Những tác phẩm đáng đọc nhất của Mạc Ngôn

10:05 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Mười, 2017

Với độc giả Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách với hàng loạt tác phẩm có sức ám ảnh như Đàn hương hình, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ... Hãy cũng nhìn lại những tác phẩm đã mang đến giải Nobel văn học cho Mạc Ngôn.

.

Khi Mạc Ngôn được xướng tên với giải Nobel văn học danh giá, nhiều độc giả Việt Nam- những ai đã đọc Mạc Ngôn đều cảm thấy nức lòng. Ở Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng 10 năm, độc giả Việt "săn lùng" Mạc Ngôn, sưu tầm Mạc Ngôn với những cuốn sách gây ám ảnh như Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Báu vật của đời, Cao lương đỏ... Ở Mạc Ngôn- người đọc nhìn thấy dũng khí của một cây viết vừa mãnh liệt vừa tưng tửng, vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa. Người đọc thấy những hiện trạng xã hội tan nát, bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội Trung Quốc phơi bày trong văn chương của Mạc Ngôn, nhưng đằng sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một nỗi xót xa, cay đắng.
Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học Trung Quốc, bộ ba tác phẩm đã làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn” hay còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn nước này bao gồm “Cao lương đỏ”, “Củ cải đỏ trong suốt” và “Châu chấu đỏ”. Trong bộ ba tác phẩm này, người ta thấy một Mạc Ngôn với phong cách kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con người, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát.

“Châu chấu đỏ” là tập hợp những câu chuyện lặt vặt mà nhân vật chính hồi tưởng lại về những gì mình từng trải qua hoặc từng chứng kiến. Đó có thể là một vị giáo sư Đại học có vẻ ngoài đạo mạo, đáng kính khi đứng trên bục giảng nhưng những bí mật trong cuộc đời ông lại là một sự sa đọa về đạo đức. Đó có thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố gắng sống chung dưới một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ luôn ngoại tình. Những câu chuyện phản ánh một Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành trong cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, cùng lúc đó, những hủ tục cùng sự đói nghèo đang làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh.


“Cao lương đỏ”(1987) là tác phẩm đưa tên tuổi của Mạc Ngôn đến với văn đàn thế giới khi tác phẩm được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim điện ảnh và sau đó phim đã giành được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994.

“Cao lương đỏ” đưa độc giả trở về thập niên 1920-1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông. Những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao Mật. Đây là nét tính cách điển hình của người dân Cao Mật mà chúng ta sẽ gặp lại trong rất nhiều các tác phẩm sau này của Mạc Ngôn. Ông thường lấy hình ảnh của người dân sống trên mảnh đất quê hương để nhào nặn thành các hình tượng văn học. “Cao lương đỏ” ca ngợi tình yêu và sự tự do. Tác phẩm vừa khốc liệt, vừa bay bổng, vừa rất thực mà lại hòa trộn cả những yếu tố kỳ ảo, phi thường.


“Cây tỏi nổi giận” (1988) đi vào một trong những đề tài nóng bỏng và giàu tính hiện thực nhất trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Bằng ngòi bút sắc sảo và giàu tính nhân văn của mình, Mạc Ngôn đã đề cập tới bệnh quan liêu cửa quyền và hậu quả ghê ghớm của nó trong đời sống người dân. Tác phẩm “Cây tỏi nổi giận” là một ví dụ tiêu biểu cho đề tài gai góc này của ông, người nông dân vốn bình thường hiền lành, nhẫn nhịn tựa như cây gừng cây tỏi nhỏ bé, nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, một khi đã bị dồn nèn quá sức chịu đựng, họ sẵn sàng vùng lên phản kháng như vũ bão.


"Báu vật của đời"(1995) là một tác phẩm nổi tiếng khác trong “vốn liếng” văn chương của Mạc Ngôn. Nó từng là hiện tượng của nền văn học Trung Quốc, tác phẩm được Hội Nhà văn Trung Quốc trao giải nhất ở thể loại tiểu thuyết năm 1995. “Báu vật của đời” đem lại cái nhìn khái quát về giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc, vẫn lấy bối cảnh chính là huyện Cao Mật, Mạc Ngôn đã đưa tới cho người đọc những mảng sáng - tối, khuất - tỏ của lịch sử Trung Quốc trong vòng 100 năm. Tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử của ông.


"Đàn hương hình" (2001) sử dụng chất liệu văn học dân gian làm phông nền khắc họa một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1895-1915. Khi đó Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé. Triều đình Mãn Thanh thối nát, bất lực. Quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí. Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn, "lãnh tụ" của cuộc khởi nghĩa chống quân Đức ở huyện Cao Mật khi đó chỉ là một ông bầu gánh hát. Tác phẩm này đã đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá nhất tại Trung Quốc.

Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong “Đàn hương hình” là hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng đông bắc Cao Mật. Tiểu thuyết một lần nữa khắc họa tính cách ngang tàng, khí khái, lạc quan của người dân Cao Mật trên cái nền là những sự kiện cách mạng nóng hổi. “Đàn hương hình” ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang còn cho người đọc biết về lịch sử các ngón đòn tra tấn, tử hình ở Trung Quốc.

Theo đánh giá của dịch giả Trần Đình Hiến – người đã dày công nghiên cứu tác phẩm của Mạc Ngôn và chuyển thể nhiều tác phẩm của ông sang ngôn ngữ Việt, nét độc đáo của giọng văn Mạc Ngôn nằm ở hai khía cạnh chính. Thứ nhất, ông học tập những nhà văn nổi tiếng bằng cách đi sâu nghiên cứu tác phẩm của họ, tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của họ rồi từ đó áp dụng vào hoạt động sáng tác chuyên nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đó, thứ “vàng ròng” mà ông thu nhận được tuyệt đối không phải là của đi sao chép, nhái lại, hoặc nhang nhác một ai đó. Ông đã gạn lọc học hỏi và tự thai nghén ra một giọng văn mới đặc chất Mạc Ngôn.

Thứ hai, Mạc Ngôn thường đưa vùng đất Cao Mật quê ông vào trong các tác phẩm văn học của mình. Khi đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại. Từ đó, ông thu hút được sự quan tâm của người đọc trên toàn thế giới. Ông dùng quá khứ để viết văn nhưng không “ăn mày dĩ vãng”, thay vào đó ông nâng tầm những những ký ức đó lên trở thành những vấn đề nhân sinh quan của nhân loại và không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình, dù trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân nơi đây "mỗi lần đến vẫn mang theo bí mật".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học gần đây

    14/07/2013Nguyễn Đình Tú...tôi nhận thấy văn trẻ vài năm trở lại đây nổi bật lên ba khuynh hướng sau: Thứ nhất, Lạ hóa, được hiểu là trong tác phẩm có các yếu tố kỳ ảo, hoang đường, lạ, phi lý, dị biệt…; Thứ hai, Tính dục, là các yếu tố sex được sử dụng khá đậm nét trong tác phẩm; Thứ ba, Bình dân hóa, thuộc về khuynh hướng này, xin được hiểu là những tác phẩm đề cao giá trị giải trí”...
  • Thời Của Thánh Thần

    03/11/2010Nhà văn Hoàng Minh Tường có tham vọng lớn là làm một cuộc phẫu thuật lịch sử Việt Nam qua một gia đình nhỏ mà những biến động trong gia tộc có nhiều điểm trùng hợp với lịch sử nước nhà. Tiểu thuyết tái hiện những vết thương thời cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, những dư chấn Giải phóng miền Nam, v.v…
  • Sách dịch ở Trung Quốc và sách dịch ở Việt Nam

    16/12/2009Nguyễn Minh HoàngTheo những số liệu của tờ China Book Business Report, tạp chí ra hàng tuần chuyên cung cấp thông tin về sách vở và về những hoạt động của ngành xuất bản, thì hiện nay khắp Trung Quốc có 568 nhà xuất bản, gồm 219 nhà xuất bản Trung Ương và 349 nhà xuất bản địa phương.
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Người Hà Nội đọc

    30/09/2006Thành NamHà Nội những ngày oi bức cuối hè. Dông lúc nào cũng như dọa dẫm ở một góc trời, chỉ trực chờ đổ nước làm ngập đường phố. Vậy mà đi qua các phố sách, nhất là các phố Đinh Liệt, Nguyễn Xí, vẫn ghé thấy kẻ ra người vào đông đúc lắm. Hình như độc giả Hà Nội chưa bao giờ quay lưng hay thờ ơ với sách?
  • Nghe - Nhìn từ Sách

    23/04/2006Lê MỹMò mẫm qua hàng chục (đếm được đến con số cả trăm) nhà sách, quầy sách lớn bé ở thủ đô Hà Nội, những gì chúng tôi thu nhận được từ sách...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đi tìm danh sách "best seller"

    05/07/2005Để tìm hiểu thị hiếu của bạn đọc hôm nay, chúng tôi đã dựa trên những thống kê về các đầu sách bán chạy của các nhà xuất bản và các cơ quan tương ứng ở TP. HCM để có một cái nhìn tương đối về thị hiếu sách của bạn đọc tại thành phố này...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • xem toàn bộ