Văn chương trải nghiệm đàn bà

01:31 CH @ Thứ Tư - 30 Tháng Bảy, 2008

Ngày 22/10, nhà văn Doris Lessing kỷ niệm sinh nhật lần thứ 88 bằng món quà “ trên cả tuyệt vời “ với một người cầm bút: giải Nobel văn học 2007. Lễ trao giải sẽ diễn ra và ngày 10/12/2007 tại Stockholm, Thụy Điển. Điều đặc biệt là Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã chọn The Golden Notebook - tiểu thuyết hậu hiện dại xuất bản…năm 1962 của Lessing, để vinh danh bà, bởi đây là một tác phẩm tiên phong về quan hệ nam nữ.

Cảm giác của bà khi được Viện Hàn Lâm Thụy Điển tôn vinh là “ tác giả của những trang viết giàu tính sử thi về trải nghiệm của nữ giới, có tầm bao quát bên ngoài những trang viết”.
Đây là một kỉ niệm đẹp và một niềm sung sướng trong đời tôi. Một số phóng viên đã báo tin - vui - đến - chậm này cho tôi. Giải Nobel mang lại uy tín, và thanh thế mà không phải giải thưởng nào cũng có được . Tôi đã nằm trong danh sách đề cử giải này suốt 40 năm.. Những trang viết đậm nét cá tính của tôi tưởng chừng chỉ nhận được sự thờ ơ của Viện Hàn lâm, vậy mà nay đã khác… Làm sao không vinh hạnh khi biết mình trở thành người phụ nữ thứ 11 đoạt giải trong 106 năm lịch sử giải Nobel, đồng thời cũng là người cao tuổi nhất nhạn Nobel văn chương!.

- Khi viết The Golden Notebook, bà đã muốn nó “ hơn cả một cuốn tiểu thuyết”.

Tôi tự thấy đấy là một cuốn tiểu thuyết phức tạp, pha trộn cách kể chuyện với đưa tin, thuật lại giấc mơ và nhật kí. Tác phẩm kể câu chuyện của Anna Wulf - một Tiểu thuyết gia gặp nhiều trắc trở viết về Châu Phi, chính trị, tình dục và những giấc mơ… Tôi muốn chọc thủng những thành ngữ định kiến về những vấn đề này.

- Bà không giấu quá khứ, kể cả chuyện bà đã từng nghỉ học năm 13 tuổi. Bà không ngại bạn đọc sẽ đánh giá bà qua trình độ học vấn?

Tôi đã bỏ học của một nữ tu viện năm 13 tuổi để vào “ trường đời” . Từ đó tôi bắt đầu cuộc mưu sinh, không nề hà từ trông trẻ, trực tổng đài đến viết tốc ký, kể cả làm báo. Những trang viết, mỗi tác phẩm thể hiện năng lực của nhà văn chứ không phải bằng cấp của người ấy.

- Một câu hỏi “ muôn thửa”: Tại sao bà bén duyên với văn chương? Bạn đọc không mong đợi nhận được câu trả lời thường tình đâu.

Đó là việc mà tôi phải làm, nếu không tôi sẽ điên mất. Nếu lúc nào đó tôi không viết được, nghĩa là tôi đang trong tình cảnh rất tệ.

- Từ tác phẩm đầu tay cuả bà - The Grass is Singing, bạn đọc có thể cảm nhận được bà thường hay viết về những mối quan hệ giữa các giai cấp khác nhau, trong bối cảnh Châu Phi…Có thể cho biết nguyên do?

Tôi lớn lên tại Miền Nam Rhodesia (Ba Tư), đã sống trên những vùng đất thuộc địa. Từ đó, tôi bắt đầu có tư tưởng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Tôi cũng chống chiến tranh vũ khí hạt nhân. Bạn biết đấy, đã có lúc tôi bị cấm đặt chân đến Nam Phi và Zimbawe. Nhưng không chỉ có thế, sách của tôi còn có cả những đề tài tâm linh và khoa học viễn tưởng, trải nghiệm của nhà văn….

- The Clefts - cuốn tiểu thuyết mới nhất của bà viết về một thế giới không có đàn ông - một yếu tố thu hút sự tò mò cao độ của người đọc. Bà có chủ định như thế?

The Clefts, được viết bằng ngôn ngữ trần trụi, đến nỗi một nhân viên sửa morat tại nhà in quá sốc và không thể hoàn thành phần việc của anh ta. Với tác phẩm này, tôi muốn lý giải nguồn gốc con người là do phụ nữ và chỉ một mình phụ nữ tạo ra. Đó là một thế giới chỉ có đàn bà. Nhưng cần phải nói ngay không phải là đồng tính nữ. Bởi họ sống không cần tình dục, không đàn ông. Những đứa bé được sinh sản vô tính, chúng tự nhiên chào đời, chẳng ai làm gì hết. Một ngày những đứa bé trai ra đời, bị quẳng vào vách đá… Nhưng bày đàn nam giới cũng hình thành. Dù ghê tởm đàn ông, nhưng phụ nữ lại không cưỡng được sức thu hút của họ. Sau đó một cô gái đã liều mạng bước vào thế giới đàn ông.

- Bà nghĩ gì về đàn ông khi viết một tác phẩm như vậy?

Tôi cho rằng đàn ông là một phát minh mới hơn của tạo hóa. Đàn ông có nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng lại không đáng tin. Phụ nữ không nên trông đợi nhiều ở đàn ông. Đàn ông thường thiếu chính chắn và thiếu ổn định. Liệu có thể cải thiện gen, nhiễm sắc thể của đàn ông để họ chính chắn hơn?

- Nói như thế chẳng phải bà đang miệt thị đàn ông?

Tôi không có ý đó đâu. Nếu coi thường đàn ông, tôi đã không lấy chồng. Dù rằng hai cuộc hôn nhân của tôi sớm tan vỡ.

- Là một nhà văn có nhiều trải nghiệm qua nhiều thời kì, bà có những suy nghĩ gì về tương lai của văn hóa đọc?

Tôi nghĩ mình thuộc thế hệ của quá khứ. Ngày nay, trí não con người bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ. Tôi đã từng tiếp xúc với những đứa trẻ không có khả năng đọc suôn sẻ một câu hơi dài, nói chỉ là cuốn sách. Mà xin đừng hỏi tôi về tương lai, vì bây giờ tôi thường hay nghĩ về cái chết.

- Nghĩ về cái chết?

Đúng thế, tôi tự hỏi quỹ thời gian của mình còn được bao lâu. Do vậy , trước khi đặt bút viết một tác phẩm, tôi thường hay cân phân rằng, đề tài đó có đáng viết không? Liệu tôi có đủ thời gian hoàn tất tác phẩm.

- Tuổi già đem lại nhiều phiền phức về sức khỏe, vậy bà lấy gì làm vui?

Ồ, tôi hay đi xem kịch, opera, triển lãm tranh. Tôi đi bộ, làm vườn, đọc sách. Niềm vui khi đọc được một cuốn sách thú vị cũng là một liều thuốc bổ cho người già.

- Xin kính chúc bà sức khỏe và tiếp tục có những tác phẩm gây sốt trên văn đàn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Thân ốc với cọc không rêu hay là ảo ảnh văn chương sáo rỗng

    25/01/2015Nguyễn Chí HoanMột nhà phê bình nghệ thuật mới đây đã viết một cách chua chát rằng nghệ thuật ngày nay hình như không cao quí như người ta vẫn cho là thế, mà phần nhiều nó chỉ tạo ra những ảo ảnh và bằng cách đó nó tránh đụng chạm đến những vấn đề thực tế thực tại...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Một năm văn chương: nỗi lo và niềm hy vọng

    14/02/2007Phạm Xuân ThạchHãy nhìn vào chính cái đời sống văn chương ồn ào của một năm, cái gì đã làm nên những giá trị đích thực? Những bong bóng xà phòng được cổ vũ nhiệt tình bởi média hay những con người lặng lẽ tạo tác. Hình như dòng chảy mạnh mẽ nhất chính là dòng chảy âm thầm.
    Nó mang đến niềm hy vọng cho một năm mới.
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ