Những kịch bản thất thoát người tài

08:44 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Sáu, 2007

Kịch bản số một

Hùng là một học sinh giỏi tin học, ngay từ năm lớp 11, cháu đã giành được giải Nhì tin học toàn quốc, năm 12, cháu đạt giải nhất. Tốt nghiệp phổ thông, cháu đi du học ở nước ngoài. Năm nay cháu mới học năm thứ hai, nhưng vì giành được giải tin học quốc gia của nước mà cháu đang học và của Mỹ, nên có một Công ty đã mời cháu làm việc với mức lương khá cao (đối với một sinh viên) và được phong "sĩ quan” ngay khi bắt đầu nhận công việc. Nghe bố cháu thuật chuyện xong, tôi bèn hỏi, liệu sau khi đã nhận được hết các loại bằng cấp rồi, thằng Bi (tên cháu khi còn bé) có về nước không? bố cháu trả lời:

Nó là con một, bác còn lạ gì tính em, em không muốn nó về nước thì còn gì là em nữa! Nhưng bây giờ trưởng thành rồi, nó có quyền tự quyết định lấy cuộc đời của mình. Em rất lo là nó sẽ chăng muốn về, thêm nữa, nếu cháu về nước mà em lại không xin được việc cho nó thì sao? Gương thằng Hoàng con bác Cả nhà em còn mới nguyên đấy.

Cả hai chúng tôi đều lặng thinh, mỗi người nghĩ một nẻo. Tôi nghĩ đến thằng Hoàng, nó học rất giỏi, tốt nghiệp Đại học ở nước ngoài, cỏ hai, ba Công ty mời cháu làmviệc, cháu muốn vừa làm vừa học tiếp lên, nhưng anh tôi cương quyết bắt cháu về nước, để có thực tế! Về nước rồi, chạy xin việc mới thấy khổ, cháu mới chỉ có bằng đại học, ăn thua gì!? trong nước đầy những "thạc sĩ”. Sau một thời gian trăn trở, bác Cả lại cho cháu trở lại nước mà cháu đã học đại học. Bây giờ thì cháu đang dùi mài kinh sử để lấy bằng Tiến sĩ và tôi tự hỏi, khi có bằng Tiến sĩ rồi, nhớ đến chuyện bố nó đã vất vả mà không xin được việc làm, trong khi lại có Công ty mời mọc, nếu nó có về Việt Nam làm việc hay không? Gương thằng Hoàng như vậy, đến thằng Bi sẽ ra sao?

Kịch bản số hai

Trong một lần họp lớp mới đây, tôi gặp lại Dũng, anh chàng "Pa-ven Coóc-xa-ghin" của lớp tôi. Dũng học giỏi, nhận bằng Đại học và Tiến sĩ đều ở Đức, mọi người xem Dũng là một cán bộ có nhiều triển vọng. Tôi hỏi Dũng:

Cậu lên đến đâu rồi?

Dũng tròn mắt nhìn tôi.

- Ông không biết tôi đã ra làm ngoài cả mấy năm nay rồi à? Bạn bè quan tâm đến nhau gớm!

Đến lượt tôi ngạc nhiên.

- Mình nghe nói cậu là viện trưởng hay viện phó gì rồi cơ mà?

Dũng cười buồn:

- Thì lương thấp chứ sao, lương ông với tôi cũng như nhau, đúng không? bây giờ tôi làm cho một hãng của Đức, kinh tế gia đình khá hơn, bà vợ tôi chẳng còn eo xèo gì nữa.

Bọn con tôi mỗi ngày một lớn, phải lo cho chúng nó chứ. Tôi có Viện trưởng thì chỉ giải quyết mỗi khâu "oai", nhưng điều quan trọng là tôi phái xóa đói giảm nghèo cho gia đình mình.

Nghe Dũng nói, tôi chỉ còn biết than, "Ôi! ông Pa-ven ơi! kinh tế thị trường nó nuốt ông rồi”! Nhưng, về nhà nghĩ lại, tôi thấy Dũng cũng có lýcủa Dũng, quyền mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người, miễn là việc mưu cầu ấy không vi phạm pháp luật.

Kịch bản số ba

Đức, một cậu học trò chuyên toán, học giỏi, con nhà khá giả, có mấy tòa nhà cho thuê, chẳng bao giờ Đức phải lo tới kinh tế. Công việc của Đức trong một cơ quan Nhà nước có thể nói là trôi chảy, cho đến một ngày nọ, tôi nghe tin Đức bỏ ra làm ngoài. Nhân ngày 20/11, đến thăm tôi, Đức tâm sự, thày biết em rồi, đâu phải vì kinh tế mà em ra làm ngoài. Em chán cảnh kèn cựa quá rồi thày ạ. Em là trưởng phòng trẻ nhất trong các trưởng phòng của vụ, chẳng biết ai tung tin em sắp được lên vụ phó, thế là mọi chuyện tồi tệ ập đến. Đầu tiên là chuyện em và một cô trong cơ quan có "quan hệ” với nhau, sau là chuyện làm ăn kinh tế của nhà em, rồi lại có đơn nặc danh kiện lên trên, toàn là chuyện bịa đặt cả, nhưng nó làm em bị ức chế suốt một thời gian dài. Chán quá, em xin thôi việc và ra làm cho Công ty này được hơn năm rồi. Em cũng là trưởng phòng thôi, nhưng sắp tới, khi ông trưởng đại diện về nước, em sẽ thay ông ta, người ta đã quyết định như vậy rồi. Bây giờ, nhiều lúc em cũng thấy nhớ những ngày đang làmở cơ quan cũ, nhưng rồi cũng quen, với lại, quan trọng là đầu óc em được thoải mái, được làm việc mà mình thích. Tôi tin vào khả năng của Đức, khi còn đi học, chẳng nhũng là học sinh giỏi, giành được giải trong các kỳ thi, mà Đức còn là một trưởng lớp có tài tổ chức mọi sinh hoạt ngoại khóa cho các bạn. Tại sao chúng ta lại không giữ được một cán bộ giỏi và mẫn cán như Đức.

Kịch bản số bốn

Ông anh vợ của tôi là một Giáo sư, Tiến sĩ, công tác ở thành phố HồChíMinh, là chuyên gia có tên tuổi trong ngành của mình. Đến tuổi về hưu, anh cũng được cơ quan giải quyết chế độ cho nghỉ như mọi người. Tình cờ, gặp một đồng nghiệp người Mỹ sang Việt Nam mở Công ty anh liền được mới làmđại diện cho họ, lương tháng chẳng co gì đáng phàn nàn. Tôi hỏi, tại sao Viện không mới anh làm hợp đồng, mà lại để phí như vậy?Anh cười hiền lành:

- Chú cứ hay đề cao anh, bọn trẻ bây giờ rất giỏi, thay anh được rồi.

Tôi nói:

- Em không nói chuyện thay được hay không thay được, mà em nghĩ rằng việc tiếp tục sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của anh sẽ có lợi cho cái chung, anh lại là người năng động trong công việc, khối cậu trẻ còn thua anh về mặt này, họ mới chưa đầy 30 tuổi mà cứ như ông già, lùrù, chẳng dám suy nghĩ sáng tạo gì hết. Anh là "mì ăn liền", dùng được luôn. Thêm nữa, anh có làmquản lý đâu mà sợ anh tranh ghế? Anh nhớ cụ Khương Tử Nha già mõm rồi mới ra làm quan không, vậy mà vẫn gây dựng nên cơ nghiệp Nhà Chu.

Anh trả lời:

- Thực ra thì Bộ cũng yêu cầu Viện mời anh cộng tác tiếp, nhưng có thể do lãnh đạo Viện bận quá nên chưa mới, hoặc giả, họ muốn anh phải mở lời xin xỏ này kia chăng? Anh là"mì ăn liền”, mà em, ăn mãi cũng chán. Anh biết được chuyện mời mọc này là do mấyngười bạn làm ngoài Nội, điện vào hỏi và thông báo Viện sẽ mời anh làm hợp đồng với mức lương như trước đây. Lúc đó, anh đã làmCông ty của người ta được mấy tháng rồi, bỏ đi sao đành. Anh chỉ còn biết cảm ơn và từ chối.

Chắc còn nhiều nhiều kịch bản nữa về chuyện thất thoát người tài mà tôi còn chưa biết tới hoặc chưa nhớ đến, nhưng chỉ với chừng ấy thôi, cũng quá đủ để buộc chúng ta phải nhận ra một điều đau lòng rằng đất nước, dân tộc đang để tuột khỏi tay những tài nguyên vô giá - đó là nguyên khí của dân tộc!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Doanh nghiệp và nhân tài

    01/01/1900Phạm Anh TuấnHiện nay, khi tri thức là một nguồn lực sản xuất quan trọng, việc giành giật nhântài trở thành tiêu điểm của mọi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Để tồn tại và phát triển, bên cạnh vốn, công nghệ, thị trường... các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng lôi kéo, giữ chân nhân tài bằng lương bổng, đãi ngộ, khả năng thăng tiến...và cuộc cạnh tranh này sẽ gay gắt hơn với sự cómặt ồ ạt của các Công tylớn nước ngoài khi kinh tế nước nhà hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới bằng việc Việt Nam gia nhập WTO
  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Sợ người tài!

    21/09/2006Vũ ĐảmNước ta nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiển tranh, thiên tai, tài nguyên khoáng sản khan hiếm, khoa học kỹ thuật lại kém phát triển vì thế nhân tài là tài sản vô giá, là động lực quan trọng nhất để từng bước đưa ta thoát khỏi nghèo đói. Con người Việt Nam bản chất cần cù và thông minh, bởi thế nhân tài nước ta thời nào cũng có. Thế nhưng có một nghịch lý là người tài ở nước ta trong lúc được trọng dụng ở nước ngoài thì ở trong nước lại chìm nghỉm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do căn bệnh sợ người tài.
  • Đôi điều về trọng dụng nhân tài

    25/07/2006Ánh HồngHiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…” Trích văn bia Quốc Tử Giám.
  • Giữ chân người tài bằng văn hoá

    04/04/2006Thuỳ ÂnPhần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Thế nào là người tài?

    09/07/2005Nhìn thấy trước một tài năng là điều rất khó. Một tài liệu của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị của các nhà giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra những quan sát nhằm phát hiện người tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ