Lao công của nghề viết?
Khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước, văn học nữ giới là một xa xỉ phẩm của xã hội phương Đông, thậm chí còn bị hiểu đơn giản là những người đàn bà viết văn, hoặc chống lại xã hội phụ quyền. Tất nhiên là đàn bà viết văn, nhưng văn học nữ giới không phải chỉ có vậy, và không phải chỉ cần có vậy. Từ lúc nào vị trí người phụ nữ viết và người phụ nữ đọc lại cùng được nhắc tới nhiều hơn, không phải là vào lúc kinh tế phát triển, giáo dục nâng cao, ý thức xã hội đã thừa nhận tiếng nói mạnh mẽ của giới tính nữ hay sao? Và kinh tế phát triển với những người phụ nữ có thu nhập, có khả năng chi tiêu, đã làm cho ngành công nghiệp văn hoá để ý và quyết định kiếm chác trên họ, bằng cách văn hoa nhất là văn học?
Đàn bà mắc mưu những ông trùm sách, cho nên đàn bà trở thành lao công của nghề viết và cũng thành người tiêu thụ sản phẩm hào hứng nhất của văn học nữ giới. Trong quá trình đó, người viết tìm thấy mảnh đất màu mỡ của chuyện tình, lãng mạn, bi kịch, giải phóng khao khát, xác lập lại vị trí và mối quan hệ (trên lý thuyết) với xã hội đàn ông. Và người đọc cũng tìm thấy thú vui, gần như say sưa với những câu chuyện gần gũi với đời sống và quan tâm của mình hơn, về hôn nhân, về tình, về yêu, về làm vợ, về tìm kiếm, về cuộc sống, về tư duy theo cách của giống cái, như thể người đọc và người viết chia sẻ được cuộc sống với nhau.
Có một thời gian, khoảng cuối của thế kỷ 20, những người bình sách và phê bình văn học dường như không hẹn mà cùng, trên nhiều mảnh đất khác nhau của châu Á, quan tâm tới những người viết nữ, những đề tài mang đậm dấu ấn giới tính, mà nổi bật là linglei của Trung Quốc.
Những tập tản văn, tạp bút, du ký, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm cuộc sống của những cây bút nữ không những tạo được sức hút với số đông bạn đọc nữ mà còn là “con gà đẻ trứng vàng” đối với những nhà kinh doanh sách |
Những phát ngôn mạnh mẽ, những hình ảnh và ngôn từ táo bạo trong văn, thật như thể được bê thẳng từ cuộc đời vào, làm những nhà phê bình và cả độc giả đều lập tức nhận ra, không thể chỉ dùng giới tính hay chủ nghĩa nữ quyền để phân tích về văn học nữ giới.
Nhưng đầu óc người đọc thường lười biếng, khi buộc phải xếp văn học nữ giới vào một khoảnh nào đó trong tủ sách (hoặc trong nhận thức) của mình. Thường ta sẽ nhìn nhận nhà văn nữ và tác phẩm văn học nữ giới như sau: đàn bà, sến, đời thường. Tất nhiên ấn tượng chung là người viết nào hoặc tác phẩm nào của văn học nữ giới cũng ít nhiều có một hoặc vài đặc điểm ấy, có vậy mới thu hút được bạn đọc cùng giới. Thế nhưng, thành tựu của văn học nữ giới được giải thích đơn giản vậy thôi sao?
Ưu điểm của văn học nữ giới chính là tinh thần phụ nữ. Những đề tài tưởng như nhàm chán bởi bị thu hẹp quanh quẩn hôn nhân, tình yêu, gia đình, sự nghiệp, con cái... lại được làm phong phú bởi bề sâu cảm xúc và chiêm nghiệm theo cách rất phụ nữ. Văn chương cũng thu hút bởi thân phận người trong đó. Mà còn nhà văn nào nói về thân phận mùi mẫn hơn nhà văn nữ tự kể chuyện đời?
Nhược điểm thì là đây: Trong tác phẩm, nếu nhân vật bỏ việc để ở nhà phụng sự đấng lang quân, bạn là người phụ nữ yếu đuối, bạc nhược. Còn nếu bỏ chồng rồi theo đuổi sự nghiệp cho tới thành công, bạn là người phụ nữ tân tiến, tích cực. Rất nhiều tác phẩm văn học nữ giới đã rạch ròi tốt – xấu, yêu – ghét theo kiểu đó. Sau khi nắm được một sợi dây ý tưởng, người viết rất dễ dàng bê y nguyên những cảm nhận, kinh nghiệm, đời mình vào văn. Và sự mẫn tiệp của người phụ nữ viết không cứu được tác phẩm bị xếp vào loại... sách đàn bà!
Thậm chí trong một số phê bình văn chương tại Trung Quốc và Đài Loan, người ta còn dành thêm một thể loại văn học để phân loại văn học nữ giới, đó là món “đặc sản” mang tên “văn học rẻ tiền”, không phải với ý chê bai, mà là miêu tả thực tế: truyện giải trí, tình tiết đơn giản dễ hiểu, giá trị văn học cũng như giá bìa đều không “đắt”.
Tuy vậy, những ông trùm sách không bao giờ bỏ rơi con gà đẻ trứng vàng này. Bán chạy hàng đầu trên thị trường sách văn học, cho dù ở bất kỳ quốc gia nào, không phải là những tác phẩm đoạt giải Nobel văn học, mà là những tập tản văn, tạp bút, du ký, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm cuộc sống của những cây bút đàn bà.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh