Nhường đường cho người thì đường của mình mới rộng rãi

09:07 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Tám, 2021

Người xưa có câu: “Nhường đường đi cho người thì con đường của mình mới rộng rãi, thoáng đãng”. Từ xưa đến nay, người có thể hợp thời mà nhường nhịn, biết tiến biết lui, không tranh đấu, thì thành tựu trong cuộc đời cũng thật là cao thượng. Có một câu chuyện và cũng là bài học rất đáng giá của nhà Nho nổi tiếng Tăng Quốc Phiên như sau.

Tăng Quốc Phiên là một danh thần nổi bật của triều Thanh, nhưng quá trình làm quan của ông cũng trải qua nhiều thăng trầm. Ông từng bị hãm hại và giáng chức, chịu nhiều tủi nhục, sau lại được thăng chức lên làm quan nhị phẩm. Bấy giờ ông được ban cho chiếc kiệu tám người khiêng gọi là Lục Ni kiệu. Nhưng bản tính của ông là luôn tiết kiệm, khiêm tốn, không muốn cao ngạo. Vì thế, Tăng Quốc Phiên quyết định vẫn dùng chiếc Lam Ni kiệu, là chiếc kiệu bốn người khiêng mà ông hay dùng.

Danh thần Tăng Quốc Phiên


Theo luật lệ triều Thanh, người ngồi trên kiệu ít người khiêng hơn khi nhìn thấy người ngồi trên kiệu nhiều người khiêng thì đều phải cung kính nhường đường. Nếu không tuân thủ, thì chủ nhân của chiếc kiệu ít người khiêng sẽ bị đánh đòn.

Lần ấy, Tăng Quốc Phiên ngồi trong Lam Ni kiệu để đi ra ngoài. Khi kiệu của ông đi đến một ngõ nhỏ chật hẹp thì thấy ở phía sau, một chiếc Lục Ni kiệu cũng đang đi tới. Ở vào tình huống này, ông có thể không cần phải nhường đường. Nhưng Tăng Quốc Phiên vẫn sai người hầu đi sát sang một bên, để cho chiếc kiệu phía sau đi lên trước. Nhưng vì chỗ đi lại nhỏ, ngay cả đã đứng sát sang một bên rồi thì chiếc kiệu phía sau vẫn không thể qua được.

Người dẫn đường Lục Ni kiệu thấy thế, thúc ngựa chạy đến, không nghe lời phân trần, kéo rèm kiệu ra và tát vào mặt Tăng Quốc Phiên hai cái rất mạnh.

(Ảnh: Yunpeng Li/Shutterstock, Royalty-free stock photo)


Nhưng điều hài hước là người ngồi trong Lục Ni kiệu kia chỉ là một vị quan tam phẩm, so với Tăng Quốc Phiên thì còn thấp hơn một cấp. Chiếc kiệu của vị quan tam phẩm này đi tới, vị ấy bèn vén rèm, thoáng nhìn thấy Tăng Quốc Phiên, sợ hãi quá, chạy vội đến chỗ ông, rối rít nhận lỗi tạ tội.

Tất cả mọi người im lặng chờ Tăng Quốc Phiên phân xử. Không ngờ Tăng Quốc Phiên nâng vị quan tam phẩm dậy và nhẹ nhàng nói: “Quả thực là kiệu của ta đã cản đường đi của đại nhân, đại nhân hãy lên kiệu, gấp rút lên đường mới là việc quan trọng hơn.

Tăng Quốc Phiên còn quay lại dặn kỹ người hầu rằng: “Phàm là ở đâu, nhìn thấy Lục Ni kiệu thì cho dù đối phương là quan nhỏ thì cũng phải lập tức nhường đường.”

Quan nhị phẩm bị người hầu của quan tam phẩm tát cho hai cái, vậy mà vẫn như không có chuyện gì, lại còn ân cần với đối phương, quả là khác người. Đây chính là chỗ đáng kính phục của Tăng Quốc Phiên.


Tăng Quốc Phiên từng viết: “Kẻ sĩ có ba việc không tranh đấu, đó là chớ tranh đấu danh với người quân tử, chớ đấu lợi với kẻ tiểu nhân và chớ so không khéo cùng trời đất.”

Không so đo sẽ không khiến bản thân rơi vào vòng xoáy tranh đấu, không bị mệt bởi “người lừa ta gạt”, không tạo ra nhiều kẻ thù địch, không sợ lúc nào cũng bị người khác hãm hại. Không so đo còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, có thêm tinh lực để làm việc mà mình mong muốn.

Bởi vì không so đo mọi chuyện, chỉ một lòng một dạ tu dưỡng đạo đức nên Tăng Quốc Phiên đã tạo ra một kỳ tích ở triều đình nhà Thanh. Chỉ trong 9 năm, ông đã được tăng 10 cấp bậc, cuối cùng trở thành một danh thần, được người đời mãi mãi ca ngợi.

Người nhường nhịn không phải là người thua cuộc, cũng không phải là người nhu nhược hèn yếu, mà là người rộng lượng, hiểu được “lùi một bước biển rộng trời cao”. Họ biết buông bỏ lợi ích cá nhân của mình đúng lúc mà mở đường cho người khác, cũng là mở đường cho chính mình. Đây là nét đẹp trong nhân cách, là một loại trí tuệ và là một loại hàm dưỡng.

(Theo Vision Times tiếng Trung)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác"

    16/02/2018Nhật LệNhững trăn trở của luật sư Nguyễn Ngọc Bích trong nhiều cuốn sách và bài viết sắc sảo của ông về kinh tế, giáo dục, triết học... đã thu hút được một số lượng lớn độc giả...
  • Lẽ sống của chúng tôi

    09/11/2017Hoàng Thị Minh HồBằng sự giác ngộ cách mạng hay bằng chủ nghĩa yêu nước, mà hai họ nội, ngoại đã nuôi dạy chúng tôi làm Người – con người biết yêu thương nhau, biết yêu lẽ phải, nhường nhịn, có long nhân ái, kính trên, nhường dưới; đấy là lẽ sống ở đời!
  • Tôn Giáo của Chúng Ta

    28/01/2016Nguyễn Tất ThịnhĐời người càng đi đến sự nhận thức cao, mỗi người chúng ta đều hình thành trong mình, hoặc chịu ảnh hưởng một thứ ‘Tôn Giáo’ nào đó. Tôn Giáo là một tập hợp ‘Vũ trụ Quan Thế giới quan Nhân sinh quan ->….’ Của mỗi người, có thể ban đầu là tự phát, nhưng càng ngày càng mang ý thức sâu rộng mà ‘tri thiên mệnh’...
  • Tự xét mình, ngẫm thấy...

    15/10/2015Nguyễn Chí ThànhNhìn mọi sự ở đời, anh thường truy nguyên nguồn gốc rồi triết lý. Rất hay nhắc câu nói của triết gia cổ Hy Lạp Socrates: “Phải tự xét mình, vì sống mà không suy xét không đáng gọi là sống”...
  • Những cái muốn trong đời

    18/09/2015Đỗ Hoàng LinhLàm người cần phải dửng dưng đối với mùi đời mới tốt và đừng nên nịnh bợ giầu sang. Không ham lợi thì ít bị tai họa, biết nhường nhịn sẽ được bình yên...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Tôn giáo như là một tất yếu của đời sống

    03/07/2015Nhà báo Phan Thế Hải (PTH)Niềm tin và tôn giáo có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là hiểu được tôn giáo và hướng các hoạt động tôn giáo vào việc cải cách xã hội...
  • Bàn về Trọng và Dung

    24/09/2014Nguyễn Tất ThịnhCó một số bạn doanh nhân và cả giảng viên nữa, có gặp hoặc nhắn tin : trong bài ‘Lãnh đạo quốc gia’ tôi viết về ba chiều ‘NÂNG TẦM’ ! Đó là thuật ngữ, và thực tiễn giới lãnh đạo các tổ chức khác nhau vốn luôn quan tâm. Một chiều trong đó là mở rộng cặp ‘TRỌNG/DUNG’ nhưng chưa được diễn giải gì… Mọi người đọc cảm thấy đúng và hay nhưng mong tôi viết thêm đôi dòng...
  • Không tưởng tỉnh táo, không tưởng mộng mơ

    02/02/2014Nguyễn Văn TrọngNgười Việt có truyền thống tôn giáo sâu sắc hay không? Dấu ấn tôn giáo nào còn in đậm trong tâm hồn người Việt cho đến ngày hôm nay? Tôi thấy hình như chưa có lời giải đáp nào minh bạch và thuyết phục cho những câu hỏi trên, mặc dù ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu nhận ra tầm quan trọng của những câu hỏi đó trong việc giải mã những vấn đề văn hóa và thế giới đạo đức của người Việt. Có lẽ một phần là do câu hỏi tôn giáo là gì cũng chưa có được lời giải đáp thỏa đáng...
  • Nhìn lên và nhìn xuống

    29/04/2008Nhà văn Tạ Duy AnhHậu quả của sự nghèo khổ dài dài đã đẻ ra một loạt thói quen, có cái về sau trở thành đặc tính cả tốt lẫn xấu: Quý miếng ăn nhưng lại đề cao quá mức, tiết kiệm và keo kiệt; thắt lưng buộc bụng và tủn mủn; trọng tuổi tác, nhân nghĩa dẫn đến thái quá trong nghi lễ ứng xử; biết lo xa, thương khổ nhưng cũng ghen ăn tức ở...
  • xem toàn bộ