Phật tại tâm

11:04 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Ba, 2010

Chiều 30 Tết. Hà Nội vắng teo, vẫn tắc đường cục bộ. Tại một ngôi đình ở khu vực Ngã tư Sở, ô tô, xe máy chen chúc đỗ dãy dài. Người ta kéo nhau đến đây trả lễ sau một năm “gặt hái”.

Ngày mồng một Tết, đi qua khu vực này, lại thấy thiên hạ ùn ùn kéo về “xin” lộc đầu năm. Lễ to lễ nhỏ, tiền vàng phấp phới.

Đền chùa nhiều nơi hiện nay, mục đích người đến lễ bái đã khác xưa nhiều lắm. Người ta nói chỗ ấy chỗ kia thiêng, dân kinh doanh đến cầu mong mua rẻ bán đắt, quan chức cầu mong hoạn lộ hanh thông. Người ta không tiếc tiền sắm lễ, không ngần ngừ rút ví trả 30-50 ngàn đồng cho một lần gửi xe máy...

Thời bây giờ, ai hay đi lễ bái nhất? Nhiều người sẽ trả lời: nhà buôn và quan chức. Công chúng vẫn chưa quên một bộ rất quan trọng của đất nước bày biện một ban thờ nghi ngút khói hương trên tầng cao nhất trụ sở văn phòng bộ, một ngân hàng quốc doanh lớn từng vận động nhân viên góp tiền mua “linh vật” về thờ tại trụ sở.

Có dạo, cứ đến mùa lễ hội báo chí lại có bài về chuyện xe công đi việc tư. Gần đây, người ta sắm xe hơi riêng, mấy ông phóng viên rách việc khó moi móc. Chuyện lễ bái không vì thế mà suy giảm, trái lại, dường như ngày càng rầm rộ.

Chưa ai thống kê những năm gần đây, tiền chi cho vàng mã, nhang khói là bao nhiêu, nhưng chắc chắn con số này không hề nhỏ. Không ít người nghĩ lễ càng to, càng năng đi chùa, thì càng lắm lộc.

Người ta chen nhau, thậm chí giẫm đạp xô đẩy nhau, chỉ để đưa được mâm lễ vật gần thánh thần hơn. Chợt nhớ câu: “Phật tại tâm”. Phật ở trong lòng mỗi người, đâu phụ thuộc xa gần?


Mô Phật!

(Đông Ngàn,Tiền Phong)

Mấy năm trước, dịp tết tôi đến lễ phật chùa Kim Liên, Hà Nội, thấy có người đem vàng mã đến nhà chùa thì sư trụ trì nhắc nhở: “Mô phật, cửa phật lấy tâm làm chỗ tựa. Đến cửa phật chỉ một nén nhang là đủ, xin đừng đem đồ mã vào chùa”.

Người đến chùa vốn thành tâm, nhưng chưa được hướng dẫn để hiểu biết cách sắm đồ lễ nên nghĩ đem tiền vàng, đồ mã đến chùa giống như đến nơi đền phủ.

Cũng vậy, nhà chùa độ chúng sinh có làm lễ giải hạn nhưng cũng là cá biệt những nhà có vận hạn xui xẻo trong năm, hoặc năm tính tuổi gặp sao dữ chiếu.

Năm nay, vãn cảnh chùa thấy việc dâng sao giải hạn không như trước. Đến chùa T. hôm mồng năm, thấy việc cúng sao giải hạn đã sang một sắc thái mới là đầu năm giải hạn một lần cho cả nhà. Có gia đình từ ông bà cha mẹ đến con cháu cộng lại sáu bảy người. Người chẳng năm hạn cũng giải. Giải hạn bây giờ giống như tiêm chủng ngừa bệnh, làm cả loạt luôn.

Danh sách các gia đình từ Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng kéo đến cả Sài Gòn, dằng dặc, kĩ lưỡng từng ngõ ngách, rõ từng tên từng tuổi. Nhà chùa đọc cả giờ đồng hồ không hết. Giải hạn thời nay xuyên quốc gia nên thấy cả người ở Séc, CH Liên bang Nga, Ba Lan, Ucraina, Mỹ.

Mồng tám, đến chùa T.K ở cuối đường Giải Phóng, Hà Nội, gặp buổi cúng giải hạn vài trăm người ngồi kín gian chính, một số phải thập thò ngoài sảnh.

Điều gây bối rối là trong chùa có cả một kho đồ mã hình nhân thế mạng. Lắng nghe trao đổi mới biết mỗi hình nhân có giá 100 ngàn. Nơi hóa vàng mã ngùn ngụt như bếp lò nấu ăn.

Những biến thái bất ngờ của chùa chiền khiến ngờ rằng, có người dựa vào cửa phật, lấy mê tín để làm ăn trong dịp đầu xuân này. Chắc chắn có sự lạm dụng. Mà sự lạm dụng thường gây điều bất cập.

Riêng trong vui chơi, tỉ dụ bánh pháo tép lẹt đẹt ngày tết khi bị lạm dụng thành pháo đùng pháo đoàng pháo trở nên nguy hiểm tính mạng và an ninh đến mức phải cấm mà vẫn chưa hết.

Bây giờ đồ mã vào chùa thì không rõ chùa còn là chùa hay sắp thành đền phủ. Và rồi trong cạnh tranh khi có lợi ích kinh tế, có khi đạoThánh sẽ lấn sân đạo Phật, biến phật đường thành cửa thánh lúc nào không biết.

Mấy chục năm qua, mở cửa, nới rộng tự do tín ngưỡng, làm loãng đi và có thể lâu dài sẽ làm tha hóa tín ngưỡng thành mê tín. Đầu têu là các đại gia và không hiếm quan chức.

Mô phật! Viết bài này cũng chỉ vì lòng thành và muốn giữ tôn nghiêm cửa phật, chẳng có ý gì khác.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Chuyện mê tín của người thời nay

    30/10/2017Lê CẩnĐời sống tâm linh của con người đương đại vẫn có những góc khuất dành cho những điều không thể lý giải được bằng thực nghiệm hay khoa học. Mê tín là những niềm tin “truyền tử lưu tôn” từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước. Không có cơ sở khoa học nào hết, nhưng chúng vẫn luôn chi phối sinh hoạt của con người một cách vô thức hay có ý thức
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • Tin vào mùa xuân

    18/01/2009Ngọc Thiện AnhĐã rất nhiều cơn gió mùa từ phương Bắc thổi lại. Vẫn chưa thấy mùa xuân trở về...
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • xem toàn bộ