Nhờ tâm linh tìm thấy mộ danh tướng triều Trần - Hà Mại
(Chungta.com) Đây là câu chuyện tiếp nối của chuyện dài, ly kì đầy trắc trở của công cuộc tìm mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập(1906-1941) của dòng họ Hà phối hợp với Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con ngườikéo dài từ 23/9/2008 tới ngày 22/11/2009 tìm ra hài cốt cụ tại khu vực trường bắn Ngã Ba Giòng, 18 thôn Vườn Trầu, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, tp. HCM. đúng vào ngày giờ kỷ niệm 69 năm ngày khởi nghĩa Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa vũ trang mà cụ Hà Huy Tập là lãnh tụ tinh thần khi cụ trong tù và cụ bị nâng án thành tử hình, xử bắn sau đó chém đầu. Công cuộc tìm mộ có nhiều điều kỳ diệu có một không hai, khác biệt hẳn so với công cuộc tìm mộ bằng ngoại cảm thông thường có lẽ bởi vì tìm mộ một vị Tổng bí thư, lại thuộc dòng họ Hà... Thứ nhất, cuộc tìm mộ là sự phối kết hợp của 4 nhà ngoại cảm giàu kinh nghiệm: Phan Thị Bích Hằng, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận, Hoàng Thị Thiêm. Thứ hai, sự hỗ trợ có vai trò quyết định, chỉ đạo của vong Đức Hoàng Mười, cụ thủy tổ Hà Mại (vong cụ xuất hiện bắt đầu từ những trục trặc trong việc tìm mộ và sau này cụ đồng ý cho việc tìm lại mộ cụ và vẫn liên lạc thường xuyên với người trần) và vai trò hỗ trợ của vong linh cháu Hà Huy Nguyễn Hoàng. Thứ ba, nhờ có các nhà ngoại cảm mà họ Hà được gặp gỡ, nói chuyện với những vong của họ Hà mà trong số đó có những vị Tổ của họ Hà như Nhị giáp TS Hà Công Trình, Tiến Sĩ Hà Tông Mục, Hương cống Hà Huy Sào, cử nhân Hà Huy Phẩm, cử nhân Hà Huy Nhiếp, Hà Xuân Trường... Thứ tư, gặp gỡ vong của rất nhiều lãnh tụ cách mạng gồm có Hồ Chí Minh, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Dựt, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Diểu, Hạ Bá Cang, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu... Thông qua công cuộc tìm mộ tổng bí thư Hà Huy Tập và sau này tiếp nối là tìm mộ thượng tướng Hà Mại, người họ Hà, trong số đó có TS vật lý học Hà Vĩnh Tân (con trai cố Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa TW Hà Xuân Trường) được các vong các cụ cho biết về lịch sử, sự nghiệp của tướng quân Hà Mại, tổng bí thư Hà Huy Tập và một phần trang sử của đất nước thời vua Trần Dụ Tông (1336-1369), Lê Thánh Tông (1442-1497), cuộc chiến Đại Việt - Chiêm Thành cho tới khi hợp nhất Chiêm Thành vào Đại Việt, cũng như thời kỳ đầu của cách mạng Việt Nam (trước 1942)... Đây cũng là quá trình liên hệ giữa người âm và người dương tương đối dài và chi tiết để lại nhiều dư âm đáng suy ngẫm... Danh tướng Hà Mại, thủy tổ họ Hà xuất hiện dựa theo quá trình kiếm hài cốt của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập là nằm ngoài dự tính và hiểu biết của con cháu cụ cho đến ngày vong cụ xuất hiện và chỉ đạo, sắp xếp mọi chuyện tìm và tổ chức đưa hài cốt TBT về quê hương Hà Tĩnh. Sau này mới diễn ra câu chuyện tìm mộ danh tướng như được mô tả trong bài viết này. Còn về sự kiện tìm mộ TBT Hà Huy Tập được công nhận và tổ chức tang lễ cấp Nhà nước do Bộ chính trị tổ chức, chúng tôi sẽ đăng và bình luận trong những bài viết tiếp theo... |
Xem thêm:
- Báo cáo chi tiết kết quả tìm mộ Thượng tướng quân triều Trần - Hà Mại (1334-1410)
- Hà Tĩnh: Công nhận Khu lăng mộ Hà Mại là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Tìm được phần mộ của một danh tướng nhà Trần
Sau nhiều đợt tổ chức khảo sát, tìm kiếm, dòng họ Hà đã tìm thấy phần mộ của Thượng tướng Hà Mại (1334-1410), một danh tướng thuộc đời Trần, tại thôn Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Ông Lê Bá Hạnh, phó Giám đốc Bảo Tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, có được kết quả nói trên là nhờ vào sự quyết tâm của dòng họ Hà đồng thời nhờ có sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan Bảo Tàng tỉnh Hà Tĩnh, Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người, Trung Tâm nghiên cứu Bảo tồn Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam.
Cũng theo ông Hạnh cho biết thêm, trong một số cuốn chính sử còn ghi lại thì Thượng tướng quân Hà Mại, tự là Tông Hiểu (sinh ngày 8/4/1334, tại Hà Nội), là con trai út trong một gia đình hào trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Năm Tân Mão (1351), dưới triều Trần Dụ Tông, Hà Mại thi đỗ quan võ và được bổ nhiệm làm chỉ huy đội quân bảo vệ triều đình… Đến năm 1356, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy đội quân bảo vệ vua Trần Dụ Tông đi kinh lý phía Nam nước Đại Việt, trấn Nghệ An. Từ năm 1356 đến 1376, làm tướng chỉ huy đội quân bảo vệ biên giới phía Nam, Đại Việt chống quân Chăm. Năm 1377, trấn thủ xứ Nghệ An với hàm Thượng tướng quân, tước Thượng vị hầu...
Giáo sư Đào Vọng Đức phát biểu tại tọa đàm về danh tướng nhà Trần Hà Mại. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1398, triều đình nhà Trần xảy ra nhiều biến cố, do đoán trước được sự thanh trừng nội bộ bi thảm do Hồ Quý Ly lộng quyền, Thượng tướng quân Hà Mại xin từ quan về ở ẩn tại vùng núi phía Nam Hồng Lĩnh (nay thuộc địa phận xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh) và sau đó lập căn cứ địa bí mật kháng chiến chống quân Minh, tiếp tục chỉ đạo cho con trai là Đại tướng Hoàng Bảng Hà Dư (tức Hà Tông Chính) phò nhà Trần chống giặc Minh xâm lược (1407-1413) và chống triều đình nhà Hồ.
Ông mất ngày 20/8/1410, thọ 77 tuổi, sau đó để tránh khỏi bị bại lộ ra ngoài, người thân trong gia đình đã bí mật đưa thi hài ông đi chôn cất.
Ông là một vị Thượng tướng quân tài ba, đồng thời là nhà chính trị, nhà ngoại giao lỗi lạc, suốt cả cuộc đời, ông đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Và trong sự nghiệp làm tướng, ông từng được triều nhà Trần sắc phong: Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Vị hầu, Bắc sứ, Trấn thủ xứ Nghệ An. Triều Lê sắc phong Đoan túc dực bảo Trung Hưng thần. Triều Nguyễn Duy Tân (năm thứ 3) sắc phong Đồng Giang linh ứng thần…
Ngay sau khi phát lộ được phần mộ của Thượng tướng quân Hà Mai, trong ngày 29/6, tại tỉnh Hà Tĩnh, Bảo Tàng tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ban liên lạc họ Hà (Nghệ Tĩnh) tổ chức Tọa đàm khoa học về Thượng tướng quân Hà Mại. Tại toạ đàm, các Giáo sư: Đào Vọng Đức, Ngô Đức Thịnh, Phan Thị Phi Phi, Hà Vĩnh Tân, ông Hà Văn Sỹ (Phó Ban liên lạc họ Hà Việt Nam)… đều đã có nhiều bản tham luận, báo cáo khoa học chi tiết về kết quả cũng như cuộc hành trình đi tìm mộ và về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cống hiến cho đất nước, dân tộc Việt Nam của Thượng tướng quân Hà Mại.
(Theo báo Đất Việt)
Báo cáo chi tiết kết quả tìm mộ Thượng tướng quân triều Trần - Hà Mại (1334-1410)
PGS TS Hà Vĩnh Tân
Xin Hội nghị cho phép tôi được thay mặt những thành viên tham gia chương trình tìm mộ Tướng quân Hà Mại được trình bày bản báo cáo khoa học của đề tài khoa học “Tìm mộ Thượng tướng quân triều Trần Hà Mại” như sau:
I –MỞ ĐẦU
Tướng quân Hà Mại, tự Tông Hiểu là con trai út trong một nhà hào trưởng tại miền Bắc Việt Nam. Ngài sinh tại Hà Nội ngày 8 tháng 4 năm Giáp Tuất (1334), triều Trần Hiến tông, niên hiệu Khai Hựu năm thứ VI. Năm Tân Mão (1351) lúc ngài mới 18 tuổi, triều Trần Dụ Tông mở khoa thi quan võ, ngài dự tuyển và trúng vào hạng ưu, sau đó Ngài được giao chỉ huy và huấn luyện một đội quân bảo vệ triều đình.
Cả cuộc đời và sự nghiệp của ngài gắn bó chặt chẽ với việc phụng sự đất nước và Triều nhà Trần cho đến tận đến khi mất. Là một vị Thượng tướng quân, đồng thời là nhà chính trị, ngoại giao trên cương vị Trấn thủ Nghệ An, cụ Hà Mại đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ đất nước của quân dân ta thời nhà Trần trong cuộc chiến tranh giữa hai nước Đại Việt với Chiêm Thành những năm 1376 – 1390 và cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược của nhà Hậu Trần những năm 1407 – 1413.
Nhìn lại lịch sử chúng ta nhận thấy, cuộc chiến tranh Đại Việt với Chiêm Thành quả là thảm khốc qua sự kiện mở đầu là vua Đại Việt Trần Duệ Tông tử trận tại thành Đồ bàn, Chiêm Thành (1377) và kết thúc bằng việc vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga tử trận tại vùng Hưng Yên, Đại Việt (1390).
Cuối năm 1376, quân Trần do đích thân vua Trần Duệ Tông khởi binh đánh Chiêm Thành. Trước khi đi, vua Trần Duệ Tông giao cho Tướng quân Hà Mại làm chỉ huy quân đội chốt giữ bảo vệ phòng tuyến hậu phương trực tiếp của mặt trận. Năm 1377, quân Trần chiếm cửa Thị Nại (Quy Nhơn ngày nay) rồi tiến đánh kinh thành là Đồ Bàn. Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đã dùng kế dụ quân Trần vào ổ mai phục. Vua Trần Duệ Tông bị tử trận, Hồ Quý Ly, Đỗ Tử Bình rút quân về nước.
Nhận thấy thế lực nhà Trần đã bị suy yếu, thừa thắng xông lên, chính vua Chế Bồng Nga nhiều lần đích thân huy động binh lực tấn công đánh phá Đại Việt điên cuồng bằng cả đường bộ lẫn đường thủy, với quyết tâm giành lại hai châu Hoan và châu Ái (*).Hồ Quý Ly nhiều lần đem quân ra trận bị thua, quân Chiêm ba lần chiếm được kinh thành Thăng Long, vua tôi nhà Trần cả ba lần phải bỏ thành chạy. Quân Chiêm cướp, đốt phá kinh thành rồi rút về. Điều này nói lên phần nào đất nước ta lúc đó trải qua tình hình gian nan và cuộc chiến khốc liệt như thế nào.
Mặc dù vậy, Trấn thủ Nghẹ An là Thượng tướng quân Hà Mại, xuất thân làm quan võ từ 18 tuổi, là một người rất am hiểu binh thư, địa dư và phong thủy với tính quả cảm và tài thao lược đã tổ chức chỉ huy các lực lượng quân dân Đại Việt đoàn kết nhất trí đánh trả quyết liệt, đã lần lượt đập tan các đợt tấn công của địch trên bộ. Sau chiến dịch bảo vệ biên giới thắng lợi Ngài được triều đình phong làm “Phụ quốc, Thượng tướng quân, Thượng Vị hầu và bổ làm Trấn thủ xứ Nghệ An” (lúc đó bao gồm cả diện tích của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay).
Năm 1390, Chế Bồng Nga lại đem quân sang đánh nước ta. Lần này, tướng trẻ Trần Khát Chân được lệnh đem binh dàn trận trên hai bờ sông Hải Triều (sông Luộc ở vùng Hưng Yên ngày nay). Khát Chân sai chĩa hỏa pháo nhằm cả vào thuyền Chế Bồng Nga mà bắn. Vua Chiêm trúng đạn tử trận, quân Chiêm bỏ chạy, và từ đó Chiêm Thành của con Chế Bồng Nga hoàn toàn hàng phục Đại Việt.
Đến năm 1398, tại triều đình nhà Trần xảy ra nhiều biến cố phức tạp. Do đoán trước được sự thanh trừng nội bộ bi thảm do Hồ Quý Ly lộng quyền, tướng quân Hà Mại xin từ quan, về ở ẩn ở vùng núi Hồng lĩnh. Sau này, nơi đây đã trở thành căn cứ địa của cụ Hà Mại và con trai là Đại tướng Hà Dư cùng nhà Hậu Trần chiến đấu anh dũng chống giặc Minh xâm lược (1407-1413). Lịch sử ghi lại rằng, cuối cùng, toàn bộ vua tôi nhà Hậu Trần đều tử tiết oanh liệt chứ quyết không đầu hàng quân Minh.
Tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, thể hiện nguyện vọng chân thành của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong đó có con cháu của Cụ, chúng tôi đã tổ chức chương trình và đoàn tìm mộ, để cuối cùng đã tìm ra ngôi mộ cổ của Thượng tướng quân triều Trần, Trấn thủ Nghệ An Hà Mại, mà trong đó, sự chỉ dẫn của Tâm linh đóng vai trò quyết định.
II – VIỆC TỔ CHỨC VÀ KẾ HOẠCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Ban chỉ đạo Chương trình
1- Ông Hà Văn Sỹ - Trưởng ban,
2- Ông Hà Huy Lợi – Phó ban thường trực,
3- Ông Hà Vĩnh Tân – Phó ban, kiêm chủ nhiệm Đề tài khoa học của chương trình.
4- Ông Hà Huy Thanh - Ủy viên thư ký.
2- Ông Hà Huy Lợi – Phó ban thường trực,
3- Ông Hà Vĩnh Tân – Phó ban, kiêm chủ nhiệm Đề tài khoa học của chương trình.
4- Ông Hà Huy Thanh - Ủy viên thư ký.
Nhà ngoại cảm tham gia chương trình
1 – Bà Trần Ngọc Ánh (Hà Nội)
2 – Bà Nguyễn Thị Hằng (Đồng Nai)
2 – Bà Nguyễn Thị Hằng (Đồng Nai)
Hội đồng khoa học của chương trình
Bao gồm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam như sau:
1- GS TSKH Phan Thị Phi Phi, Chủ tịch Hội Đồng Trung tâm;
2- GS Vs Đào Vọng Đức, Chủ tịch Hội Đồng Khoa học (HĐKH) Trung tâm;
3- Nhà báo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên HĐKH, Phó Giám đốc Trung tâm,
4- PGS TS Hà Vĩnh Tân, Ủy viên HĐKH Trung tâm.
2- GS Vs Đào Vọng Đức, Chủ tịch Hội Đồng Khoa học (HĐKH) Trung tâm;
3- Nhà báo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên HĐKH, Phó Giám đốc Trung tâm,
4- PGS TS Hà Vĩnh Tân, Ủy viên HĐKH Trung tâm.
IV - Các bước tiến hành:
Giai đoạn 1 (Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 19/03/2010):
Thu thập các thông tin tư liệu về con người, cuộc đời và sự nghiệp Tướng quân Hà Mại theo các nguồn tư liệu từ dòng tộc và tài liệu lịch sử.
Giai đoạn 2 (Từ ngày 20/03/2010 đến ngày 31/05/2010):
-Thu thập thông tin về Tướng Quân Hà Mại từ các nguồn tâm linh với sự trợ giúp của các nhà ngoại cảm.
- Tổ chức các đoàn đi khảo sát thực địa dựa trên các thông tin đã thu thập được.
- Tổ chức các đoàn đi khảo sát thực địa dựa trên các thông tin đã thu thập được.
Giai đoạn 3 (Từ ngày 1/06/2010 đến ngày 20/07/2010):
Phân tích, tổng hợp và đánh giá các dữ liệu, thông tin thu được nhằm xác định chính xác vị trí phần mộ của Tướng Quân Hà Mại.
Hoàn thành bản báo cáo khoa học tổng kết chương trình tìm mộ Tướng Quân Hà Mại, làm căn cứ quan trọng phục vụ cho sự công nhận của các cơ quan có thẩm quyền.
III – NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM KIẾMHoàn thành bản báo cáo khoa học tổng kết chương trình tìm mộ Tướng Quân Hà Mại, làm căn cứ quan trọng phục vụ cho sự công nhận của các cơ quan có thẩm quyền.
a- Giai đoạn chuẩn bị:
- Thu thập thông tin về Tướng quân Hà Mại từ tư liệu lịch sử Việt Nam và gia phả (phần tư liệu gia phả chủ yếu do ông Hà Văn Sỹ cung cấp).
- Chuyến khảo sát thông tin qua nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Hằng tại Sài gòn do ông Hà Văn Sỹ thực hiện. Mục đích chuyến đi là kiểm chứng thông tin từ hai nguồn tâm linh độc lập, so sánh để lấy căn cứ khẳng định việc chọn
Trần Ngọc Ánh làm nhà ngoại cảm chính cho chương trình tìm mộ tướng quân Hà Mại này.
- Chuyến khảo sát thông tin qua nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Hằng tại Sài gòn do ông Hà Văn Sỹ thực hiện. Mục đích chuyến đi là kiểm chứng thông tin từ hai nguồn tâm linh độc lập, so sánh để lấy căn cứ khẳng định việc chọn
Trần Ngọc Ánh làm nhà ngoại cảm chính cho chương trình tìm mộ tướng quân Hà Mại này.
b- Giai đoạn khảo sát thực địa:
Điều đáng nói là, trong các chuyến khảo sát đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa Đoàn công tác của Đề tài với nhà ngoại cảm cùng các nhà khoa học nghiên cứu tâm linh. Ở đây, các nhà ngoại cảm đóng vai trò chiếc cầu nối vô giá với các tâm linh (vô hình nhưng thường hiện hữu bên đoàn người đi khảo sát tìm kiếm) và các nhà khoa học trực tiếp thu thập tài liệu, nghiên cứu phân tích, đồng thời đóng góp nhiều tư vấn khoa học quan trọng cho đoàn.
1/ Chuyến khảo sát đầu tiên tiến hành tại Nghệ An và Hà Tĩnh trong hai ngày 13 và 14 tháng 5 năm 2010.
Đoàn gồm: ông Hà Văn Sỹ, ông Hà Huy Lợi, bà Trần Ngọc Ánh, ông Vũ Hùng và tôi. Đoàn còn có các đại diện của tỉnh đoàn Hà Tĩnh và một số con cháu họ Hà.
Trước hết, đoàn chúng tôi vào thắp hương tại đền của Đức Hoàng Mười tại cả Nghệ An và Hà Tĩnh, bên hai bờ sông Lam tại bến Thủy, mục đích là xin Tâm linh Đức Hoàng Mười giúp chúng tôi hoàn thành tốt đẹp những đợt khảo sát thực địa cho tới khi tìm được phần mộ của cụ Hà Mại.
Sau đó chúng tôi đến thăm viếng đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu - Hoàng phi của vua Trần Duệ Tông tại hai nơi là thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh và xã Kỳ Lợi, bên vịnh Vũng Áng, huyện Kỳ Anh. Nơi mà vào năm 1470 trong lần đem quân đi đánh Chiêm Thành giành chiến thắng trở về vua Lê Thánh Tông cho quân dừng lại, sai người chặt gỗ, gọt đá xây dựng ba toà điện thờ bà và sắc phong cho bà là: “ Chế Thắng phu nhân”
Cuối cùng, chúng tôi đến thăm bến thuyền xưa, hiện thuộc cảng Vũng Áng ngày nay, nơi mà vua Trần Duệ Tông đã khởi hạm đội lớn của Đại Việt đi trinh phạt Chiêm Thành năm 1376. Tại đây, vong linh cụ Hà Mại chỉ cho đoàn chúng tôi chỗ cụ ngày xưa ẩn nấp để trốn khỏi quân thù hùng mạnh truy đuổi gắt gao và tránh đám cháy rừng do chúng đốt để hòng thiêu sống cụ.
2/ Chuyến khảo sát thứ hai tại Bình Định, Quy Nhơn trong ba ngày 17, 18 và 19 tháng 5 năm 2010.
Đoàn gồm: ông Hà Văn Sỹ, ông Vũ Hùng, bà Trần Ngọc Ánh và tôi.
Chuyến đi này nhằm khảo sát các địa danh gắn liền với cuộc chiến của quân Đại Việt do vua Trần Duệ Tông trực tiếp chỉ huy. Mặc dù đến Bình định có thể đi bằng máy bay, nhưng vong linh cụ Hà Mại yêu cầu chúng tôi phải đi đường bộ bằng ô tô. “Cụ” còn nói: đúng ra là chúng tôi phải đi bằng đường thủy từ Hà Tĩnh đến cửa sông Gianh bằng đường thủy sau đó lên đất liền đi bằng đường bộ giống như cách quân đội Đại Việt đã đi chính phạt Chiêm Thành.
Qua sự mách bảo của vong linh cụ Hà Mại và vong linh cháu Hà Huy Nguyễn Hoàng, đoàn chúng tôi đã lần lượt đi đến các địa điểm lịch sử của thành Hoàng Đế, Tháp Bình Lâm thành Thị Nại và Thành Đồ bàn, nơi mà xưa kia đã diễn ra cuộc chiến đẫm máu giưã quân đội Đại Việt do vua Trần Duệ Tông lãnh đạo với quân đội Chiêm Thành do vua Chế Bồng Nga chỉ huy.
Do thời gian báo cáo có hạn, cho phép tôi không đi vào chi tiết các thông tin đầy ắp và rất thú vị trong những ngày của chuyến đi này.
Điều gặt hái lớn nhất tại những địa điểm lịch sử tâm linh chúng tôi đi qua tại hai chuyến khảo sát này cùng những câu chuyện tại chỗ giúp chúng tôi hình dung một cách sinh động những sự kiện lớn của cuộc đời Cụ Hà Mại như một vị Tướng quân Trần triều, nhằm hiểu rõ con người, cuộc đời và sự nghiệp của cụ trong một giai đoạn lịch sử quan trọng mang tính bước ngoặt dẫn đến lần mất nước đầu tiên sau năm trăm năm độc lập của nước nhà.
3/ Chuyến khảo sát thứ ba tại xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh trong hai ngày 26 và 27 tháng 5 năm 2010.
Đoàn gồm ông Hà Văn Sỹ, ông Hà Huy Lợi, ông Vũ Hùng, bà Trần Ngọc Ánh, anh Hà Huy Thanh, cùng các nhà khoa học GS Viện sỹ Đào Vọng Đức, GS Ts sỹ Phan Thị Phi Phi và tôi. Lần này tham gia Đoàn còn có nhiều đồng chí trong ban ngành của đảng và chính quyền và các cơ quan chức năng về văn hóa lịch sử của tỉnh Hà Tĩnh và cũng như các đại diện các con cháu trong dòng họ Hà Hà Tĩnh.
Vào lúc hơn 5 giờ sáng, vong hồn của cậu bé Hà Huy Nguyễn Hoàng nhập vào nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, hướng dẫn cả đoàn đến đền thờ một vị Tướng họ Võ trong xã Thuần Thiện, đề nghị anh Sỹ xuống xe đứng chờ ở đó, còn cả đoàn đi tiếp.
Vong cậu bé Nguyễn Hoàng dẫn tất cả thành viên còn lại của Đoàn đi bộ xuyên qua làng trên một quãng đường dài chừng hai km. Vào lúc đồng hồ chính xác 5 giờ 55 phút sáng, cậu bé đã bất ngờ chỉ vào một chiếc miếu nhỏ thờ Thần linh, bên cạnh một cây lớn với tàn lá rộng, xum xuê bóng mát, tuyên bố dõng dạc rằng, ngôi mộ của Tướng Quân Hà Mại đang nằm chính dưới ngôi miếu nhỏ này, trước sự ngạc nhiên và sung sướng tột độ của tất cả những ai có mặt tại vào giờ phút hôm đó. Khi mọi người bắt đầu lắng nghe, cậu bé đã nói cho biết thêm nhiều thông tin quý giá về ngôi mổ cổ của Tướng quân Hà Mại này.
Sau đó cậu bé dẫn cả đoàn tiếp tục khảo sát khu vực xung quanh và đứng đợi tại một gò đất gần phía đập Cù Lây cách chỗ ngôi miếu nhỏ kia chừng vài trăm mét. Vong cháu Hà Huy Nguyễn Hoàng thông báo trước rằng, ông Hà Văn Sỹ sẽ được cụ Mại nhập vào, đi tới phía miếu nhỏ đấy, vậy nên dặn mọi người hãy đứng lại chờ xem mọi sự sẽ diễn biến ra sao.
Một lúc sau, từ phía đền thờ vị Tướng họ Võ, nơi mà đoàn để anh ở lại - ông Sỹ đi bộ thong thả trên con đường cái (khác với con đường chúng tôi đã đi) và thẳng tiến về hướng chúng tôi đang đứng. Tuy nhiên, ông đã không đi tới gặp chúng tôi mà rẽ ngang đường tiến thảng tới phần mộ mà cậu Hoàng vừa chỉ chừng 20 phút trước đó.
Chúng tôi tất cả đều chạy lại phía ông Sỹ. Đến gần ông Sỹ mọi người nhận ra, quả thật ông Sỹ đã được Cụ Mại đang nhập vào, và tự mình bước tiếp tới khu mộ. Chúng tôi ai nấy nín thở đi theo Cụ với sự trang nghiêm kính cẩn. Một lát sau đó mọi người đều cùng chứng kiến việc Cụ Mại (nhập vào anh Sỹ) bước tới chỉ vào ngôi miếu nhỏ, hai tay giang ra chạm vào miếu và người cụ run lên vì cảm động vồi bừng khóc nức nở:
“Sao lâu thế các con ơi…lâu quá rồi…lâu quá rồi…các con vậy cũng được rồi…” sau khi cầm được lòng cụ lại nói tiếp: “ông cũng vui thôi mà…quá nhiều thay đổi”. Tới đây tôi không thể kể lại bằng lời những giây phút tràn đầy xúc động và hạnh phúc của những người cùng đi tìm phần mộ của Tướng quân Hà Mại đã được chôn và dấu kín gần sáu trăm năm, mà cho tới ngày hôm nay mới được tiết lộ cho con cháu cùng xã hội được biết.
Sau một hồi lâu bình tĩnh lại và nhìn ra xung quanh, cụ Hà Mại (nhập vào ông Sỹ) tiến tới từng người một, nắm tay và nói chuyện với họ. Tuy không dài, nhưng những lời cụ nói ra đều rất xúc tích, thấm đậm sự hiểu biết và cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh cuộc đời và công việc của mỗi người, động viên họ với tình thương yêu hết mực. Ai ai cũng đều rất xúc động, và tôi tin rằng, suốt đời họ sẽ không thể quên được những hình ảnh và câu chuyên mà cụ Hà Mại nói ra lúc đó.
Vong linh cụ Hà Mại còn cho chúng tôi biết rằng, phần mộ này của cụ cùng một ngôi chùa nữa ở đây để giữ bí mật phần mộ và thuận cho việc thờ tự, do chắt đích tôn của cụ là Danh thần Hà Công Trình (đời Lê Thánh Tông, quê ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Năm Bính Tuất (1466) ông đỗ Nhị giáp tiến sỹ lúc 32 tuổi, được bổ làm Thượng thư bộ Binh, Quốc tử tế tửu, Nhập thị kinh diên) khởi xướng và con trai cả của cụ Hà Công Trình là Hà Hoàng - Tri phủ Diễn Châu hoàn thành việc xây dựng.
Vong linh cụ Hà Mại nói: “Chùa” là cách người dân nơi đây gọi, nhưng đó chính là đền thờ thần linh cai quản vùng đất này chứ không phải là chùa, vì cho tới khi bị phá bỏ, ở đấy không có tượng gì cả, chỉ có bát hương. Chùa này từ xưa được đặt tên là Yên lược (chứ không phải “An lạc” như trong các tư liệu sau này). Từ chùa nhìn lên ta thấy đỉnh Đồng Giang cao nhất trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh. Đỉnh bên là đỉnh Chùa, ở đây có chùa Hương Tích cổ, người ta gọi là Hương Tích tự. Giữa hai đỉnh là cái yên ngựa. Vậy chứ Yên là “yên ngựa” ẩn ý nơi có quân kỵ binh. Lúc đó đây chúng tôi thấy thấm thía ý nghĩa của sắc phong thần “Đồng Giang linh ứng Dực bảo Trung Hưng Thần” mà Triều Nguyễn năm Duy Tân thứ II truy tặng cho Cụ. Hiệu này mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ẩn ý tôn vinh ngài như vị thần cao nhất trong 99 ngọn của núi Hồng Lĩnh.
Ý thứ hai của chữ Yên là “Yên ổn lâu dài” để bảo vệ được cái phần mộ này, trước việc các triều đại phong kiến tiếp theo trả thù những người phục vụ triều đại trước.
Chữ Yên còn có một ý nghĩa thứ ba mà cụ Hà Mại cho con cháu được biết chính là tên húy của vợ cụ, mà theo truyền thống các đời sau không được gọi thẳng. Vợ cụ có tên đầy đủ là Lê Thị Quý Yên.
Chữ ghép “YÊN LƯỢC” có hàm ý chỉ nơi cụ Hà Mại về ở ẩn khi Hồ Quý Ly cướp ngôi của nhà Trần. Tuy cụ về ở ẩn nhưng không phải là “an nhàn không màng thế sự” mà ngược lại là “yên tĩnh để nghiên cứu binh thư yếu lược” làm tham mưu bày kế cho con trai cụ là Hà Dư (tức Hà Tông Chính) tiếp tục phò Trần chống giặc Minh và triều đình nhà Hồ. Cả hai cha con, cha thì “trong màn trướng” con thì “ngoài chiến trường” sát cánh chặt chẽ và luôn trung thành tận tụy với triều đình nhà Trần, mưu trí dũng cảm tập hợp và xây dựng lực lượng quân đội, chỉ huy chiến đấu lập nhiều chiến công hiển hách. Do những chiến công đó, năm 1396, cụ Hà Dư được Triều đình nhà Trần phong tặng danh tước “Hoàng bảng Đại tướng quân”. Mùa hè tháng tư năm Quý tỵ (1413) trong một trận chiến ác liệt không cân sức chống sự tấn công mạnh mẽ của quân Minh do đích thân tướng Trương Phụ chỉ huy, Đại tướng Hà Tông Chính đã ngoan cường chiến đấu và anh dũng hy sinh trước trận tiền khi vừa tròn 48 tuổi như một trong những vị tướng cuối cùng của Triều Hậu Trần nước Đại Việt chống giặc Minh xâm lược.
Thêm thông tin về vợ cụ Hà Mại, mà cũng trong sáng hôm đó được vong linh cháu Hà Huy Nguyễn Hoàng và vong linh của cụ Hà Mại khẳng định rằng: Ngôi mộ cổ vô danh của Tổ họ Hà, được con cháu họ Hà bảo vệ, tôn tạo và thắp hương bao nhiêu đời nay, chính là mộ của cụ bà Lê Thị Quý Yên. Đây quả là một tin mang lại cho con cháu dòng họ Hà Nghệ An - Hà Tĩnh một niềm hạnh phúc và vinh dự khôn tả. Chỉ trong một thời khắc tuyệt diệu vào sáng sớm ngày 26 tháng 6 năm 2010, họ đã tìm được phần mộ cụ Hà Mại, xác định được phần mộ của vợ cụ, tức là cả hai cụ thủy tổ của họ Hà Hà tĩnh – Nghệ An!
c – Xác định chính xác và tôn tạo bảo vệ phần mộ:
Ngày tháng năm 2010 chúng tôi tiến hành việc đào phần đất bên trên nhằm làm phát lộ phần mộ của cụ Hà Mại tại vị trí, đã được chỉ ra một cách chính xác vào ngày 26 tháng 5. Công việc này đã được thực hiện với sự tham gia của đông các con cháu trong họ Hà và nhân dân địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Hà Văn Sỹ và Hà Văn Lợi, với sự hướng dẫn khi cần thiết của vong linh cụ Hà Mại và vong linh cháu Nguyễn Hoàng.
Vào khoảng 17 giờ, đoàn chúng tôi bất ngờ đã làm phát lộ được một phía phần mộ của Ngài, đặc biệt là chữ THIÊN viết bằng chữ Nho trên vách bên của phần mộ cổ, trước sự chứng kiến của các đồng chí đại diện lãnh đạo, các ban ngành liên quan của tỉnh Hà Tĩnh, cùng toàn thể con cháu họ Hà, chính quyền và nhân dân địa phương.
Đến đây việc tìm kiếm phần mộ Thượng Tướng quân triều Trần HÀ MẠI của chúng tôi chính thức kết thúc.
IV - PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ
Việc tìm mộ Thượng tướng quân Hà Mại đã thành công như cái đích quan trọng nhất của Chương trình, nhưng những chuyến khảo sát thực địa đã trở thành cuộc hành trình lịch sử tâm linh giúp đoàn chúng tôi hiểu sâu thêm về thân thế, sự nghiệp của cụ Hà Mại trong bối cảnh lịch sử của thời kỳ nhà triều đại nhà Trần đang suy vi với hai cuộc chiến tranh: với Chiêm Thành năm 1376-1390 và nhà Minh 1407 – 1413, dẫn tới việc tạm thời mất nước với quân xâm lược phương Bắc sau 500 năm dành độc lập.
Trong cuộc hành trình này ngoài tìm hiểu về Tướng quân Hà Mại, chúng tôi được Tâm linh mách bảo thêm về số phận của vua Trần Duệ Tông, vị vua Trần Triều mà Tướng quân Hà Mại có sự gắn bó về tình cảm sâu sắc nhất. Ngoài ra, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu thêm về hai người phụ nữ như người mẹ Việt Nam anh hùng, gắn bó tất cả tình cảm và cuộc đời với người chồng và con thân yêu của mình:
Đó chính là Vương phi Nguyễn Thị Bích Châu hiệu “ Chế Thắng phu nhân”của vua Trần Duệ Tông. Bà là người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp, văn võ toàn tài, là tác giả của bản “ Kê minh thập sách” nổi tiếng, theo vua chồng ra chiến trận và cùng chồng hy sinh anh dũng trong chiến trận khốc liệt ở thành Đồ bàn (theo tài liệu Sở VHTT Hà Tĩnh).
Người phụ nữ thứ hai là người vợ yêu dấu của Tướng quân Hà Mại, bà Lê Thị Quý Yên (chúng tôi mới được biết tên và phần mộ qua vong linh cụ Hà Mại) người phụ nữ hết lòng giúp chồng - Tướng quân Hà Mại và con trai Đại tướng Hà Dư trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước chống quân xâm lược Chiêm Thành từ phương nam và nhà Minh từ phương Bắc.
Tất cả những thông tin trên mang một giá trị lịch sử văn hóa và tinh thần dân tộc vô cùng quý giá mà chúng ta cần khắc sâu trong lòng, suy nghẫm và dạy truyền cho con cháu muôn đời sau.
V - KẾT LUẬN
Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Tướng quân Hà Mại làm toát lên hình ảnh sống động của một vị Thượng tướng quân của Triều nhà Trần trong một thời kỳ lịch sử đầy sóng gió của dân tộc ta. Các chiến công của Ngài chứng tỏ ngài là người có tài trị quốc trong cương vị Trấn thủ Nghệ An, có đủ mưu lược trong chiến tranh, biết kết hợp tiến công với phòng thủ. Lúc gặp thời cơ thì dũng mãnh quyết đoán, gặp thời thế bất lợi lại biết ẩn mình để bảo toàn và phát triển lực lượng, đồng thời nghiên cứu binh lược, tình hình để tính kế lâu dài cho đại cục.
Trong sự nghiệp của một vị Thượng tướng quân Triều Trần, cai quản toàn quyền vùng đất Nghệ An, từng chỉ huy quân dân Nghệ an chiến đấu với quân đội của những tướng chỉ huy nổi tiếng trong những cuộc xâm lăng như Chế Bồng Nga của Chiêm Thành và và Trương Phụ của nhà Minh, quân và dân do cụ Hà Mại lãnh đạo chưa hề thất bại, cuối cùng đều tiêu diệt hoặc tham gia đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của Nghệ An, Đại Việt thời bấy giờ. Chỉ sau khi ngài mất được ba năm, thì quân đội của nhà Minh, do tướng Trương Phụ trực tiếp chỉ huy, mới tiêu diệt được sự chống cự cuối cùng của quân dân Triều Hậu Trần (1407-1413), trong đó có sự hy sinh của Đại tướng Hà Dư, con trai cụ. Như vậy, phải chăng, ta có thể nói ngài (cho tới lúc mất) là một trong những vị Tướng quân tài ba, bách chiến bách thắng của lịch sử quân sự oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta?!
Ngài còn là một tấm gương lớn và trong sáng, như một triều thần trọn đời tận trung quân ái quốc, tận hiếu với dân, là người chồng thương yêu vợ, người cha, người ông luôn quan tâm dạy dỗ con cháu cách đối nhân xử thế, rèn luyện con cháu tiếp bước mình trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Tôi xin kết thúc bản báo cáo này bằng lời vong linh cụ Hà Mại từng ân cần căn dặn con cháu đang sống trên trần hôm nay là:
RỒI SAU NÀY (về đây với ta) CÁC CON SẼ THẤY,
CUỘC SỐNG TRÊN THẾ GIAN NGẮN TÍ TẸO!
VẬY HÃY GẮNG LÀM NHỮNG VIỆC CÓ ÍCH
ĐỂ LẠI CHO CON CHÁU VÀ XÃ HỘI MAI NÀY!
CUỘC SỐNG TRÊN THẾ GIAN NGẮN TÍ TẸO!
VẬY HÃY GẮNG LÀM NHỮNG VIỆC CÓ ÍCH
ĐỂ LẠI CHO CON CHÁU VÀ XÃ HỘI MAI NÀY!
Ngẫm nghĩ lời nói này của Ngài, chúng tôi càng thấy rõ ý nghĩa thực tiễn sâu xa của đạo lý “Sống gửi, thác về” mà Đức Phật đã từng thuyết dạy chúng ta.
Thay mặt các thành viên tham gia Đề tài, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới các cá nhân, tổ chức và đoàn thể đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ đoàn chúng tôi trong suốt quá trình tìm mộ Thượng tướng quân Triều Trần Hà Mại, mà nếu thiếu sự đóng góp quý báu đó, kết quả nói trên chắc chắn không thể nào có được.
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của tất cả các quý vị có mặt tại đây ngày hôm nay.
(Can Lộc, Hà Tĩnh, thứ ba, ngày 29 tháng 6 năm 2010)
Ghi chú :
(*) Còn được gọi là châu Ô, châu Rý (hoặc là Lý). Năm 1306, vua Chế Mân của Chiêm Thành dâng hai châu này làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari . Vua Trần Anh Tông sau đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở).
Hà Tĩnh: Công nhận Khu lăng mộ Hà Mại là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Sáng nay, 28-9, đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký quyết định công nhậnKhu lăng mộ Thượng tướng quân Hà Mại, tại thôn Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Theo sử sách trong dòng tộc họ Hà còn ghi lại, Thượng tướng quân Hà Mại, tự là Tông Hiểu (sinh ngày 8-4-1334, tại Hà Nội), là con trai út trong một gia đình hào trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Năm Tân Mão (1351), dưới triều Trần Dụ Tông, ông thi đỗ quan võ và được bổ nhiệm làm chỉ huy đội quân bảo vệ triều đình (lúc này Hà Mại mới 18 tuổi).
Năm 1356, ông làm chỉ huy đội quân bảo vệ vua Trần Dụ Tông đi kinh lý phía Nam nước Đại Việt, trấn Nghệ An. Từ năm 1356 đến 1376, ông làm tướng chỉ huy đội quân bảo vệ biên giới phía Nam, Đại Việt chống quân Chăm. Năm 1377, ông trấn thủ xứ Nghệ An với hàm Thượng tướng quân, tước Thượng vị hầu.
Năm 1398, triều đình nhà Trần xảy ra nhiều biến cố, đoán trước được sự thanh trừng nội bộ bi thảm do Hồ Quý Ly lộng quyền, Thượng tướng quân Hà Mại xin từ quan về ở ẩn tại vùng núi phía Nam Hồng Lĩnh (nay thuộc địa phận xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh) và sau đó lập căn cứ địa bí mật kháng chiến chống quân Minh, tiếp tục chỉ đạo cho con trai là Đại tướng Hoàng Bảng Hà Dư (tức Hà Tông Chính) phò nhà Trần chống giặc Minh xâm lược (1407-1413) và chống triều đình nhà Hồ.
Ông mất ngày 20-8-1410, tại căn cứ địa Hồng Lĩnh, thọ 77 tuổi.
Thượng tướng quân Hà Mại là một vị tướng quân tài ba, là nhà chính trị, nhà ngoại giao lỗi lạc, suốt cả cuộc đời đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Ông từng được triều nhà Trần sắc phong: Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Vị hầu, Bắc sứ, Trấn thủ xứ Nghệ An. Triều Lê sắc phong Đoan túc dực bảo Trung Hưng thần. Triều Nguyễn Duy Tân (năm thứ 3) sắc phong Đồng Giang linh ứng thần…
Vào cuối tháng 6-2010, con cháu dòng tộc họ Hà ở Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã tìm được phần mộ của ông tại xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá