó mà họ được gần với sự thật hơn.Bởi vì cuộc săn tìm sự thật bao giờ cũng cam go, không chút dễ dàng. Nhờ hỏi và trả lới mà cả hai bên đều biết rõ nhau hơn.

Những cuộc tranh luận có thể hài hòa haygay gắt. Nhưng tất thẩy đều có mục đích tìm ra sự thật và giải pháp cho những vấn đề mắc mớ. Không có lý do gì để mà sợ, mà hạn chế tranh luận. Một xã hội, một tập thể thiếu tranh luận, suy nghĩ một chiều thì giống như cái bánh xe, nếu không quay nó sẽ nằm xuống đất. Trì trệ lạc hậu, đói thông tin, thiểu đồng thuận, ung nhọt xã hội một phần cũng từ đó mà ra. Trong những cuộc chất vấn ở Quốc Hội vẫn thấy một số người "đọc” các câu hỏi và số khác "đọc" các câu trả lời, chứng tỏ người hỏi cũng như người đáp chưa nhập tâm, chưa thật máu thịt với vấn đề mình quan tâm tâm. Không khí thành cứng ngắc, vấn đềcó nóng mấy cũng trở thành nguội lạnh.

Thực ra đọc hay nói chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề mà người ta đã có được "văn hóa tranh luận” làm các cuộc tranh luận xanh tươi mãi như cây đời hay chưa mà thôi.Đó làđiều phải học và phải thực tâm với nhau mới có được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Hữu – tả có gì khác?

    21/10/2013Nguyễn Chính Viễn – Bùi ThậtTả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Hứa hay thề?

    21/11/2005Tương LaiChuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi trẻ ngày 15-11-2005: “Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?”.
  • Đã bắt đầu bàn chuyện thiết thực

    17/11/2005100% thành viên Chính phủ tán thành bỏ việc cấp phép lập website, chỉ yêu cầu đăng ký. "Biết là không cản được, nhưng làm như vậy cũng có phần răn đe trong đó"...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Căn bệnh xuê xoa

    26/10/2005Diệp Văn SơnMột trong những rào cản kìm hãm sự phát triển lâu nay là những bất cập trong bộ máy hành chính nhà nước, mà "thủ phạm" trong bộ máy đó không ai khác là các công chức thoái hóa biến chất, gây phiền hà, nhũng nhiễu!
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Bức xúc ở chỗ khác!

    17/08/2005Trần Bạch ĐằngChung quanh dự thảo Luật Phòng và chống tham nhũng mà Quốc hội đang yêu cầu nhân dân góp ý kiến, nổi lên một số cách nhìn và giải quyết thực tế khác nhau. Về phòng và chống, hai phạm trù bản thân đã có vấn đề.

  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ