Bàn về bản chất của linh hồn trường vong
LTS: Cách đây 40 năm, mảnh đất Quảng trị từng là nơi diễn ra nhiều trận chiến dữ dội, ác liệt và câu hỏi có bao nhiêu chiến sĩ giải phóng quân nằm xuống nơi đây đến nay vẫn còn là điều nhức nhối? Tháng 6/2006, Hội Cựu chiến binh Mỹ cung cấp cho phía Việt Nam một mẩu tin ngắn ngủi:
Trong một trận chiến năm 1967 tại cứ điểm Cồn Tiên (xã Gio An, huyện Gio Linh), toàn bộ 173 chiến sĩ giải phóng quân tấn công cứ điểm đã hy sinh và được chôn chung trong một hố rộng. Từ đó đến nay, với trên 10 điểm đào bới quy mô lớn, độ sâu từ 1-2 mét một vùng đồi cao su rộng hàng chục ha, lực lượng tìm kiếm, quy tập mộ của Ban chỉ huy quân sự Gio Linh mới tìm được bốn bộ hài cốt nằm rải rác.
Được biết thông tin này, TS Vũ Văn Bằng, chuyên gia ngành địa chất công trình hiện nay là chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần “Tia Đất” đã tình nguyện vào Gio Linh tham gia công việc tìm kiếm. Căn cứ vào bản sơ đồ vẽ tay của hội CCB Mỹ cung cấp, với khả năng dò tìm tia đất bằng một phương pháp khoa học, TS Vũ Văn Bằng đã xác định được chính xác vị trí chôn tập thể 173 chiến sĩ và bước đầu đã tìm được 4 hài cốt không nguyên vẹn.
Ngày 9/ 9/ 2007, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, huyện Đội và nhân dân huyện Gio Linh đã tổ chức lễ ra quân cất bốc và quy tập hài cốt liệt sĩ rất trọng thể. Vậy “cơ chế” nào giúp phát hiện được hài cốt?
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Vũ Văn Bằng xung quanh chủ đề “Những giả thuyết mới về bản chất của linh hồn-vong”.
Những giả thuyết cơ bản (tóm tắt) đó là:
Giả thuyết thứ nhất
Cơ chế hình thành cái gọi là “linh hồn”- trường vong của con người sau khi chết. Cái chết của con người tựa cái chết của những siêu sao hình thành lỗ đen - tuân theo luật “Thiên nhân tương ứng” và hình thành trường lực hấp dẫn mạnh từ hiện tượng đối áp xuất khiến cho cấu trúc vật chất của nó (siêu sao- thi hài và linh hồn người chết) đổ sụp vào trong biến thành khoảng hư vô trống rỗng (Einstein đã hình dung ra hiện tượng suy sụp hấp dẫn này). Dấu vết còn lại chỉ toàn là “lực vô hình”, thực chất đó chính là “trường lực hấp dẫn mạnh” (sẽ chứng minh ở phần dưới).
Giả thuyết thứ hai
TS. Vũ Văn Bằng tìm các tia bức xạ trên vùng đất thổ cư và kiểm tra hài cốt dưới nền nhà |
Bản chất linh hồn – vong là một trường vật lý đa hệ, tương tự như các trường trong vật lý vũ trụ. Bao gồm: trường hấp dẫn, trường điện từ, trường tương tác (sự phân rã các hạt cơ bản và nơtrion) và tương tác mạnh (các lực hạt nhân và cộng hưởng), tương ứng với nó là bốn dạng tương tác: hấp dẫn, điện tử, yếu và mạnh. Các nhà khoa học trong đó có Einstein đã cố gắng thống nhất chúng thành một trường duy nhất, thể hiện sự thống nhất của vũ trụ. Linh hồn- vong cũng là trường vật lý đa hệ như trên, là trường sinh học mang thông tin. Hài cốt tựa “một nam châm vĩnh cửu” và tồn tại trường điện từ yếu mang thông tin (khác với trường sinh học). Các trường này tương tác, ràng buộc lẫn nhau tạo nên trường thế - khung cốt của trường vong (hình dáng của chủ thể) mà không thể nhận biết bằng các giác quan thông thường.
Giả thuyết thứ ba
“Linh hồn – vong là trường điện từ chủ yếu chứa thông tin” – gồm phần lớn các trường vốn có của cơ thể sống lưu lại và chứa thông tin sau khi thể xác ngừng hoạt động. Trường này tồn tại được là nhờ có dao động điện từ của các nguyên tử của hài cốt và bức xạ ra môi trường xung quanh lan truyền với tốc độ ánh sáng. Nhà vật lý học người Ba lan, Slawinski phát hiện ra khả năng bức xạ photon của cơ thể với cường độ cỡ 10-1000 photon/s/cm2. Khi chết bức xạ này tăng lên gấp hơn 1000 lần. Sự lóe sáng chính là để tăng năng lượng cho sự “suy sụp hấp dẫn” nói trên, tăng cường độ cho trường tổng của cơ thể con người khi chết. Đó là trường điện từ dạng lưới mang hình dáng của chủ thể. Các trường điện từ riêng rẽ sản sinh ra từng tế bào, mô, màng, gân cơ, lục phủ ngũ tạng…, đặc biệt trường điện từ của hệ thần kinh và bộ não. Tất cả những trường này khi con người còn sống đã là hệ dao động điện trong hệ thống nhất của trường khung. Khi chết, chúng không mất đi mà tạo thành những nút của trường tổng (khung) dưới dạng các “hộp đen” lưu lại cho hài cốt. Trong đó, đáng chú ý là hộp đen của trường điện từ hệ thần kinh não bộ kịp niêm giữ thông tin của chủ thể qua bộ nhớ của ý thức và tiềm thức trước lúc chết. Đó chính là hình ảnh cấu trúc của “linh hồn”. Vậy linh hồn - vong là một trường vật chất cấu trúc gồm hai phần cơ bản: “phần xác” – phần cứng, chính là lỗ đen với lực hấp dẫn cực lớn và từ trường mạnh, “phần hồn” – phần mềm, chính là trường điện từ yếu mang thông tin. Gộp lại đó là “trường vật lý đa hệ chứa thông tin”. Từ đây gọi tắt là trường vong, tuyệt nhiên không có ý thức như người sống. Hiểu như vậy là hoàn toàn mê tín.
Vậy tính chất của trường vong là gì?
Trường vong tuy vô hình với người sống, nhưng bản chất là trường vật chất, nên cũng mang tính chất của vật chất. Tính bức xạ điện từ yếu mang thông tin của chủ thể (lan truyền với tốc độ ánh sáng), đây chính là phần hồn của hài cốt tồn tại sau khi chết. Nhờ tính chất này mà các nhà ngoại cảm có thể nhận biết và giải mã gián tiếp được một số thông tin của trường vong (chỉ có được khi cộng hưởng, không phải là tất cả) nhờ đọc được thông tin qua người thân của vong và trường vong trao đổi thông tin giới hạn với nhau qua huyết thống).
Tính hấp dẫn cực mạnh, không phụ thuộc vào không gian, thời gian và một số quy luật vật lý khác như tiêu hao, dẫn truyền… Đây là tính chất tiêu cực, có hai ảnh hưởng tới sức khỏe của người sống khi tiếp cận mồ mả hài cốt.
Tính chất từ, như giả thuyết, trường vong còn là một nam châm vĩnh cửu. Nhờ bản chất này mà có thể nhận biết vị trí mồ mả, hài cốt, vong bằng thiết bị cảm ứng mà tác giả thường dùng. Với thiết bị đó, từ cự li xa 200m hoặc lớn hơn có thể nhận biết được vị trí nghĩa địa. Với cự ly 30-50m có thể nhận biết được vị trí mồ mả, hài cốt, vong. Nên mấy năm qua, tác giả bài viết này đã định được nhiều mồ mả hài cốt giúp di dời, phục vụ xây dựng nhà ở, công trường, xí nghiệp, tìm hài cốt liệt sĩ… Hài cốt là “một nam châm vĩnh cửu” như đã biết, một cục nam châm khi đập nhỏ ra, những mảnh nhỏ vẫn là nam châm và chỉ có nam châm mới có tính chất này. Hài cốt cũng vậy. Nếu một bộ phận nào đó của hài cốt bị thất lạc như đốt ngón tay, ngón chân, mảnh xương sườn… thì nó vẫn có thể hiện tính chất từ của hài cốt mà thiết bị cảm ứng có thể nhận biết. Nhờ tính chất này tác giả cũng đã tìm cho nhiều gia đình những mẩu xương còn sót lại khi cải táng hoặc cả khi hài cốt đã phân hủy thành đất. Một tính chất đặc biệt khác của trường vong là tính “nhiễm từ” ra môi trường xung quanh. Thiết bị cảm ứng có thể nhận biết trường vong của người chết tại vị trí đã xảy ra sự cố như bị tai nạn giao thông, chết đuối, treo cổ… sau nhiều năm đã trôi qua, kể cả tiểu sành, ván thôi sau khi cải táng vẫn lưu giữ một phần trường vong.
Ông Vũ Văn Bằng đang hướng dẫn nhà báo Tạ Bích Loan
sử dụng máy đo tia đất
Trường vong còn có tính tiêu cực - có hại đối với người sống. Tức là có hại cho sức khỏe con người. Lực hấp dẫn, từ trường xoay với từ trường lực đủ lớn bức xạ lên mặt đất với phạm vi rộng. Đây được coi là trường dị trường cũng tương tự như bão từ tác động có hại nhiều tới hệ thần kinh và hệ tim mạch của con người.
Những hiện tượng đã gặp ở nơi có hài cốt
Trong chuyến đi tìm mộ liệt sĩ tập thể 173 quân giải phóng hy sinh khi tiến đánh cứ điểm Cồn Tiên 1967 (theo thông báo của Hội Cựu chiến binh Mỹ), khi xác định vị trí khu mộ, đồng chí Trần Lương Thanh huyện đội trưởng huyện đội Gio Linh thắp hương xong thì xúc động đã nằm ôm chặt mặt đất – nơi phía dưới có thi hài các chiến sỹ. Hồi lâu, không thấy chiến sĩ Thanh dậy, đồng đội đến vực lên thấy người cứng đơ lạnh toát. Từ đấy về ốm mất nửa tháng. Khi tiến hành đào kiểm tra đợt 1 đã gặp 4 hài cốt liệt sĩ nằm cách đất từ 0,8 – 1,2m. Xương màu trắng ẩm mục hiện dần lên trong nền đất màu nâu sẫm. Từ những tấm ảnh chụp có thể nhận thấy sự tương tác giữa cơ thể sống và hài cốt trong không gian hẹp – môi trường chứa hài cốt.
Hiện tượng con người tiếp cận – nằm trên hài cốt (trường hợp đồng chí nói trên) đã bị lực hấp dẫn của hài cốt hút làm suy giảm sinh khí, sinh ra cảm lạnh. Mặt khác, khi nhìn vào đôi tay và bàn chân trong tấm ảnh chụp hài cốt thấy rất rõ có “luồng sáng” nối giữa phần cơ thể sống (dương) với hài cốt dưới mặt đất (âm) – hiện tượng phóng điện trong không gian. Đó chính là sự tương tác giữa một bên là hài cốt – linh hồn (trường hấp dẫn), một bên là lượng tử - số photon (ánh sáng- sóng và hạt của trường điện từ sinh học bức xạ hồng ngoại) của cơ thể người sống bức xạ ra. Khi tiếp cận với hài cốt, các trường này đã bị lực hấp dẫn của hài cốt hút theo kéo dài ra thành “Luồng sáng”…
Trên đây là những hiện tượng mà tác giả đã đo đạc, kiểm chứng trong thực tế, hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết mới về bản chất của trường vong – linh hồn do chính tác giả nghiên cứu, nhìn nhận dưới góc độ khoa học, xin được cung cấp để bạn đọc cùng tham khảo và suy ngẫm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý