Lẽ sống của chúng tôi

Nhà tư sản yêu nước, nguyên UVUBTƯMT Tổ quốc Việt Nam,
02:24 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Mười Một, 2017
TIN BUỒN:
Tác giả bài viết này - cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người giữ tay hòm chìa khóa gia sản của gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) vừa qua đời đêm 5/11/2017 tại nhà riêng (34 Hoàng Diệu, Ba Đình - Hà Nội) hưởng thọ 104 tuổi. Gia đình cụ đã từng hiến hơn 5000 lượng vàng cho chính quyền non trẻ và căn nhà 48 Hàng Ngang, HN.
Vĩnh biệt bậc nữ lưu hào kiệt hiếm có trong thế kỷ XX rất đáng kính trọng và yêu mến!
(Xem thêm...)
.

Tôi là người phụ nữ xuất thân trong một gia đình nhà buôn. Là nhà buôn, chứ không phải là con buôn. Đã là nhà buôn, thì phải có uy tín làm ăn. Chẳng ai dại gì mua danh ba vạn, bán danh ba đồng!

Hai họ nội, ngoại của chúng tôi đều là những đại gia đình có uy tín trong xã hội lúc bấy giờ. Các cụ nội, ngoại chúng tôi đều là các nhà nho yêu nước, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ngày ấy, vào năm 1944, các anh Khuất Duy Tiến, Hoàng Hữu Nhân đến gia đình chúng tôi giác ngộ cách mạng. Chúng tôi tham gia Việt Minh. Từ chủ nghĩa yêu nước chúng tôi đến với cách mạng là như vậy. Nó thật là đơn giản. Chúng tôi yêu nước, mong muốn đất nước mình độc lập, như ngày hạn mong gặp cơn mưa.

Nhiều lúc nghĩ lại, chúng tôi không hiểu mình đã đến với cách mạng như thế nào?

Bằng sự giác ngộ cách mạng hay bằng chủ nghĩa yêu nước, mà hai họ nội, ngoại đã nuôi dạy chúng tôi làm Người – con người biết yêu thương nhau, biết yêu lẽ phải, nhường nhịn, có long nhân ái, kính trên, nhường dưới; đấy là lẽ sống ở đời!

Chúng tôi buôn bán, được mười thì chỉ giữ lại bảy, còn lại thì giúp đỡ người nghèo, làm những việc phúc đức. Đó cũng là lẽ thường tình. Như thế nó mới bền lâu.

Để nuôi nền độc lập của đất nước, chúng tôi đã cống hiến tất cả.


Ảnh: vợ chồng ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một nhà tư sản Việt Nam
giữa thế kỷ 20. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang
quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của
ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945,
và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Vào những ngày chuẩn bị Cách mạng tháng 8 năm 1945, các đồng chí đã báo với gia đình tôi, “chuẩn bị đón Mẹ về”!

Mẹ là ai? Chúng tôi chỉ được biết đấy là một con người – con Người yêu nước, linh hồn của cách mạng.

Chúng tôi thấp thỏm mong chờ… Ngày 24/8/1945 “Mẹ về”, chúng tôi đón Người. Với mọi người khác trong gia đình, đó là các cụ ở quê ra chơi… mà không ai biết đó là Bác Hồ kính yêu.

Hơn một tháng trời chăm sóc, nuôi giấu phục vụ Bác, chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của người công dân – của người yêu nước.

Ngày ấy tôi mới có ngoài 30 tuổi (tôi sinh năm 1914). Có cái cơ bản ngày ấy để đón Mẹ về, hằng ngày vợ chồng chúng tôi phải lao động cật lực, làm việc tới 18 tiếng đồng hồ. Cũng chẳng đơn giản đâu. Máu làm giàu, tình thân ái. Đó là lẽ sống của chúng tôi.

Những ngày ấy, Bác và các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng đã sống và làm việc ở nhà 48 phố Hàng Ngang của chúng tôi vài chục ngày. Đồng chí Trường Chinh ở ba tháng trời. Anh Võ Nguyên Giáp ở chừng hai tháng.

“Tuần lễ vàng” – chúng tôi đóng góp cho cách mạng 117 lạng vàng. Vận động bà con công thương ủng hộ khoảng 4.000 lạng vàng. Bà Phát Đạt, Lương Thị Tình, ủng hộ 56 lạng vàng, bà Vương Thị Lai 101 lạng vàng.

Họ nhìn vào chúng tôi, một tấm gương để mà mở két của gia đình, đem ra ủng hộ cách mạng.

Thật đáng tự hào, vì họ là những người tư sản yêu nước, yêu độc lập. Họ đã hy sinh tất cả.

Chín năm kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp, chúng tôi sống ở ngoài Phú Thọ - bây giờ là tỉnh Vĩnh Phú. Nhà tôi – ông Trịnh Văn Bô thì công tác ở Ngân hàng Trung ương – ATK, Việt Bắc.
Anh Trịnh Văn Bính – thứ trưởng Bộ Tài Chính của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 sau ngày Tuyên ngôn Độc lập là anh ruột của nhà tôi. Anh đã nhiều năm theo học ở Pháp. Cho đến cuối đời vẫn là thứ trưởng.

Có những lúc, các cháu có thắc mắc và hỏi ông nàh tôi, tại sao nhân viên của Bố đã trở thành thứ trưởng ngành ngân hàng còn bố chỉ là người chuyên viên 3 bình thường, trong khi Bố đx từng là một trong những người sang lập ra ngành ngân hàng, đã từng là Tổng giám đốc Việt Nam công thương ngân hàng.

Chồng tôi nói với các con: “Tao đi làm cách mạng đâu có phải vì đồng lương”.

Việt Nam công thương ngân hàng dược thành lập theo chỉ thị của Trung ương. Khi giành được độc lập, chúng ta chưa chiếm lĩnh được nhà băng Đông Dương.

Gia đình chúng tôi đã bỏ 500.000 đ Đông Dương vào để thành lập Việt Nam công thương ngân hàng. Bản than chúng tôi gương mẫu như vậy nên nhiều người noi theo Ngân hàng huy động được khoảng 1.800.000 đồng.

Chính phủ sử dụng một số tiền đóng góp của nhân dân (hết 700.000 đ) để mua nhà 58 Tràng Tiền (bây giờ là cửa hàng thời trang Hà Nội) làm trụ sở cho Ngân hàng Công thương. Chúng tôi thành lập “Ngũ cốc công ty” do ông Đỗ Đình Thiện làm chủ tịch. Ông Trịnh Văn Bô nhà tôi làm phó chủ tịch. Ông bà Đỗ Đình Thiện là một điều chủ giàu có đã có đồn điền ở Chi Nê, Hòa Bình cho cách mạng làm cơ sở của Bộ Tài Chính- nơi in tiền của cách mạng đầu tiên.

Thực dân Pháp phát hiện ra cơ sở cách mạng này, đã ném bom phá sạch. Chúng tôi bỏ ra 200 lạng vàng để mua cả kho vũ khí ở Chèm cho anh Võ Nguyên Giáp có vũ khí đánh giặc. “Mùa đông binh sĩ”, chúng tôi mua 200.000 áo trấn thủ cho ấm long người chiến sĩ. Chúng tôi mua nhiều cổ phần của công ty sản xuất vũ khí Phan Đình Phùng và vận động nhiều bà con mua. Có lẽ những điều ấy chỉ có Trời Phật chứng giám, cho nên ba con trai của chúng tôi từng ở quân ngũ nơi mưa bom bão đạn, các cháu vẫn vẹn toàn trở về. Cháu Quyết Thắng đã từng ở chiến trường Quảng Trị nóng bỏng vẫn trở về khỏe mạnh. Đơn vị cháu hy sinh gần hết.

Chúng tôi đã đóng góp cho cách mạng 1.200.000 đ, nó tương đương với 5 ngàn lạng vàng thời ấy. Tôi nói như vậy có phải kể công với Đảng không? Một ngàn lần không, chúng tôi sống giản dị đơn sơ.

Tiếp thu lời Bác dạy “kiên trì và nhẫn nại”, gia đình chúng tôi đã một lòng một dạ đi theo cách mạng gần nửa thế kỷ nay. Lúc này đây nhớ về Bác tôi càng thấm thía lời nói đơn giản của Người: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

    19/06/2011Lê Minh QuốcNguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi. Lúc mất, người ta đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc bài thơ Sống - Chết...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Đạo đức Cách mạng

    10/01/2011Hồ Chí MinhNgày 6/ 6/1955, Bác đã viết bài "Đạo đức cách mạng". Bài viết ngắn gọn, sâu sắc của 55 năm trước đã nêu rõ vai trò của đạo đức cách mạng, những nguyên nhân và biểu hiện sa sút tư cách đạo đức và biện pháp tu dưỡng đạo đức cách mạng để xứng đáng là công bộc của nhân dân, xứng đáng làm người Đảng viên đúng nghĩa...
  • Cách mạng và sự hội tụ nhân tài

    21/08/2010Nguyễn Khắc PhêDịp hội tụ những người con ưu tú đã “có nhiều cống hiến trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” (Lời Đại tướng Võ nguyên Giáp) đã nhắc tôi nhớ lại một bài học về sự hội tụ nhân tài, từ một sự trùng hợp kỳ lạ 65 năm trước, mà anh Phan Tân Hội, con trai luật sư Phan Anh - người đã cùng GS. Tạ Quang Bửu thành lập TTNTTH nói với tôi sau cuộc gặp gỡ...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • xem toàn bộ