Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng?

10:53 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Tư, 2016

Vừa qua, nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền (sinh năm 1937), hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình hơn 50 năm trời nghiên cứu “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam. Để phản biện kết quả nghiên cứu của ông - một người ngoài ngành chungta.com tin rằng cần có một hội đồng chuyên gia đa ngành đánh giá và kết luận. Sơ bộ, đó là một thành quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, phản ánh sự lao động kiên trì, giàu nghị lực của tác giả và thành quả là một đóng góp có giá trị giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc và có thể mở ra "cửa sổ mới" hết sức thú vị để chúng ta hiểu được các thư tịch cổ.

Ông Xuyền đã từng làm hiệu trưởng trường cấp II đầu tiên của khu công nghiệp Việt Trì. Ngày ấy Việt Trì còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ của một vùng đất cổ, kinh đô Văn Lang với những: Lầu Thượng, Lầu Hạ, Kẻ Lư, Thậm Thình, Mã Quàng... Khi học sinh trường đi lao động còn gánh về những Dao, Mác, Trống đồng, minh khí, nhặt được ông đã nghĩ nơi đây là một công trường chế tác đồ đá mới. Từ đó ông bắt đầu công việc tìm lại dấu vết của người Việt cổ.

-- Xem thêm: Thời Hùng Vương là thời nào?

Sau nhiều năm nghiên cứu các Ngọc phả tại các đền thờ khác nhau rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, ông đã tìm ra 18 nơi thờ các thầy giáo, học trò từ thời An Dương Vương, Hùng Vương. Từ đó ông đưa ra một giả thiết ban đầu của mình là trước năm 186 công nguyên là năm chữ Hán được đưa vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng - chữ Việt cổ, chữ viết đó được các thầy giáo thời Hùng Vương sử dụng.


Thiên cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, nơi thờ hai vợ chồng thày giáo Vũ Thê Lang, thời vua Hùng.

-- Xem thêm: Thầy giáo và học trò thời Hùng Vương

Giả thiết này hoàn toàn khác với điều đa số người Việt hiện nay vẫn cho rằng là trước khi bị Tàu đô hộ, nước Văn Lang (tức nước Việt) không có chữ viết riêng mà chỉ đến khi người Tàu qua xâm chiếm thì người Việt mới bắt đầu dùng chữ Hán để viết.

Qua nghiên cứu các thư viện và tìm đọc các thư tịch trong, ngoài nước của nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... ông đều gặp may bởi họ đã khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

-- Xem thêm: Giả thuyết chữ Việt cổ đầu tiên là khi nào và chữ Việt cổ còn lưu lại ở những đâu?

Bản đồ ông Xuyền ghi dấu những đền thờ thầy giáo, học sinh thời vua Hùng đến Hai Bà Trưng


Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.

Về việc này, sách Thông Giám Cương Mục do Chu Hy đời Tống viết: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ IV (2352 trước Công nguyên) có Nam Di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”.

Sách Thông Chí của Trịnh Tiểu cũng đời Tống nói rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam Di Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được ngàn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ Khoa Đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.

Một lần trên đường đi tìm kiếm ông đã dừng chân bên ngôi miếu nhỏ của một xóm núi, đọc được một bản Ngọc Phả thời Trần Thái Tông với những dòng chữ vang vọng tự hào: "Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa dấu".

Như vậy thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có chữ viết với tên gọi Khoa Đẩu, đó là điều có thể khẳng định chắc chắn.

Chữ Việt cổ của cha ông

Đây là loại chữ ông Xuyền cho là chữ Việt cổ

Nhưng thứ chữ đó hình dạng ra sao? Cấu trúc thế nào? Ông luôn sẵn sàng lao vào tìm kiếm dù cho thiếu thốn, bệnh tật và đã có tuổi.

Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15, cuộc đốt phá hết thư khố quốc gia và thư khố của các bộ (sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá) của Pháp năm 1875, liệu có còn sót lại những gì?

Chữ Việt Cổ trên trống đồng Lũng Cú

Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được

Ông đã tìm đến những nơi đồn là có chữ Việt cổ. Nhưng đôi khi thất vọng: Chữ khắc trên viên gạch ở Hoàng thành Thăng Long chỉ là chữ Chăm và những trang sách trên lá buông ở đỉnh Trường Sơn và ở Thư viện Nghệ An chỉ là chữ Lào cổ. Nhưng ông vẫn tin vào sự cất giấu lưu giữ của tổ tiên về chữ Việt cổ (như khi đi tìm dấu vết của các thầy giáo thời trước Hán).

Ông Xuyền đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo lớp rêu phủ đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh, Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa. Trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, Vương Duy Trinh đã giới thiệu một số chữ lạ sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung Quốc”.

Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa

Phải chăng đây là chữ Việt cổ (trích Thanh hóa Quan Phong)

Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố công trình nghiên cứu “Về một nền văn tự trước Hán và khác Hán”, Giáo sư Lê Trọng Khánh thì khẳng định “Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa Đẩu thời tiền sử để ghi tiếng dân tộc mình”.

Nhớ tới câu nói của Vương Duy Trinh: "Vì thập Châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy", ông hướng tìm tòi lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc, vùng khu 4 cũ, rồi lăn lộn lên cả Đông và Tây dãy Trường Sơn để tìm theo dấu vết.

Để đi được dài ngày và đi xa, với số tiền lương hưu ít ỏi, ông đã phải tính đến việc ăn ngủ giản tiện nhất, đó là: một chiếc võng bạt, một bi đông đựng nước, một ít bánh mì sấy khô và dăm gói mì tôm. Thế là ông "cầm cự" được hàng chục ngày để đi đến các vùng sâu vùng xa, quyết tìm cho ra chữ Việt cổ.

Trong các tài liệu sưu tầm được, ông đặc biệt chú ý đến một bộ chữ lạ. Rất tiếc là những trang sách này đã bị nguỵ trang và khoá mã, mặc dù vậy nó đã tồn tại hàng mấy trăm năm mà không ai chú ý tới. Linh cảm mách bảo, ông đã thức nhiều đêm trắng để mày mò giải mã. Kiến thức tổng hợp và vốn ngoại ngữ đã giúp ông rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Việt cổ. Kết quả, ông đã khu biệt được loại ký tự này với các loại văn tự xung quanh, tìm ra được hình dạng, chức năng của từng chữ cái và cách cấu trúc của một loại ký tự mà người ta đã nhầm là chữ Mường, chữ Thái...

Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng kêu gọi cả nước khởi nghĩa giành độc lập, mùa xuân năm 40, được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ


Câu thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ

ua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ người Việt cổ HauĐricourt, ông khẳng định được bộ ký tự này có từ trước công nguyên (loại ký tự bắt nguồn từ chữ Khoa đầu tượng hình chuyển sang chữ cái có ghép vần). Căn cứ vào ý kiến của giáo sư Lê Trọng Khanh: "Các dân tộc Bách Việt dùng thứ chữ này".

Khi đã đọc thông viết thạo chữ Việt cổ, ông lại tìm đến các vùng người Thái, người Mường. Loại văn tự này có thể ghi được tiếng Thái, tiếng Mường nhưng không đầy đủ. Ông lại tìm đến các vùng quê Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thanh Nghệ Tĩnh... để lắng nghe những người già phát âm.

Thứ ký tự này đã giúp ông ghi lại đầy đủ giọng nói, âm vực của họ, giúp ông giải thích được tiếng nói khác nhau của từng vùng - gần như nó đã ghi lại nguyên tiếng nói người Việt cổ. Nó đã giúp ông giải thích được nhiều vấn đề còn thắc mắc. Ví dụ: Vì sao trong tờ Le Paria và tờ L'Humanité từ những năm 20 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chữ Nguyễn Ái Quốc được viết là Nguyễn ái Quấc. Và trong cuốn sách sổ sáng của Filíp Bỉnh viết ở Bồ Đào Nha năm 1822, chữ huyên được viết là huên, chữ dòng được viết là dào.

So sánh chữ Việt cổ với ngôn ngữ các nước quanh ta

Một số bài thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ

-- Xem thêm: Ông Xuyền đã giải mã hình dạng chữ Việt cổ như thế nào?

Cũng như vậy ông có thể chứng minh được một nền văn tự có trước Hán và khác Hán, của giáo sư Hà Văn Tấn qua việc giải thích sự tồn ghi trong cuộc khai quật của bà Cô La Ni ở Lam Giận Hoà Bình năm 1923. Tháng 9/2004, giáo sư Hà Văn Tấn đã mời ông về Hà Nội nghe ông kể lại quá trình đi tìm chữ Việt cổ và khi được ông tặng bản Hịch của Hai Bà Trưng đã chuyển sang chữ Việt cổ, giáo sư đã cảm động nghẹn ngào: "Vấn đề lớn lắm. Chúng ta phải sớm báo cáo lên nhà nước".

Dịp hè năm nay, nghe tin tỉnh Sơn La tìm được hàng nghìn cuốn sách cổ có chữ lạ. Ông cầm vài tờ photo lên, đọc mà nước mắt ràn rụa. Như vậy điều dự đoán của các nhà khoa học trước đây đã được chứng minh: Thứ ký tự đặc biệt để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ (thứ chữ dân tộc ta đã có từ thì đại Hùng Vương) đã được các dân tộc sử dụng chung và còn được lưu giữ bảo tồn ở vùng Tây Bắc cho đến ngày nay.

Chữ Việt cổ có liên hệ gì với chữ Quốc Ngữ?!

Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ 17. Nhiều cuốn sách cổ được in từ buổi đầu chữ Quốc ngữ xuất hiện, đến nay hầu như không ai đọc được.

Khi đem bộ chữ Việt cổ đã được giải mã thử đọc một số cuốn sách cổ, như cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” (1651) của Alexandre de Rhodes, hay cuốn “Sách sổ sang” của Philip Bỉnh (Giám mục người Việt, ở Thủ đô Bồ Đào Nha những năm 1790-1820), thầy giáo Xuyền đã rất thú vị khi dễ dàng đọc được những từ khó mà lâu nay nhiều người không đọc cũng không giải thích được.

Chính từ việc này, thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rhodes.

Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ?!

Giả thuyết của thầy Xuyền không phải không có căn cứ. Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do ông giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi!

Chính trong cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La”, Alexandre de Rhodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, nó đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo ông Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ!

.

.

.Những trang viết trong cuốn “song ngữ” La Tinh- Việt cổ do ông Xuyền biên soạn.

Thời Hùng Vương là thời nào?

Cách đây 5.000-6.000 năm, cộng đồng các cư dân Việt cổ đã sinh tụ và phát triển trên một lãnh thổ rộng lớn. Sử sách nước ta và nước ngoài từ xưa và hiện nay đều xác định rõ niên đại của triều đại Hồng Bàng, với Quốc hiệu Văn Lang là từ năm 2.879 đến 258 trước CN, được gọi là Kỷ Hồng Bàng, thời đại các Vua Hùng.

Thời kỳ này, nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, lúa nước đã khá phát triển với kỹ thuật đồ đồng, những trống đồng nổi tiếng mà hơn trăm năm qua đã tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta hiện nay và lãnh thổ nước Văn Lang xa xưa. Theo Khảo cổ học, ở Việt Nam lúa nước đã có từ 10.000 năm về trước và đồ đồng đã phát triển khoảng cách đây 5.000 năm.Thành tựu khảo cổ học, chủng tộc học, v.v…về cư dân Việt cổ và vùng Đông Nam Á, tuy đến nay vẫn còn là bước đầu, mới mẻ nhưng cũng đã chứng minh được phần nào những điều trên.

Thầy giáo và học trò thời Hùng Vương

Qua quá trình nghiên cứu của nhà giáo về hưu Đỗ Văn Xuyền, các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong cả nước đã ghi lại danh sách các thầy giáo và học trò thời Hùng Vương. Bước đầu chúng ta biết từ Hùng Huy Vương – Hùng Vương thứ 6 đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 18 trường ở kinh đô và địa phương, với số học trò được biết là 23 người. Học trò học ở các trường mà trong thần tích, thần phả không nêu tên thầy giáo là 17 trường với số học trò là 35 người. Như vậy có 19 thầy giáo và 35 trường học rải khắp các địa bàn trong cả nước và 58 học trò tiêu biểu. Ta khiêm tốn gọi đó là những dấu tích của nền giáo dục thời Hùng Vương. Cũng trong quá trình nghiên cứu đó, ông Xuyền còn tìm thấy thời Bắc thuộc lần thứ I từ năm 111TRCN đến năm 39 – thời Bà Trưng có 10 thầy giáo, 68 học trò và 36 trường ở các địa phương.


Tượng thầy trò Vũ Thê Lang được thờ trong Thiên Cổ Miếu

Sau đây là danh sách các thầy giáo và học sinh thời Hùng Vương của nhà giáo Đỗ Văn Xuyền tìm ra:

1. Danh sách 18 thầy giáo

STTThời - Thầy giáoChi tiết
1Thời Hùng Vương thứ 6 – Hùng Huy Vương có thầy Lý Đường HiênDạy học ở Yên Vĩ huyện Hoài An phủ ứng Thiên đạo Sơn Nam nay là huyện Ứng Hoà Hà Tây. Thầy có hai học trò là Cao ĐườngLý Đáhọc giỏi thấu tỏ mọi lẽ kinh sách, người đường thời ai cũng khen là thần đồng.
2Lý Đá và Cao Đường

Mở trường dạy học tại Xuân La Nguyễn Xá trang Diên Phú huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam.

Giặc Ân xâm lược, hai ông theo Phù Đổng đánh giặc, giặc tan về đến núi Sóc Sơn ông cùng Phù Đổng bay về trời. Nhân dân Xuân la Nguyễn Xá trang Diên Phú huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng Trấn Sơn Nam lập đền thờ phụng.

3Thời Hùng vương thứ 9 - Thầy Lỗ CôngDạy ở kinh thành Văn Lang, là cháu ngoại vua Hùng Định Vương. Có học trò là Hoàng Trù ở xã Bồng Lai huyện Từ Liêm Hà Nội theo học.
4Thời Hùng Vương thứ 16 – Thầy Ngô TiênDạy học ở Xuân Áng xã Thuỵ Trang huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng lộ Hải Dương có người học trò là Phan Hộ mày hổ, mũi rồng, tiếng như chuông, mới sinh ra đã có răng, học được một năm giỏi giang, văn võ tinh thông, tài trí khác đời.
Ông vào chữa bệnh cho Thái Phi vua thấy tài giỏi, phong “Đốc trưởng tiền quên ngự đô lực sĩ, Đông Đại tướng quân thiên hộ hầu.
5Thời Hùng Vương thứ 18 – thầy Cao ĐườngDạy học ở khu Khổng Tước Châu Hoan, học trò là Hùng Duệ Vương. Còn có người học trò là Chu Hoằng theo học được hơn 4 năm mà văn chương thông thái, võ bị tinh thường. Ông theo Tản Viên Sơn Thánh, trở hành vị tướng đánh Thục giỏi được vua phòng: Cai số Đại vương. Ngày 10 tháng 11 ông tự hoá, nhân dân khu Bùi Trang Hạ Bái huyên Diên Hà lập đền thờ phụng.
6Thầy Nguyễn ThiệnQuê ở làng Yên Vỹ, động Hương Tích, huyện Hoài An phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam đến học ở Thượng Khu xã Vĩnh Lai, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông có hai người con trai cùng sinh giờ ngọ ngày 12/8 năm Bính Tý, lại là hai học trò văn võ toàn tài, thao lược hơn người. Khi cha chết hai anh em đến Sơn Tây vào yết kiến Tản Viên Sơn Thánh và kết nghĩa anh em cùng nhau đánh Thục thắng lơị, được Hùng Duệ Vương phong: Đại tướng công.
7Thầy Hải ĐườngDạy học ở kinh thành Văn Lang có người học trò tên là Nguyễn Mục sinh ngày 12-9 năm GIáp Ngọ, con ông Nguyễn Danh Huyên và bà Đào Thị Túc ở trang Đông Đồ huyện Kim Hoa phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc, đến ở nhà cậu rột là ông Đào Công Hải làm huyện Doãn Châu Phong (Bạch Hạc) để đi học. Mới học được vài năm mà Nguyễn Mục văn chương võ nghệ tinh thông. Hùng Duệ Vương yết bảng chiêu hiền. Nguyễn Mục ứng thi được vua ban chức: Đại Phu tham gia triều đình chính sự. Quân Thục xâm lược, Nguyễn Mục cầm quân đánh thắng giặc trở về được Vua phong: Y Mục đại vương. Ngày 2 tháng chạp năm Kỷ Dậu ông hoá, vua truy phong Thượng đẳng thần tối linh. Nhân dân trang Bối Khê huyện Đông Yên phủ Khoái Châu lập đề thờ phụng.
8Thầy Lã tiên sinhDạy ở Hồng Châu Hải Dương có hai người học trò là Cao Sơn và Quý Minh vă võ đã hơn người. Bấy giờ Hùng Duệ Vương hạ chiếu kén nhân tài. Hai ông ứng thi trúng tuyển, vua phong cho hai người chức Chỉ Huy Xứ: Tả Hữu tướng quân. Vâng mệnh vua hai ông đưa quân trấn thủ ở sông Lô, sông Thao, sông Đà đề phòng quân Thục xâm lược. Hai ông lập đồn ở xã Tiên Du huyện Phù Khang phủ Tạm Đái đạo Sơn Tây về sau là xã Tiên Du tổng Hạ Giáp huyện Phù Ninh Phú Thọ…
Ngày 10 tháng 11 hai ông đã hoá, nhân dân nơi đây đã tôn thờ làm Thành Hoàng làng.
9Thầy Lỗ tiên sinhDạy học ở xã An Canh huyện Thiên Thi nay là huyện Ân thi, Hưng Yên. Thầy có 3 người học trò là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Chiêu, Nguyễn Minh là con ông Nguyễn Xuân và bà Đoàn Thị Nghi. Ba người cùng sinh một bọc ngày 10-3 năm Bính Thìn, thật là khôi ngô kỳ vỹ. Năm lên 9 tuổi ba anh em đều theo học thầy Lỗ tiên sinh, học được ba năm đã tinh thông văn võ. Năm 15 tuổi tài năng của 3 ông đã nổi bật, nhân dân và hào kiệt trong vùng đều khâm phục. Năm 19 tuổi Hùng Duệ Vương ra bảng kén chọn nhân tài, ba ông đều trúng tuyển. Vua hài lòng phong cho ông Tuấn chức: Tư Tào điển lạc quan, ông Chiêu chức: Tả Tư tào phán quan, ông Minh chức: Hữu Tư tào phán quan. Quân Thục đến xâm lược, ba ông theo Tản Viên Sơn Thánh đánh giặc.
10Thầy Lỗ Đường Tiên sinhDạy ở xã Đại Đồng thuộc huyện An Đường phủ Thượng Hồng tỉnh Hải Dương.
Có người học trò là Trương Sơn Nhạc sinh giờ Thân ngày 8 tháng giêng năm giáp Thân, rất kỳ lạ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, trong bụng có điểm nét chữ “son” trông tựa như chữ thần tiên. Một tuổi đã biết nói, năm lên 7 theo học thầy Lỗ Đường, chẳng bao lâu văn võ kỳ tài, được Hùng Duệ Vương giao cho chức Bố Chính Quan. Quân Thục đến xâm lược, ông là vị tướng đã đáh thắng giặc rồi tự hoá.. Nhân dân làng Nhiễm Dương tổng Nghĩa Xá, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh lập đền thời phụng.
11Thầy Niệm HưngQuê ở Mộ Trạch Hải Dương được nhân dân làng Lỗ Khê phủ Từ Sơn Bắc Ninh đón về dạy hỏi: Năm 23 tuổi nhà vua hạ chiếu kén anh tài. Niệm Hưng ứng tuyển được Hùng Duệ Vương phong chức: Chỉ Huy xứ. Quân Thục xâm lược, ông lĩnh chức Tiền Đạo đại tướng quân, đánh thắng quân Thục ông trở về Lỗ Khê tự hoá, nhân dân tôn thờ làm Thành Hoàng Làng.
12Thầy Nguyễn MinhQuê ở huyện Lôi Dương Châu Ái đến xã Màn Xuyên tổng Đông kết huyện Đông An mở trường dạy học. Bấy giờ Hùng Duệ Vương mở khoá thi, vào thi Đình nhà vua chấm ông đỗ đầu khoá, được vua gả công chúa Ngọc Nương – công chúa thứ ba, ông cùng với Tản Viên Sơ Thánh đánh giặc Chiêm Thành thắng lợi được vua phong: Trấn Chiêm Thành cửa ải đại tướng quân.
13Thầy Lỗ tiên sinh

Dạy học ở Động Lăng Xương huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá, có ba người học trò là Cao Hiển công, Cao Minh công, Cao Tùng công quê gốc ở Châu ái đến ngụ cư ở Lăng Xương. Ba học trò này thật là dị tướng, hai gồ má cao vọi, tay dài chấm gối, bàn chân có 7 cái lông dài. Học mới 3 năm mà đã am hiểu nghĩa lý, kinh sử lầu thông.

Vì có công đánh giăc Thục khi hoá được vua phong Thượng đẳng phúc thần.

14Thầy Phạm Công TuyểnQuê ở trang Hội Triều huyện Hoàng Hoá phủ Hà Chung Châu ái làm quan ở châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam. Ông là Người văn chương nổi tiếng. Sau khi vợ chết ông tư quan về dạy học ở Châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, sau lại chuyển về khu Đăng Xuyên xã Đăng Định huyện Thiên Thi… Sau khi chết nhân dân xã Đăng Xuyên huyện Ân Thi tôn thờ Thành Hoàng làng.
15Thầy Vũ côngỞ Mộ Trạch Hải Dương dòng dõi thi thư lên cung thành kinh đô Văn Lang, ở thôn Hương Lan, ngày nay thuộc xã Trưng Vương – Việt Trì dạy học. Hai ông bà sinh được người con đặt tên là Vũ Thê Lang, khi trưởng thành Vũ Thê Lang đã dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Nhân dân đã lập đền thờ vợ chồng Vũ Thê Lang, đền này có tên là “Thiên Cổ Miếu”.
16Thầy Lý Đường tiên sinhDạy học ở động Lăng Xứơng huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng, đao Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Nguyễn Chiêu học thầy 3 năm liền. Sau này Nguyễn Chiêu gọi là Tả Viên Sơn Thánh phò mã của Hùng Duệ Vương.
17Thầy Ngô tiên sinhDạy học ở thôn Trì La Huyện Thiên Thi Xứ Sơn Nam. Có hai người học trò tên là Phạm Đá, Phạm Dũng cùng sinh một bọc ngày 9/3 năm kỷ Mùi, con ông PHạm Đạt và bà Đinh THị Duyên, quê nội ở sách Biện Sơn huyện Lôi Dương phủ Thuận Thiên Châu ái. Hai học trò này hình dáng kỳ dị, mày ngài hàm én, tay dài chấm gói, bàn tay có 7 chiến lông mọc dài, năm lên tám tuổi hai anh em đến học thầy Ngô tiên sinh, mới học được vài năm đã thông kinh sử. Thời An Dương Vương có giặc Đại Man đến cướp phá Cao Bằng, Hưng Hoá. Nhà vua truyền hịch tuyển lựa chọn nhân tài. Hai ông ứng tuyển được nhà vua phong cho ông Phạm Đá là Bình Man Đô nguyên soái, ông Phạm Dũng là Thiên Quan đại tướng công. Hia ông dẹp yên giặc lại trở về Trì La, khi hoá nhân dân tôn Thành Hoàng làng.
18Thầy Dương Như Tồn tiên sinhDạy học ở Lỗi Giang, Tề Giang xưa, nay thuộc Thọ Xuân Thanh Hoá là thầy dạy tể tướng Lữ Gia thời nhà Triệu.

2. Danh sách 23 học trò

STTThời - Học tròChi tiết
1Thời Hùng Vương thứ 6 - ông Tạ Quang và bà Trần ThịỞ xã An Phú huyện Từ Sơn Bắc Ninh có 5 con học ở xã Điềm Xá huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu Hưng Yên. Năm người con này khi trưởng thành đã cùng với Hùng Đức huyện quan Tiên Lữ đánh giặc ở Châu Quỳnh Nhai, Tuyên Quang…. được vua phong: Ngũ vị đại vương.
2Người con giai là Vũ Nghị

Con ông Vũ Huy Hiển, bà Hoàng Thị Việt. Năm 12 tuổi ha mẹ cho đi học ở thôn Trung xã Vĩnh Lại tên nôm là làng Giải Thượng huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Thời Hùng Hy Vương có giặc Cao Man giặc Ân ông đã cùng với người cậu là Hoàng Công Độ, lạc tướng ở kinh thành Văn Lang đi đánh giặc lập nhiều chiến công. Ông Vũ Nghị đã hoá theo Thánh Gióng ở núi Sóc Sơn.

3Đời Hùng Vương thứ 6 có Vũ Lang LữuSinh giờ Dần ngày 20 tháng giêng năm ất sửu là con ông Vũ Sùng và bà lê Thị Ngọc, học ở sách Lam Sơn, Ái Châu, Thanh Hoá. Sau lại chuyển đến học ở huyện Nam Xang phủ lý Nhân đạo Sơn Nam. ông thông thạo văn chương, thượng thiên văn, hạ địa lý, không một vật gì không biết, không một việc gì không hay, đời bấy giờ khen là: ông thánh trẻ. Giặc Ân xâm lược nước ta Vũ Lang Lữu cùng Thánh Gióng đánh tan giặc. Ông được vua phong: Võ Gia Hỗu giám sát đại tướng quân. Khi ông mất làng Vũ Xá tổng ngu Nhuế phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam lập đền thờ phụng.
4Hoàng tử Hùng Bảo, Hùng ChânCon Hùng Huy Vương và con Hoàng hậu Phương Dung. Hoàng tử Bảo sinh ngày 12/02 năm Giáp Tí. Hoàng Tử Chân sinh ngày 10 tháng giêng năm đinh mão. Hai hoàng tử này học ở kinh thành Văn Lang, với tư chất thông minh, chăm học, ngay từ thuở thiếu niên đã tỏ ra người có tài văn võ. Lúc bấy giờ có giặc xâm lược vua cử hai hoàng tử làm tướng, phong cho hoàng tử Bảo là Bảo quốc lạc hầu, Hoàng tử Chân là Chân Võ đại tướng quân.
5Nguyệt tinh công chúaCháu của Hùng Tạo Vương – Hùng Vương thứ 16 học ở kinh thành Văn Lang, 19 tuổi văn võ kỳ tài, đi 7 bước làm xong bài thơ.
6Hoàng tử Mang CôngCon của Hùng Nghị Vương – Hùng vương thứ 17 học ở kinh thành Văn Lang, là người thiên tư mẫn tuệ. Năm 17 tuổi Mang công lầu thông thiên kinh vạn quyển, hiểu rõ ngọn ngành của mọi nghĩa lý.
7Thời Hùng Duệ Vương có Lương Cội côngCon ông Lương Nhạc và bà Trần Thị Ái, cha mẹ cho Cội công đi học ở động Chung Sơn quận Cửu Chân, Hoan Châu. Cội công rất thông minh, văn tài võ lược đều giỏi, được vua trọng dụng phong làm tướng cử đi đánh giặc, thắng lợi trở về vua lại truy phong; Đài vàng Cội Công Uy linh đại vương. Ông mất, Trang Minh Lương (tức Mỹ Lương) huyện Diên Hà phủ Tân Hưng làm đền thờ phụng.
8Bốn người con: Liêm , Vĩnh, Dũng, BùiVợ chồng ông Đinh Công Bách và Tô Thị Công Nghị quê ở Châu Ái, Thanh Hoá có 4 con theo học ở làng Pó Hoa trấn Sơn Nam Thượng phủ Thường Tín huyện Thượng phúc đạo Sơn Nam. Bốn người con đều đi học chăm chỉ, đều tài giỏi cả văn lẫn võ, tài trí thông minh lẫy lừng thiên hạ, danh tiếng đến tai vua. Hùng Duệ Vương mời 4 chàng trai vào triều để giúp vua trị nước.
9Chàng NgọÔng Nguyễn Trường vợ là Đinh Thị Khương ngày 8 tháng giêng năm Bính Ngọ sinh được người con trai phong tư đẹp đẽ, khí vu hiên ngang đặt tên là Ngọ. Cha mẹ cho Ngọ đi học ở khu Tập Ninh xã Vân Lung động Hoa Lư phủ Trường Yên Châu Ái. Chàng thông hiểu văn chương, tinh thông võ nghệ được Hùng Duệ Vương phong: Trung Thư Lệnh, Quân Thục đến xâm lược, ông là võ Tướng chỉ huy đánh thắng giặc rồi ông tự hoá, làng Tập Ninh xã Vân Lung huyện Hoa Lư – Ninh Bình lập đền thờ phụng.
10Tam Quan họcHùng Thiện Công và Nguyễn Thị Phương có người con trai tên là Tam Quan học ở trang Cao Xá thuộc tổng Lai Cách phủ Bình Giang nay là xã Ca An huyện Cẩm Giàng Hải Dương: Tam Quan học rất giỏi võ nghệ tinh thông, pháp thuật cao cường được Hùng Duệ Vương tuyển dụng phong: Tam Quan địa vương.
113 người con giai: Tuấn, Chiêu, MinhÔng Nguyễn Xuân và vợ là Đoàn Thị Nghị ngày 10/3 sinh một bọc được 3 người con giai thật là kỳ vỹ. Con thứ nhất đặt tên là Tuấn, con thứ 2 đặt là Chiêu, con thứ 3 đặt là Minh. Năm lên 9 tuổi cả 3 anh em đều đi học ở làng cổ Lễ xã An Canh huyện Thiên Thi nay là Ân Thi Hưng Yên. Ba ông có công đánh quân Thục xâm chiếm, khi hoá nhân dân Cỗ Lễ thờ; “Tam vị Thành Hoàng”
122 con giai: Minh Đức, Chiêu ChungĐặng Cẩn vợ là Phùng Thị Thuần ngày 10 tháng 4 năm Nhâm Thân sinh được 2 con giai , dung mạo khôi ngô kỳ lạ. năm lên 7 tuổi cha mẹ cho 2 anh em đi học ở Châu Quỳnh Nhai. Năm 16 tuổi lực học hai cậu tinh thông, tài năng võ nghệ khiến vạn phu không địch nổi. Năm 20 tuổi, giữa lúc Hùng Duệ Vương dựng lầu kén rể ở thành Văn Lang để mộ người thông minh tài trí, đức độ hơn người, kén chọn bậc vương lấy công cháu Ngọc Hoa rồi vua trao ngôi báu. Hai ông vào ứng thi tài văn võ ứng đối lưu loát nhưng toàn tài chưa có. Vì thế vua chỉ phong cho 2 ông chức: chỉ huy xứ tả hữu tướng quân. Quân Thục đến xâm lược, hai ông cầm quân đánh thắng giặc trở về và tự hoá ngày 3 tháng 12 nhân dân Nghĩa trang Lưu Thượng, Lưu hạ đạo Hải Dương lập đền thờ phụng.
13Thời Hùng Duệ Vương - Vũ UyÔng Vũ Phục vợ là Quế Hoa ngày 18 tháng 3 giờ Tý năm Nhâm Dần sinh được người con trai đặt tên là Vũ Uy, năm 14 tổi cha mẹ cho Vũ uy học ở xã Đan Tràng tổng Đan Tràng huyện Cẩm Giàng phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương, võ nghệ tinh thông, học một biết mười, quân Thục đến xâm lược, ông xin nhà vua cầm quân đánh giặc, chiến thắng ông trở về bản quán xã Đan Tràng và tự hoá được vua phong: “Thượng đẳng phúc thần”
14Con trai tên HoằngÔng Nguyễn Lương vợ là Đinh Thị Tố ngày 10-8 năm Giáp thân sinh người con trai đặt tên là Hoằng, có nước da trắng ngần, mắt sáng như sao, sau lưng có 28 nốt ruồi, dười đùi có 7 cái lông. năm 12 tuổi ông kết bạn với Sơn Thánh và đến bái yết Hùng Duệ Vương được vua pong “Dũng lược tướng quân” hộ giá nhà vua. Ông có công đánh thắng quân Thục được vua gia phong: Hoằng tướng quân đại vương. Khi ôg hoá làng Cổ Viễn, Bình Lục, Hà Nam lập đền thờ phụng.
152 con trai: Mang công, Mỹ công.Ông bà Cao công ngày 2 tháng 2 năm Giáp thân sinh một bọc được 2 con trai đặt tên là Mang công, Mỹ công. năm 11 tuổi cha mẹ cho hai anh em đi ọc ở Vũ Ninh, học được 5 năm văn võ rất giỏi. Quân Thục xâm lược Hùng Duệ Vương triệu hai ông về triều, cử đi đánh giặc. Thắng giặc trở về hai ông tự hoá ngày 10-6 được vua truy phong: “Thượng đẳng phúc thần”. Làng Mão Cầu Phủ Lý Nhân Hà Nam lập đền thờ phụng.
16Đời vua Hùng Vương thứ 18 - Cao Sơn, Cao MinhÔng Nguyễn Tùng vợ là Lê Thị Diêu ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần sinh được hai con trai mặt mũi khác thường đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh – Năm lên 6 tuổi cha mẹ cho đi học ở Hồng Châu Hải Dương. Năm 16 tuổi cả hai anh em đều tinh thông võ nghệ. Vua hạ chiếu tìm người tài giỏi. Hai anh em đến bái yết nhà vua được vua phong cho hai người làm: Đô chỉ huy xứ tướng quân Cao sơn và Quý Minh là hai nhân vật từng được thờ rất nhiều với những lai lịch sự tích mỗi nơi một khác. Có nơi cho Cao Sơn và Quý Minh là Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh là Nguyễn Hiển và Nguyễn Sùng anh em con chú con bác với ản Viên. Cao Sơn và Quý Minh là anh em kết nghĩa với Tản Viên. Có người lại cho rằng Cao Sơn và Quý Minh là tước hiệu tránh viết tên huý..
17Chung côngý Công Hiển vợ là Đinh Thị Huyền ngày 10-2 năm Mậu Thân sinh được người con trai tay dài quá gối, chân có 7 cái lông dài, cha mẹ đặt tên là Chung công. Một tối Chung công đã biết nói, 7 tuổi đi học ở động Lăng Xương huyện Thanh Châu phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Mới học được mấy năm đã thông hiểu cả văn võ. Lớn lên cùng với Sơn Thánh cầm quân đánh Thục.
18Đời Hùng Vương thứ 18 - Nam Định

Ở làng Lưu Xá huyện Thượng Hiền phủ Nghĩa Hưng đạo Sơn Nam có ông Trương Tùng vợ là Phùng Thị ích đến ngụ cư ở trang Trịnh Xá khu Nguyên Xá huyên Đông Ngàn phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc. Ngày 10/3 năm Quý Tỵ sinh được cậu con trai đặt tên là Nam Định. Lên 3 tuổi đọc thông sử sách, lại giỏi võ nghệ, đám học trò thời ấy thán phục và khen là thần đồng. Năm 21 tuổi, lúc này Hùng Duệ Vương xuống chiếu cầu hiền Nam Định ứng tuyển, trả lời các câu hỏi của vua đều lưu loát, vua khen và ban danh là Trung Định Công và giao cho chức chỉ huy xứ ở huyện Thượng Hiền đạo Sơn Nam.
Hùng Duệ Vương sinh được 20 hoàng tử, 6 công chúa nhưng đều nối gót lên tiên cả, chỉ còn lại 2 công chúa. Con gái lớn là Tiên Dung đã gả cho Chử Đồng Tử còn công chúa Ngọc Hoa duyên đẹp thời lành chưa định. Vì vậy mà giao cho Trung Định công dựng lầu ở cửa Việt Trì gọi là “Tuyển tế đại hiền lau” – Lễ đón người hiền, chọn rể, đề biển là: “Ngoan nguyệt cầu hiền” nghĩa là ngắm trăng cầu hiền - để nhà vua gả công chúa và truyền ngôi báu cho. Lúc bấy giờ chỉ có Sơn Thánh họ Nguyễn tên Tùng người Đạo Sơn Nam có nhiều phép lạ, vua cho rằng đó là người kỳ tài bậc nhất thiên hạ, vua đã gả công chúa và nhường ngôi báu.

Quân Thục đến xâm lược Trung Định công được vua phong: Tiền đạo đương lộ tướng quân, đi giết giặc. Thắng giặc trở về ông tự hoá ngày 15/7 nhân dân khu Nguyên xá tôn thờ làm thành hoàng.

19, 20, 21, 224 con trai của Hùng Vương thứ 18Hùng Vương thứ 18 ở Châu Quỳnh Nhai có ông Cao Bảo và Cao Hình lấy vợ ở Thanh Ba làng Vũ Lao. Năm Đinh Sử tháng 3 ngày 10 vợ ông anh sinh 2 con trai và một con gái. Ngày 10-8 năm ấy vợ ông em sinh một bọc 2 con giai. Thế là hai anh em sinh được 4 giai một gái. Bốn con giai thân thể lẫm liệt, cao to, môi rồng, mặt phượng, hàm én, mày hùm. Con gái thì phương phi, mặt như gương sáng, nhan sắc như tiên nữ. lên 3 tuổi người anh đặt tên cho con là Minh Công, Tín Công và con gái Dung nương. ông em đặt tên cho con là Cao công, Bạch công. năm lên 7 tuổi hết thảy đều thông minh, trí tuê, khí độ hơn người. Nam anh hùng, nữ tuấn tú. Lúc bấy giờ ở châu Quỳnh Nhai có người họ Đinh là nhà cự tộc gia thế, tìm cách giết chết 2 anh em giai và người vợ ông em. Bà vợ ông Cao Bảo đưa 3 con và 2 cháu đi chốn ở làng Thượng Nông huyện Tam Nông phủ Lâm Thao, ở nhà bà Ma Thị Chính và cho các con, các cháu học ông thầy ở làng Đào Xá Thanh Thuỷ. Học được 4 năm, tài chí của con trai và con gái khác thường. Bốn con trai giúp nhà vua đánh Thục còn Dung nương thì lấy vua làm thập tứ cung phi (cung phi thứ 14)

Giả thuyết chữ Việt cổ đầu tiên là khi nào và chữ Việt cổ còn lưu lại ở những đâu?

Trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, tác giả Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình.

Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà Ông gọi là chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề "Mời trầu" có nội dung ca ngợi tình yêu.

Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng. Do âm mưu đồng hóa của kẻ thù, chúng tìm cách triệt phá, không để lại dấu tích của thứ văn tự cũ, nay vẫn còn truyền lại và lưu hành trong một bộ phận nhỏ xã hội. Theo nghiên cứu của Ông thì:" Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thư chữ này"

Văn bản chữ Việt cổ còn lại những gì? Đúng là tài liệu của ta vừa bị giặc nước huỷ diệt, vừa bị ta không biết cách bảo tồn, thí dụ đã từng có một tài liệu về chữ Việt cổ của gia đình cụ Lê Huy Nghiệm sau cách mạng Tháng Tám đã bị mất.

Dù giặc ngoại xâm đã tước đoạt, đã thiêu huỷ những tài liệu quý báu của tổ tiên chúng ta như Mã Viện đã tịch thu tất cả những trống đồng có khắc chữ trên đó để đúc ngựa dâng cho Hán Quang Vũ và đúc cột đồng trụ. Năm 207 sau công nguyên, Sỹ Nhiếp du nhập sang nước ta chữ Hán đồng thời ra lệnh thiêu huỷ sách vở và cấm nhân dân không được dùng thứ chữ viết của tổ tiên ta. Nhưng chữ Việt Cổ càng ngày càng phát lộ nhiều: Trên trống đồng, trên qua đồng, trên vách các hang động, bãi đá cổ ở Sapa, ở Pá Màng xã Liệp Tè Thuận Châu Sơn La, chữ Việt Cổ còn tồn tai vùng biên viễn Thập Châu. Thư viện Sơn La đã sưu tầm được gần 1500 cuốn sách, Bảo Tàng Sơn La cũng sưu tầm được gần 1000 cuốn sách trong đó là chữ Thái hay chữ Việt Cổ mà chưa nghiên cứu vấn đề này. Nhất định chúng ta tìm thấy và giải mã được chữ Việt Cổ, chữ của tổ tiên để lại.

Ông Xuyền đã giải mã hình dạng chữ Việt cổ như thế nào?

Cách đây hơn một thế kỷ, Phạm Thận Duật, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, trong thời gian làm Tri châu ở Tây bắc (khoảng năm 1855) đã phát hiện nhiều bộ chữ mà Ông cho là chữ Thái thổ tự , trong đó có một bộ chữ cái có kèm ghi chú chữ Hán. Theo mô tả của Ông, thứ chữ này được viết theo chiều ngang, bộ chữ gồm 18 thể chữ cái theo vần bằng, 18 thể chữ cái theo vần chắc. Còn ở Châu Mai Sơn, Châu Minh Biên có bộ chữ gồm 17 thể chữ cái theo vần bằng, 15 thể chữ cái theo vần chắc. Ngoài ra còn 11 chữ và nét phụ ở 04 bên mà Ông gọi là "tứ bàng phụ họa, sử dụng 03 thể chữ cái đảo lên, lộn xuống, ghép lại với nhau thành từ, thì đều có thể thông với văn tự Trung châu" (tức là có thể chuyển ngữ cho chữ Hán).

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, Đỗ Văn Xuyền sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là:

- Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ?
- Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của kí tự đó không ?
- Có giải quyết được các "nghi án" về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ?
(Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm)

Đây là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (không phải chữ tượng hình nguyên thuỷ) có cấu tạo gần với hệ chữ la tinh của phương tây, nên rất dễ học. Tuy nhiên bộ chữ này có một nhược điểm là những chữ nguyên âm luôn thay đổi vị trí (Tứ bàng phụ hoạ). Phải mất nhiều năm nghiên cứu ông Xuyền mới tìm ra qui luật - Qui luật đặt vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ trời nguyên âm đặt phía trên, từ đất nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ cha, con nguyên âm đặt phía trước hoặc sau). Để thuộc bảng chữ cái và nắm được qui luật ghép vần , người ta có thể học sử dụng được bộ chữ này để đọc, viết trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Nhóm nghiên cứu đang đang tập trung nghiên cứu để một ngày gần đây chứng minh giả thiết cho rằng, Những nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ.

Nhóm nghiên cứu rất cần sự ủng hộ của các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu khoa học của nhà nước để hoàn thiện công trình khoa học này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: