Nói với người đổ lỗi cho Kinh Tế Thị Trường

05:33 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Mười Hai, 2019

Hiện nay hàng ngày như người dân phải chịu khổ hơn cả những gì truyền thông đưa tin về hệ thống y tế, giáo dục, môi trường, giao thông, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ…. Vô vàn nhiều sự gian, giả, bẩn, ẩu, hại… ảnh hưởng xấu đến từng gia đình, tác động đến từng người dù đó bất kể là ai đều có thể bị chúng bao vây hoặc xâm nhập ở mọi mức độ.

Đáng thương những ai vẫn mê cố với những bài toán ‘kinh dịch’ nhỏ nhoi hòng ‘phong thủy’ tội nghiệp cho ngôi nhà của họ nhưng không thể mưu cầu được sự an lành, an lạc, an phúc cho được khi sống trong một bối cảnh như vậy.

.

Chúng ta bị nghe khá nhiều ( phần lớn từ người có trách nhiệm chính và lớn trong xã hội ), kêu lên như vô can rằng : ‘lỗi tại cơ chế thị trường’… rằng tiền chi phối tất cả, rằng lợi ích làm lóa mắt, rằng chạy theo vật chất….. Thật thảm hại bởi sự lừa dối nhân tâm như thế.Chính nhiều người trong số họ, ngày xưa tích cực tạo ra và bảo vệ cho ‘cơ chế kế hoạch hóa bao cấp’ …. Rồi đến một ngày không chịu nổi với những hệ quả của việc sai quy luật phát triển xã hội , quay ra nhìn ngó một góc thế giới, rón rén áp dụng một phần cơ chế thị trường…. chẳng đến đầu đến đũa vì thiếu triệt để, không đầy đủ… nên các hoạt động kinh tế - xã hội bị méo mó hết cả, nên mọi sự trở nên bất thường, bât lường bất trắc …. Họ quay ra đổi lỗi cho cơ chế thị trường.

.

Hễ ai có trách nhiệm mà đổ lỗi trước những thất bại của lĩnh vực mình làm, họ đã là yếu kém. Kẻ được ủy nhận những chức vụ cao với quyền lực và nguồn lực to lớn của nhân dân, của quốc gia mà đổ lỗi thì đại tồi tàn. Chúng cũng khôn lỏi đến mức biết đổ lỗi cho cái khái niệm có vẻ vô hình vô ảnh, vô địa chỉ, vô nhân xưng là ‘cơ chế thị trường’ !

.

Chúng ta hình dung về điều căn bản : nếu là cơ chế thị trường đúng đủ về quy luật giá trị thì trình độ nào đáng mức lương đó , tiền nào tìm của đó, chất lượng nào định mức đó, việc nào chi phí đó, kết quả nào tiền đo đó…. Nhưng rất rất nhiều sự vi phạm do : không dám thừa nhận, không dám áp dụng, không dám minh bạch…. Mà ‘sự không dám’ này không nằm ở nhân dân, không nằm ở thị trường, mà nằm ở não trạng cũ kĩ , ở tri thức nửa vời, ở thiếu sòng phẳng, ở thái độ lưỡng cư, ở tính biển lận…. của các vị quản lý nhà nước !

Ví dụ về những méo mó do những điều trên gây ra nhiều vô kể, ai ai cũng ngồi nói cả ngày không hết : nào là người tốt khó sống chính trực, người giỏi thì rời bỏ đi… nào là hàng hóa treo đầu dê bán thịt chó…nào là tha hóa đạo đức công vụ mà tham nhũng đủ kiểu….. nào là giá đất ở trên trời….. nào là phong bị phong bao trong các giao dịch…. Nào là cò mồi và các kiểu chạy chọt…..

.

Trong tính phi thị trường, yếu tố căn bản làm méo mó toàn bộ cơ chế thị trường chính là chính sách lương… Tôi đồ rằng nhiều ông Bộ trưởng là thích cái này với tâm lý : mình chức to thế mà lương chỉ thế…nên trách nhiệm đến thế, và vì thế dễ được thông cảm với tiêu cực. Gia cả lao động mà không đúng quy luật giá trị thì hòng mong gì có giá trị ???!!! Nhiều người người bình thường hưởng lương không theo quy luật giá trị của thị trường cũng nảy sinh rất nhiều tâm thái biến tướng…. Hậu quả cuối cùng là nền kinh tế bị rơi vào ‘bẫy thu nhập thấp’ , các doanh nghiệp tạo ra giá trị phải trầy trật đối phó, biến báo, giằng giật….

.

Tôi đã từng viết chính kiến của mình : MAFIA = CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG BỊ MÉO MÓ + SỰ THẤT BẠI CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

.

Ai mới đủ sức làm cơ chế thị trường bị méo mó? Trách nhiệm sửa chữa sự méo mó đó thuộc về ai? Ai sẽ hưởng lợi từ nền kinh tế - xã hội dị dạng đó ? Rõ ràng không phải là nhân dân rồi ! Nhưng nhân dân bị chịu tất cả những hệ quả xấu xa của nó, trong cảm giác không rõ là do ai… bịt bùng mắc tóc…

.

Chúng ta với tính liêm chính, với những quan sát xã hội đoan chắcrằng : mọi người lao động luôn nỗ lực với mong muốn được tính đúng đủ, được sòng phẳng, được minh bạch giá trị trong ‘cơ chế thị trường’ đúng nghĩa ! Thật ghê gớm, thiếu liêm xỉ cho hạng người đầu đội chức vụ nhà nước, tay cầm quyền lực nhà nước, ngực đeo sứ mệnh nhà nước lại rất sành lỏi đổ lỗi cho cơ chế thị trường. Thật rất có tội khi ai quyền cao chức trọng mà chỉ cốt vinh thân phì gia, rào kín cổng cao ‘kinh dịch phong thủy’ cho cái khuôn viên nhà mình, mà bất chấp đời sống xã hội xuống cấp, khiến nhân dân khắp nơi lầm khổ!

.

Chúng ta biết rõ không có công cụ nào tuyệt đỉnh, không cơ chế nào là hoàn hảo, nhưng biết rõ Đạo Lý: quan chức đàng hoàng không nên đổ lỗi, quản lý nhà nước có chức năng kiến tạo và khắc phục các sai lỗi, thuận theo quy luật thì dễ hanh thông, dân giàu nước mới mạnh… Trong đó ‘cơ chế thị trường’ ngày càng được các chính phủ hoàn thiện hơn trở thành phương thức như thế giới văn minh đang vận hành. Nó năng động hơn, văn minh hơn là nhờ chúng ta vận được đúng cốt lõi quy luật giá trị của nó!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.