Hiện tượng ngoại cảm: Thần bí và khoa học

07:19 SA @ Thứ Năm - 02 Tháng Bảy, 2009

Có đến trên 60% các cuộc tìm kiếm thành công và hơn 10.000 hài cốt liệt sĩ đã tìm thấy nhờ các nhà ngoại cảm...

Những câu chuyện về việc đi tìm mộ của các nhà ngoại cảm như: chị Phan Thị Bích Hằng, chị Vũ Minh Nghĩa, anh Nguyễn Văn Nhã, hay anh Phạm Văn Mẫn... đã giúp một số giađình đã tìm thấy hài cốt của người thân là có thật. Họ đã mang lại niềm hạnh phúc không gì sánh nổi cho nhiều gia đình. Nhưng đi cùng với thành công của các nhà ngoại cảm là hiện tượng lan truyền mạnh mẽ những quan điểm thần bí và duy tâm.

Từ trước đến nay, người đời thường cho rằng, việc các nhà ngoại cảm đi tìm mộ hay chữa bệnh kiểu... "bắt ma" là mê tín dị đoan. Tuy nhiên, hiện nay, khoa học đã chứng minh, những người có khả năng ngoại cảm có thể chữa bệnh và thực tế là hoàn toàn khoa học và vô cùng vi diệu. Nguyên nhân sâu xa của bệnh tật có nguồn gốc từ sự hoạt động của trường năng lượng sinh học. Mỗi tế bào trên cơ thể đều có một đám mây điện từ bao quanh và các dòng hào quang tuôn chảy theo hệ thống. Khi đám mây điện từ ở khu vực nào yếu, hoạt động lộn xộn và các dòng hào quang lệch lạc, tắc nghẽn thì khu vực đó sẽ sinh ra bệnh tật. Nhà ngoại cảm, với khả năng thấu thị và nhìn thấy dòng chảy của trường năng lượng sinh học, họ sẽ biết ngay người đối diện bị bệnh gì và biết cách chữa trị phù hợp.

GS. Trần Phương là một nhà khoa học duy vật biện chứng. Ông đã chứng kiến tận mắt suốt quá trình chị Phan Thị Bích Hằng đi tìm và thấy mộ em gái ông và dường như đã thay đổi cách nhìn về ngoại cảm. Tiếp cận sự kỳ diệu này từ góc nhìn của khoa học, GS. Trần Phương nhận định rằng, nếu có "linh hồn" thì "linh hồn" phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì vật lý học, hóa học, y học, sinh học với những phương tiện quang học và điện tử tinh vi, hẳn sẽ có ngày tìm ra. Những "linh hồn" người chết vẫn thể hiện cảm xúc vui, buồn, quan tâm, ước muốn, thậm chí cả giận dữ, vẫn nhớ và kể lại những việc đã qua, kẻ cả những việc xảy ra sau khi thể xác đã chết, vẫn theo dõi, đánh giá được những việc mà người sống đang làm. Như vậy thì "linh hồn" không phải là những vật thể vô tri vô giác, mà là những vật thể sống, có tình cảm và tư duy.

Còn nhà nghiên cứu, Đại tá Đỗ Kiên Cường, Phân viện phó Phân viẹn Vật lý Y sinh học đã nghiên cứu hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm dưới góc độ phân tích "Bức xạ tàn dư". Vì bức xạ tàn dư được lưu giữ trong cấu trúc của nước. Nước là khởi đầu của sự sống dựa trên cácbon có trên trái đất. Nước có cấu trúc khá chặt chẽ, đó là cấu trúc fractal bội ba. Bức xạ tàn dư có thể được niêm cất trong nước của một cấu trúc vật chất nào đó như cây cối, đất đá trong các công trường xây dựng... Càng gần nơi trôn cất người chết, bức xạ niêm cất càng mạnh nên nhà ngoại cảm "đọc ý nghĩ người chết" càng rõ khi đến gần khu vực có hài cốt là vì thế.

Đại tá Cường cũng giải thích hiện tượng ma quỷ, linh hồn... qua việc phân tích Bức xạ tàn dư. Nếu như ta coi hiện tượng đó là có thật thì một câu hỏi mà khoa học đặt ra: Đâu là cơ sở vật chất cho hiện tượng kỳ lạ đó? Điều này cần phải lý giải từ vấn đề bức xạ tàn dư, cái tồn tại sau khi chết, như vật mang một số thông tin cá nhân về người đã khuất.

Hai công trình nghiên cứu của bác sĩ Raymond A Moody, người Mỹ, có tên Đời sống sau này (Life after life). Ông đã dày tâm nghiên cứu 150 người trên khắp thế giới, đủ các sắc tộc, đã từng chết lâm sàng. Người sắp chết, đến phút cuối cùng nghe thấy bác sĩ, hoặc những người xung quanh tuyên bố rằng mình đã chết, nghe thấy những tiếng ồn ào khó chịu, thấy bản thân mình bị lưu động rất nhanh qua một đường hầm dài den tối. Sau đó bỗng thấy mình ở ngoài xác thân, nhưng vẫn còn ở ngay quanh đó, trông thấy rõ xác thân mình và mình như một người ngoài đứng xem... Bác sĩ Moody kết luận: Tất cả những người đã trải qua kinh nghiệm về cái chết đều nhận thấy rằng chết không phải là hết, chết không đáng sợ mà là đáng mừng, chết không phải là khổ mà lại là sung sướng, có cảm tưởng như về nhà. Tuy nhiên, điều may mắn là không ai trong số họ nghĩ đến việc đi tìm cái chết, mà đều quan niệm rằng phải làm tròn phận sự ở đời trước khi chết.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Giải thích về các nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng và Nguyễn Văn Nhã

    29/10/2013Trưởng lão A la hán Thích Thông LạcTheo nhận xét của chúng tôi những hiện tượng đã xảy ra trong chuyến đi tìm hài cốt của cô em gái của giáo sư Trần Phương, dù cho tập trung tất cả các nhà khoa học trên thế giới cũng không giải thích được, trừ ra sự tiến bộ của khoa học đã tạo ra được một bộ óc điện tử như bộ óc của con người thì mới xác định được thế giới siêu hình có hay không. Và những hiện tượng con người có khả năng thấy và nói chuyện với ma cũng như làm thông dịch lại cho chúng ta biết...
  • Bí ẩn bộ não và tâm trí

    22/05/2009Đỗ Kiên CườngBa vấn đề phức tạp nhất của khoa học là gì? Đó là cái rất lớn (vũ trụ), cái rất nhỏ (thế giới vi mô) và cái rất phức tạp (bộ não và tâm trí). Thật đáng ngạc nhiên là con người khám phá tự nhiên nhờ bộ não và tâm trí, nhưng lại chưa hiểu chúng được bao nhiêu. Và câu hỏi bộ não sinh ra tâm trí như thế nào có lẽ là một thách thức còn rất lâu dài đối với khoa học...
  • Triết học Mác với chủ nghĩa duy vật nhân văn

    23/03/2009TS. Hồ Bá ThâmCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, không chỉ sáng lập ra chủ nghĩa, triết thuyết của mình mà còn đưa ra mẫu mực phương pháp luận về sự tự phê phán và phát triển chủ nghĩa Mác. Đó là kim chỉ nam cho các thế hệ tiếp bước theo các ông. Nhưng đó là việc không dễ dàng tí nào, thậm chí phải trả giá đắt như lịch sử không ít lần đã chỉ rõ, xét cả mặt áp dụng sáng tạo trong thực tế và cả mặt học thuật, phát triển lý thuyết...
  • Tâm linh là gì? Như thế nào? Từ đâu? Tại sao?

    07/03/2009Tinh TiếnTừ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất "tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.
  • Giải mã thế giới tâm linh

    03/03/2009Trà LongTừ lâu, nhân loại vẫn có lòng tin về sự có mặt của một không gian có thể đồng hành với thế giới của chúng ta. Và sự suất hiện những khả năng đặc biệt của một số người càng củng cố cho chúng ta niềm tin về sự có mặt của thế giới “bí ẩn”đó. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này dưới giác độ khoa học, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN) đã ra đời.
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học

    07/02/2009NCVCC, TS.Hồ Bá ThâmPhật giáo là môt tôn giáo lớn có chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Phật học chủ yếu nghiên chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học ấy. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đang chú ý là nghiên cứu nó trong tương quan, hay tương đồng (chứ không phải đồng nhất) với khoa học hiện đại. Nhưng ít nghiên cứu nó trong quan hệ tương đồng như tế nào đối với chủ nghĩa Mác hay không.
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người

    02/10/2008Hồ Sĩ QuýBài viết đề cập và gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người nói riêng. Cụ thể là, tác giả đã đưa ra những ý kiến trao đổi xoay quanh hệ vấn đề: khái niệm phương pháp luận, phương pháp luận nghiên cứu văn hóa, phương pháp luận nghiên cứu con người, phương pháp luận nghiên cứu phức hợp, phương pháp luận về khái niệm người Việt...
  • Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan

    12/07/2008Đỗ Kiên CườngĐại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng, vừa qua trên tờ Thể thao & Văn hóa đã có một loạt bài viết bổ ích, trình bày về các hiện tượng dị thường khác nhau dưới một cách nhìn khoa học...
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Linh cảm - khả năng đặc biệt của người

    14/03/2006Lê Minh Quang (Theo “Psychology Today”)Trên thế giới không ít người có thể cảm nhận được tương lai của mình. Khả năng đặc biệt này theo như các nhà khoa học, là do họ đã thừa hưởng được một phần “di truyền” từ cha ông. Nếu để ý chúng ta không quá khó để nhận biết những người có khả năng như vậy...
  • Chiêm tinh phương Tây và vấn đề suy ngẫm

    15/02/2006Nguyễn Chu PhácVề mặt chi phi tiền bạc cho việc bói toán cũng làm cho- người ta phải suy nghĩ. Cách đây chừng 20 năm, mỗi năm người dân nước Mỹ chi cho bói toán tới 73 tỷ đôla. Theo tờ Paris - Match, cho biết số tiền người dân Pháp trả cho chiêm tinh bói toán nhiều hơn cả số tiền Nhà nước đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • xem toàn bộ