Vấn đề chính thống của nhà Triệu?

09:33 CH @ Thứ Hai - 18 Tháng Năm, 2015

Triệu Đà vốn là quan võ của nhà Tần, rồi được Tần Thủy Hoàng bổ làm Huyện Uý huyện Long Xuyên trong quận Nam Hải mà Nhâm Ngao làm Quận Uý. Triệu Đà lập nên nước Nam Việt, độc lập với nhà Tần, cai trị nước Nam Việt 67 năm, từ năm 203 trước Công nguyên tới năm 137 trước Công nguyên, rồi truyền ngôi cho cháu là Triệu Muội...

1. Công nhận

Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.

Bộ Đại Việt sử ký soạn bởi sử gia Lê Văn Hưu đời Trần Chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông so sánh Vũ Đế với các bậc vua hiền thời cổ như Thuấn, Văn Vương:

"Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được."

An Nam chí lượcsoạn bởi Lê Tắc có viết:

"Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít."

Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.

Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi sau khi bình xong quân Minh:

"Tự Triệu, Đinh, Lí, Trần chi triệu tạo ngã quốc,Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương."

Tức là:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư soạn bởi Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế những lời tốt đẹp:

"Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy."

Quốc sử quán triều Nguyễn thời vua Tự Đức vẫn ghi danh các vua Triệu như là tiền triều.

Khâm Định Việt sử thông giám cương mục có ghi lời phê:

"Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc."

Việt Nam sử lược soạn bởi Trần Trọng Kim (1919) viết nhà Triệu là chính thống, thuộc một chương riêng, thuộc thời tự chủ không phải Bắc thuộc.

Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là ngoại bang, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt BIRDY NAM NAM, tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối cùng nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam đã coi nhà Triệu là vua Việt Nam.

2. Phủ nhận

Người đầu tiên đánh giá lại vai trò của nhà Triệu có lẽ là Ngô Thì Sĩ, cuối đời Hậu Lê. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:

"An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy".

Ngô Thì Sĩ kết luận:

"Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng."

Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam, cũng phê phán sử cũ và coi nhà Triệu là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Đó cũng là quan điểm chính thống hiện nay của các sử gia tại Việt Nam, phản ảnh trong tất cả sách sử và trong cả các lĩnh vực khác.

Chẳng hạn Tố Hữu làm thơ gọi họ Triệu là "giặc", phê phán Mỵ Châu làm mất nước:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,Trái tim lầm chỗ để trên đầu.Nỏ thần vô ý trao tay giặc,Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.

Chỉ có một ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam như đoạn trên đã trình bày.

3. Quan điểm nhìn nhận

Vấn đề nguồn gốc của dòng vua

Xoay quanh vấn đề Triệu Đà và nhà Triệu, mấu chốt là do quan điểm nhìn nhận. Các sử gia không có xu hướng coi nặng việc tìm nguồn gốc Triệu Đà và bản chất dân nước Nam Việt sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam. Ngược lại những người coi trọng nguồn gốc xuất thân, dân tộc của người cầm đầu chính quyền, và bản chất dân nước Nam Việt thì sẽ có nhìn nhận khác.

Triệu Đà là người phương Bắc (đến từ phía Bắc sông Hoàng Hà, ngày nay là miền Bắc Trung Quốc), vốn là tướng nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay), mộ cha mẹ vẫn táng ở đấy.

Bên công nhận nhà Triệu cho rằng:

Nếu đặt ra vấn đề nguồn gốc của Triệu Đà, thì chính nguồn gốc của An Dương vương, gần đây cũng được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra, sẽ không khác gì Triệu Đà. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây (Lịch sử Việt Nam tập 1, Theo dòng lịch sử - nhiều tác giả) thì Thục Phán vốn gốc là dòng dõi người nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) và sang xâm lược nước Văn Lang, tiêu diệt Hùng Vương[cần dẫn nguồn]. Nếu vậy, An Dương vương liệu còn là một triều đại Việt Nam không? Đi xa hơn nữa, nếu truy về nguồn cội tổ tiên, thì còn những trường hợp khác mà sử đã ghi, như Lý Nam đế (Lý Bí) có tổ 7 đời là người phương Bắc (Trung Hoa) vào Việt Nam, hoặc tổ tiên 5 đời của nhà Trần cũng vốn xuất thân từ đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc) sang; tổ tiên của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật sang Việt Nam thời Dương Tam Kha (sử chép là thời Hậu Hán 947 - 950, tương đương Dương Bình vương) được phong chức ở châu Hoan...

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới, việc một người nước ngoài làm vua không phải là không có. Chẳng hạn nước Nga vẫn ghi nhận vợ của Pyotr Đại đế là Ekaterina I, dù không phải là người Nga, nhưng được chồng cho thừa kế ngôi, là nữ hoàng như các nữ hoàng khác.

Tuy nhiên, những người phản bác cho rằng trường hợp nữ hoàng Ekaterina I của Nga cũng không thể so với Triệu Đà: một đàng chỉ một người ngoại quốc đã "nhập gia" quê chồng, còn triều đình, quân đội, ngôn ngữ vẫn là bản địa, đằng kia toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ là dị biệt. Đặt giả định nếu nhà Tần không mất thì Triệu Đà sẽ không tách ra cát cứ, và cũng sẽ chẳng có nước Nam Việt mà đó chỉ là một quận của Trung Hoa mà thôi. Vai trò của Triệu Đà khi ấy sẽ chẳng khác gì những viên quan Thái thú triều đình phía Bắc khác đã cai trị Việt Nam suốt thời Bắc thuộc.

Theo tác giả Hà Văn Thùy, cuối thế kỷ 18, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Trong khi đó, Triệu Đà có vợ Trình Thị là người Đường Thâm, Giao Chỉ, nên các con cháu ông - các đời vua sau của nhà Triệu - đều có phần máu Việt. Cũng theo ông Hà Văn Thùy thì "đúng Triệu Đà là người Hán nhưng đất Nam Việt lúc đó hầu hết là người Việt, vì vậy không thể phủ nhận việc ông là vị vua đầu tiên của nước Nam Việt, ông vua khai sáng của Việt Nam chúng ta".

Vấn đề "xâm lược" hay "thống nhất"

Những người phản đối tính chính thống của nhà Triệu, trong đó có Ngô Thì Sĩ, lập luận rằng Triệu Đà khởi phát ở bên ngoài lãnh thổ nước Việt, chiếm nước Việt làm quận huyện. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải nước Việt với ba vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà trong sử sách Việt Nam vẫn coi là lãnh thổ của mình. Do đó, nếu coi Triệu Đà là một vua Việt Nam thì giả thuyết này coi nước Việt Nam lúc ấy bao gồm cả các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần của tỉnh Hồ Nam, Vân Nam, và Phúc Kiến của Trung Quốc bây giờ. Nếu không thì phải cho đây là một sự xâm lược.

Một số học giả lại không cho việc Triệu Đà sáp nhập vùng đất của Âu Lạc vào Nam Việt là xâm lược. Tác giả Hà Văn Thùy lập luận rằng "sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Do đó, việc thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là cuộc xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành môt nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc." Học giả này đánh giá cao vai trò của nhà Triệu trong việc "tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt", và cho rằng đó là "di sản quý báu nhất họ Triệu để lại cho người Việt".

Theo một nghiên cứu của tác giả E Lusuo người Đài Loan về quá trình nhà Tần bình định vùng Nam Việt, vào thời nhà Tần, dân cư bên này hay bên kia biên giới Việt-Trung hiện đại là không thể phân biệt được. Một sự kiện lịch sử ủng hộ thuyết này đó là: cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng nhận được sự ủng hộ và tham gia của cư dân tại các quận Nam Hải, Hợp Phố mà nay thuộc địa phận Trung Quốc đã chiếm được 65 thành trì (Theo sách Hậu Hán Thư, chương 68: "Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians)); các học giả Trung Quốc gọi họ là người Lạc Việt, họ được cho là sử dụng cùng một ngôn ngữ.

Vấn đề chấp nhận triều đại ngoại tộc

Có người cho rằng quan điểm của các sử gia Việt Nam và Trung Quốc, một nước phong kiến khác tại châu Á, có sự khác nhau. Ở Trung Quốc, có nhiều triều đại, điển hình là Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, nhà Nguyên, nhà Thanh đều xuất thân ngoại tộc, không phải người Hán, nhưng sử sách vẫn chép như những triều đại khác của Trung Quốc, không coi là thời kỳ bị nội thuộc Hung Nô hay Mông Cổ. Những triều đại này sử dụng tiếng Hán, nghi lễ tập tục trong triều đã Hán hóa khá nhiều. Thậm chí người Mãn đã Hán hóa đến mức ngày nay chỉ còn một số rất ít người già còn biết tiếng Mãn, còn lớp trẻ chỉ biết tiếng Hán, một phần người Mông Cổ hay người Mãn ngày nay là 2 trong số 56 dân tộc của Trung Quốc, tức là lịch sử của họ cũng có thể coi là một phần lịch sử quốc gia. Ngoài ra, đất đai của các triều đại này phần lớn là lãnh thổ Trung Quốc ngày nay.

Theo học giả Lê Thành Khôi thì mặc dù gốc Trung Hoa, Triệu Đà đã chịu đồng hóa với dân Nam Việt, mà ông chấp nhận các phong tục tập quán đến độ gần như quên cả quá khứ của mình

(Nguồn: Wikipedia)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba

    20/02/2015Hồ Trung TúTruy tìm nguồn gốc người Việt ngỡ như đã xong bỗng gần đây được xới lên, nhất là trên mạng, nơi có điều kiện bày tỏ quan điểm một cách khá bình đẳng. Theo dõi những cuộc trao đổi này, chúng tôi chợt nhận ra vẫn còn những câu hỏi vô cùng lớn về nguồn gốc người Việt chưa được giải đáp...
  • Thần Thuyết của Người Chim

    10/10/2014Thần Thuyết Của Người Chim là câu chuyện về một giai đoạn trong huyền sử dựng nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương thứ 18 cho đến khi Triệu Đà xâm lăng và chiếm trọn nước Âu Lạc của An Dương vương Thục Phán...
  • Văn hóa - sức sống bất diệt và mãnh liệt

    30/11/2010Nguyễn Trung“Cái gì làm nên sức sống của dân tộc mình?” không dễ đối với tôi chút nào… Vì đến nay tôi vẫn chưa làm sao trả lời rành rọt được cho chính mình. Vì thế tôi đặt tên cho nó là “câu hỏi đời”. Chắc chắn nó sẽ còn đeo đuổi tôi, hay là chính tôi đeo đuổi nó, suốt đời…

  • Thực thể Việt - Nhìn từ các tọa độ chữ

    28/11/2010Mùa thu này, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Tri thức đã kịp cho ra mắt bạn đọc cuốn sách nêu trên của tác giả PGS. TS Trần Ngọc Vương...
  • Việt Nam khai quốc: Thời đại Hán Việt (chương 2, phần 2)

    13/08/2010Keith Weller TaylorChúng ta có thể đoán được rằng những gia đình Lạc hầu cầm quyền nào đã quy thuận Mã Viện thì được cho làm quan chức địa phương của Hán. Những người đó đã tự nguyện tham gia vào những cuộc hôn nhân Hán-Việt. Đàn ông, đàn bà trong những gia đình Lạc cầm quyền cũ, cùng với những người con rể, cháu, hay chồng, được có địa vị tốt để phát huy những điều hay của bản xứ sang các quan chức Hán...
  • Việt Nam khai quốc: Triệu Đà (chương 1, phần 3)

    03/08/2010Keith Weller TaylorTrong khoảng thời gian ngắn ngủi nhà Tần cầm quyền, các vua của các xứ Đông Âu và Mân Việt bị hạ xuống làm chư hầu. Nhưng sau khi Tần Thủy Hoàng chết và triều đại của ông sụp đổ, các xứ ấy phục hồi được chút ít độc lập dưới triều Hán. Nhưng sự việc lại diễn tiến khác hẳn ở những địa thế xa hơn về phía Nam.
  • Việt Nam khai quốc: An Dương Vương (chương 1, phần 2)

    27/07/2010Keith Weller TaylorTriều vua An Dương là một thời đại chuyển tiếp. Ông đến từ miền Bắc, xây được 1 toà thành lớn. Mặc dầu đã khuất phục được các Lạc Hầu, nhà vua đã không tước mất quyền hành của họ. Chính ra, nhà vua đã được hấp thụ bởi chính truyền thống của dân tộc mà ông đã chinh phục. Về sau, ông lại bị làm mồi cho những lực lượng mạnh hơn từ miền Bắc kéo đến.
  • xem toàn bộ