Về sự "khách quan khoa học trong phê phán phản biện" của Hà Yên

06:23 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Mười Một, 2014

Trên chungta.com ngày 12/11/2014 có bài viết “Khách quan khoa học trong phê phán phản biện” của tác giả Hà Yên nhằm bênh vực cho Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) của tiến sĩ Vũ Thế Khanh, một minh họa điển hình cho sự ngụy khoa học trong nghiên cứu ngoại cảm và các hiện tượng dị thường tại Việt Nam. Tôi đã nhiều lần nói và viết về sự ngụy khoa học của ba cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam, trong đó có UIA của tiến sĩ Vũ Thế Khanh (hai cơ sở khác là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người và Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người). Bạn đọc dễ dàng tìm thấy các bài viết đó trên website cá nhân www.dokiencuong.com của tôi (đặc biệt trong menu chính Ngoại cảm Việt Nam) và trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng (báo in, báo mạng và truyền hình HTV). Vậy tôi xin phép được trao đổi với Hà Yên để xem sự “khách quan khoa học” của tác giả này là như thế nào.

Cần lưu ý rằng, sau phần mở đầu, bài viết được chia thành hai phần; phần một có tên “Thử tiếp cận cơ chế phát sinh công năng dị thường theo con đường vật lý”, nhưng phần hai thì không hề xuất hiện. Tôi đã đề nghị admin của chungta.com đăng tải phần hai để tôi tìm hiểu trước khi thảo luận, trao đổi với Hà Yên thì được biết rằng, không thấy Hà Yên gửi phần hai như hứa hẹn! Thôi thì có sao trao đổi vậy, tôi xin có đôi lời trao đổi với tác giả như sau:

Quan niệm của Hà Yên về các hiện tượng dị thường:

Hà Yên khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng: “Sự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta”. Trên cơ sở đó mà Hà Yên triển khai các lập luận và diễn giải tiếp theo.

Để không mất thời gian của bạn đọc về những diễn giải rắc rối của tác giả, tôi cho rằng Hà Yên không nắm được các thao tác khoa học căn bản khi khẳng định các hiện tượng dị thường đã là một thực tế khách quan. Tác giả không nắm được tiêu chí Sagan trong khoa học. Carl Sagan, nhà thiên văn học trứ danh của Đại học Cornell, Mỹ (tác giả của viễn cảnh Mùa đông hạt nhân kinh hoàng nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân thời Chiến trang lạnh và đồng sáng lập chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái Đất SETI bằng cách đo đạc các sóng điện từ liên hành tinh), cho rằng: “Tuyên bố khác thường đòi hỏi chứng cớ khác thường”. Tôi xin khẳng định thêm một lần nữa rằng (như đã từng nhiều lần khẳng định trong hơn mười năm qua): Không một hiện tượng dị thường nào, dù là ngoại cảm, tâm động (psychokinesis) hay “nói chuyện với người chết”, vượt qua được tiêu chí Sagan, khi các tuyên bố thì rất khác thường (bác bỏ các quan niệm khoa học hiện hành), mà các bằng chứng thì hết sức sơ sài và kém thuyết phục. Đó là lý do Bách khoa thư mở Wikipedia cho rằng, “Cộng đồng khoa học bác bỏ ngoại cảm do thiếu bằng chứng, thiếu lý thuyết giải thích, thiếu kỹ thuật thử nghiệm có thể cung cấp bằng chứng xác đáng và xem ngoại cảm là ngụy khoa học”. Xin lưu ý bạn đọc thêm rằng, trong số các viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, 96% bác bỏ và nghi ngờ ngoại cảm và các hiện tượng dị thường khác, chỉ 4% tin hoàn toàn hoặc tin một phần mà thôi.

Vậy bằng chứng mà Hà Yên đưa ra có vượt qua được thử thách Carl Sagan hay không?Đây là bằng chứng mà Hà Yên đưa ra: “Chỉ bằng đôi mắt nhìn chăm chú vào một đối tượng xác định nào đó, có thể gây ra một sự xê dịch (chiếc cốc trên bàn), hoặc làm biến dạng ( bẻ cong một chiếc thìa kim loại) như một lực tác dụng trực tiếp hoặc phát nhiệt làm nóng đối tượng ( nướng cá bằng ý nghĩ : Một nông dân Trung quốc tên là He Tieheng thể hiện công năng đặc dị của mình trước ống kính phóng viên – VnExpress đưa tin 03/2008)”! Rõ ràng Hà Yên thuộc trường phái “chúng ta muốn tin” (we want to believe) trong lĩnh vực dị thường mất rồi. Chắc tác giả bị những thông tin về “nhà tâm linh”Geller ám ảnh. Để Hà Yên thêm thông tin, tôi xin khẳng định khả năng bẻ cong thìa hay “cách không khiển vật” của Geller chỉ là sản phẩm của ảo thuật. Và theo Hà Yên thì có thể nướng cá chỉ bằng ánh mắt? Thông tin đáng kinh ngạc đó được đăng tải trên tạp chí khoa học nào vậy? Xin thưa với bạn đọc rằng, nó được đăng trên VnExpress năm 2008 (!).

Rõ ràng Hà Yên đã bàn đến một vấn đề mà thực ra bản thân ông (hay bà?) không biết. Các nhà khoa học xem các thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông phi chuyên môn (tôi viết như vậy hoàn toàn không có ý thiếu tôn trọng VnExpress và các tờ báo khác) và được quần chúng lan truyền là các bằng chứng mang tính giai thoại (anecdotal evidence). Giới chuyên môn không bao giờ xem chúng là các bằng chứng khoa học và khả tín. Và có lẽ Hà Yên cũng chưa bao giờ được nghe về Quỹ giáo dục James Randi hay Ủy ban điều tra khoa học về các hiện tượng dị thường CSICOP, nay được đổi tên thành Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI. Nếu biết thì ông (bà) sẽ thấy ngay rằng, hàng ngàn nhà ngoại cảm và tâm linh trên toàn thế giới đều thất bại trong việc đoạt các giải thưởng trị giá nhiều triệu USD từ các tổ chức này. Bạn đọc biết tiếng Anh có thể truy cập website chính thức của hai tổ chức đó (web.randi.org và www.csicop.org để tham khảo thêm).

Để thấy rõ sự bất cập trong nhận thức khoa học của Hà Yên, tôi xin đưa ra một quan điểm khác của tác giả: “Chúng ta biết rằng, bất kỳ dạng vật chất nào cũng có Nội năng. Sự thay đổi Nội năng trong vật chất vô sinh là do bên ngoài tác động. Sự thay đổi Nội năng trong con người (Huyền học gọi là Tâm năng) là do chuyển hóa nội tại và được kiểm soát bởi cái mà ta gọi là Ý chí”. Với tư cách một nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu là ứng dụng vật lý trong các khoa học sự sống, tôi xin thưa với bạn đọc rằng, quan niệm của Hà Yên nói chung là sai. Đúng là một hệ vật chất bất kỳ luôn có nội năng và sự thay đổi nội năng của vật vô sinh do môi trường quyết định. Nhưng khi Hà Yên viết nội năng trong con người do chuyển hóa nội tại quyết định và do ý chí kiểm soát, tác giả đã chứng tỏ mình không hiểu bản chất vấn đề. Vậy nội năng là gì? Nội năng của một hệ, dù là vật lý hay sinh học, là năng lượng toàn phần của các dạng vận động và các dạng tương tác giữa các phần tử của hệ (nên nội năng không bao gồm động năng và thế năng của hệ như một toàn bộ trong mối tương quan với các hệ thống khác trong môi trường). Do đó nội năng trong cơ thể cũng do bên ngoài tác động (qua đồ ăn thức uống). Và quan trọng hơn là nội năng không do ý chí kiểm soát. Tương tác giữa các phần tử trong cơ thể, chẳng hạn quá trình thủy phân các phân tử cao năng ATP để cung cấp năng lượng cho sự co cơ, thì không thể do ý chí kiểm soát, thưa tác giả Hà Yên. Nếu sự chuyển hóa trong cơ thể mà do ý chí kiểm soát thì nguy cho loài người quá: mỗi khi gặp chuyện buồn, ta có thể ngưng thở để tự tử? Như thế thì nhân loại đã bị diệt vong từ lâu rồi, làm gì có trang chungta.com để Hà Yên trình bày quan điểm!

Hà Yên cũng cho rằng huyền học xem nội năng là tâm năng. Tôi cho rằng đó là quan điểm của Hà Yên, chứ huyền học (Hà Yên có thiếu sót khi không cho chúng ta biết huyền học là gì) chắc không đánh đồng hai dạng năng lượng hoàn toàn khác nhau như vậy.

Còn việc nhà khoa học Anh dùng một mạng neuron gồm 300.000 tế bào (và do đó tương đương với bộ não chuột, chứ không phải đó là mạng cấu trúc từ 300.000 neuron chuột, như Hà Yên lầm tưởng) để điều khiển robot Gordon không phải là một hiện tượng dị thường. Dùng các tín hiệu điện nhân tạo hoặc điện sinh học để điều khiển máy móc đang được giới khoa học và giới kỹ nghệ biến thành các công việc thường quy. Rõ ràng Hà Yên không phân biệt được các hiện tượng dị thường (extraordinary phenomena) và các hiện tượng thông thường (ordinary phenomena).

Về sự bênh vực UIA của Hà Yên:

Khác với sự yêu ghét cá nhân, sự bênh vực một tổ chức khoa học phải dựa trên các lập luận khoa học. Đáng tiếc là Hà Yên hoàn toàn không đưa ra bất cứ lập luận khoa học nào để bảo vệ UIA.

Thời gian vừa qua, cùng các phương tiện truyền thông, điển hình là VTV, và một số nhà khoa học, điển hình là giáo sư Ngô Bảo Châu, tôi là người công kích UIA và cá nhân ông Tổng Giám đốc Vũ Thế Khanh mạnh mẽ nhất. Tôi xin phép không nhắc lại những công kích đó ở đây (bạn đọc quan tâm có thể tìm các bài viết đó trên trang cá nhân của tôi). Tôi chỉ muốn thông tin với bạn đọc rằng, tháng 10/2013, sau vụ “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy bị công an Quảng Trị bắt và “huyền thoại ngoại cảm Việt Nam” Phan Thị Bích Hằng bị VTV vạch mặt, báo Lao Động dự định mở một cuộc trao đổi công khai với tựa đề “Quan điểm của các nhà khoa học về ngoại cảm”, với thành phần tham gia dự kiến bao gồm tiến sĩ Vũ Thế Khánh, ông Nguyễn Phúc Giác Hải (Viện phó Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người) và tôi. Tôi rất phấn khởi trước viễn cảnh được đối mặt với hai nhân vật tuy mang danh khoa học nhưng lại chống lưng cho giới ngoại cảm lừa gạt thân nhân các liệt sĩ; tuy nhiên tôi đã bị một phen mừng hụt. Cả hai nhà khoa học đó đều cáo bận không tham gia, đúng như tôi đã lo ngại từ trước với phóng viên của báo (trong vai người liên lạc). Hiện tôi vẫn giữ các email trao đổi đó để làm kỷ niệm.

Trong bài viết, Hà Yên lại tỏ ra rất ngưỡng mộ UIA, vì UIA “đã thành lập một Tiểu ban đặc biệt, nghiên cứu ứng dụng những công năng đặc dị, rồi thành lập cả một Hội Đồng Khoa học Giám định và Đánh giá”. Tuy nhiên Hà Yên không hề cho biết Tiểu ban đặc biệt và Hội đồng khoa học đó gồm những ai, quan điểm khoa học như thế nào, và quan trọng hơn là đã khảo sát các hiện tượng dị thường ra sao. Ngưỡng mộ ai là quyền của từng cá nhân, nhưng khi đã mang sự ngưỡng mộ đó ra để miệt thị người khác là tuy có “hàng trăm trang viết phản biện”, nhưng “trong đó, hàm lượng Khoa học thì nghèo nàn mà hàm lượng “Tuyên giáo” thì thừa thãi”; thì Hà Yên phải có trách nhiệm nói rõ các phản biện đó nghèo nàn về hàm lượng khoa học ra sao, và sự thừa thãi tính tuyên giáo thể hiện như thế nào. Đó mới là thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng người đối thoại và bạn đọc. Chứ sao lại chỉ nói khơi khơi, theo kiểu tự bỏ chân lý vào túi như vậy?

Xin hãy tôn trọng độc giả và do đó tự tôn trọng mình, thưa tác giả Hà Yên!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Phản biện xã hội

    02/02/2018TS. Trần Đăng TuấnNgười xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

    18/11/2010Nguyễn Trần Bạt,Suy ra cho cùng, con người là những người trồng vườn, canh tác những sản phẩm khác nhau lên trên những cánh đồng khác nhau trong không gian tinh thần của những người xung quanh. Đó chính là gợi ý để các nhà chính trị biết gieo trồng vào trong đời sống tinh thần của người dân những cánh đồng khác nhau, những mảnh vườn khác nhau, những hoa trái khác nhau, tức là gieo mầm cho sự chung sống với nhau của con người. Đó là con đường hình thành cảm hứng xã hội, mà tổ chức phản biện XH là một trong những cách thức tập trung nhất để phục sinh cảm hứng xã hội của tất cả mọi người...
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • xem toàn bộ