Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến?

09:32 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Tư, 2017

Hỏi:Thường nghe nói Việt Nam có 4.000 năm lịch sử/văn hiến. Xin hỏi có đúng là 4.000 năm hay không?

ÚT NÂU (Cao Lãnh, Đồng Tháp)

NGHÊ DŨ LAN: Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi (1380–1442) chỉ nói: “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”. (Ngô Tất Tố dịch: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu). Rõ ràng Nguyễn Trãi không xác định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến.

Cũng thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên (NSL) viết: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Như thế NSL xác định VN có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên (CN), suy ra (theo NSL) tính đến thế kỷ 21 VN vẫn chưa tròn 2.000 năm văn hiến!

Vậy, từ đâu ra con số tròn trịa 4.000 năm?

Con số 4.000 dường như được nói tới khá phổ biến từ nửa đầu thế kỷ 20. Bấy giờ có người đã lấy khoảng 2.000 năm CN để cộng với khoảng 2.600 năm TCN (thuộc thời đại Hùng Vương) rồi “làm tròn” con số xuống còn chẵn… 4.000.

Con số 2.600 này ở đâu ra? Họ căn cứ theo cách tính của sử thần NSL đời Lê. Trong ĐVSK/NK, quyển I, NSL viết: “Trở lên là [kỷ] Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879 - 258 TCN]”.Theo bản dịch của Viện KHXH VN (1985-1992), bản in NXB KHXH (Hà Nội 1993).

Có người “tỉ mỉ”, thử lấy 2.622 năm chia đều cho 18 đời Hùng Vương thì thấy mỗi đời trị vì tới 145 năm rưỡi. Con số ấy không có sức thuyết phục!

Hiện nay, khoa khảo cổ học đã xác định lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam mở đầu với thời cổ đại là thời đại Hùng Vương, cũng gọi là thời đại văn hóa Đông Sơn (di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, Thanh Hóa), văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ (khoảng từ thế kỷ 7 TCN tới thế kỷ 1 CN). Như thế, phải chăng bề dày văn hiến của VN tính tới nay vẫn chưa tròn 3.000 năm?

Gần đây một số tác giả tỏ ra dè dặt hơn, thí dụ chỉ nói “VN, ngàn năm văn hiến” hay “Thăng Long, nghìn xưa văn hiến”. Ta hiểu ngầm là hàng ngàn năm, nhiều ngàn năm, chứ không khẳng định con số cụ thể.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

    06/02/2016Nguyễn Văn TuấnHỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc hay từ Tây Tạng...
  • Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký

    27/08/2019Trần Văn ChánhThuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều...
  • Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng?

    16/04/2016Minh BùiVừa qua, nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền sinh năm 1937, hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam...
  • Việt Nam khai quốc: các lạc hầu (Chương I, Phần 1)

    16/04/2016Keith Weller TaylorNhững truyền thống thuở sơ khai của Việt Nam, như đã được kể lại trong cuốn "Lĩnh Nam Chích Quái," một cuốn sách sưu tầm những truyền thuyết được viết vào thế kỷ 15, đều có nói đến các vua Hùng cai trị nước Văn Lang.
  • Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào?

    14/04/2016Nguyễn Vũ Tuấn AnhNgười Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Việt Thường Thị ở đâu?

    24/09/2015Hà Văn ThùyHàng nghìn năm, như kẻ lạc đường trong đêm đen khát khao tìm lại gốc rễ, người Việt hướng tới Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc. Nhưng cổ thư Trung Hoa, được coi như cội nguồn lịch sử phương Đông, không một dòng một chữ nói tới quốc gia này. Để bù đắp cho sự hụt hẫng, các nhà nho rồi học giả của chúng ta tìm tới Việt Thường thị như một cứu cánh! Mặc dù hơn 60 năm trước, có người chỉ ra là không hề có cái quốc gia ấy trên đất Việt Nam...
  • Thủy tổ người Việt thực sự ở đâu?

    20/09/2015Hà Văn ThùyTừ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ. Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng.
  • Không có nô lệ, có thể hình thành nhà nước?

    20/09/2015Hà Văn ThùyNgười bạn gửi cho tôi đường link bài "Lúa, nô lệ và nước Văn Lang", yêu cầu đọc và cho ý kiến. Mở file thì gặp người bạn cũ, Phó giáo sư Đại học Manoa Liam Kelley. Nhận thấy sự băn khoăn chân thành của tác giả, tôi xin có đôi lời thưa lại...
  • Bàn thêm về Trần Trọng Kim

    25/08/2015Vũ Ngọc KhánhTôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cuộc hội thảo khoa học về Trần Trọng Kim. Đã có nhiều ý kiến trao đổi, nhưng nhận định chung hình như chưa thật thoả đáng lắm. Ngay gần đây trên tạp chí Xưa và Nay (bài của Hà Vinh) và trên tạp chí Văn Nghệ (bài của Đặng Minh Phương), ý kiến cũng rất khác nhau. Trao đổi về ông cũng là một dịp làm sáng tỏ sự thật...
  • Kim Định: Cuộc đời và tư tưởng

    08/08/2015Hồ Phú HùngKim Định đã âm thầm nuôi dưỡng một hoài bão lớn là thu thập tất cả tinh hoa của Đông - Tây, hòng xây đắp một nền Triết lí Việt Nam và một nền Thần học Việt Nam. Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, ông nhận ra rằng, muốn giải quyết vấn đề Thần học Á Đông thì trước tiên phải tìm cho ra cái tinh thần Á Đông rồi mới mong giải thích Kinh Thánh theo tinh thần Á Đông, và xa hơn nữa là thiết lập một nền Thần học Việt Nam...
  • Những đóng góp mang tính nền tảng cho văn hóa Việt Nam của triết gia Kim Định

    06/07/2015Lê An ViTriết gia Kim Định (1915-1997) như một ngôi sao sáng trên bầu trời Văn Hóa Việt Nam. Thật vậy, Ngài đã dành trọn đời tìm tòi, nghiên cứu xây dựng nền tảng Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn uyên nguyên, sâu thẳm, từng là Văn Hiến Chi Bang để trở thành một Đất Nước Vạn Xuân Văn Hiến...
  • Tác phẩm của triết gia Kim Định

    06/07/2015Nếu đề cập đến Thành Tựu Văn Hóa của Cố Triết Gia KIM ĐỊNH thì có lẽ Ngài đã thực hiện được một TỔNG HỢP Đông Tây về phương diện Triết Học dựa trên những Nguyên Lý của nền Siêu Hình KINH DỊCH đồng thời thâu tóm TINH HOA các bộ môn Khoa Học, Triết Học Hiện Đại. Thành quả là một Công Trình Văn Hóa đồ sộ bao gồm khoảng 45 tập sách mà 32 Tác Phẩm Triết Học đã ra đời xoay quanh hai Chủ Đề Chính Yếu là AN VI và VIỆT NHO...
  • Vấn đề chính thống của nhà Triệu?

    18/05/2015Hồ HuyTừ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế...
  • Kim Định với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam

    09/03/2015GS.TSKH. Trần Ngọc ThêmBài viết gồm bốn nội dung: (1) Hiện tượng Kim Định; (2) Những điểm mạnh và những thành công của Kim Định; (3) Những điểm yếu và những hạn chế của Kim Định; (4) Cơ hội, thách thức và những trách nhiệm của chúng ta.
  • Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam

    06/01/2015Nguyễn Tài ThưHiện có nhiều ý kiến khác nhau về đặc trưng của Nho giáo ở Việt Nam, như vấn đề ứng dụng trong thực tế, sáng tạo trong hành động, giản đơn trong lập luận, rập khuôn, giáo điều trong tư duy, v.v.. Vậy, đặc trưng của Nho giáo Việt Nam trong lịch sử là gì và vì sao lại có đặc trưng đó? Đó là những vấn đề hiện vẫn mang tính cấp bách và cần được nghiên cứu sâu hơn.
  • xem toàn bộ
Close menu