Nhận phê

10:25 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Sáu, 2010

Phê phán và tiếp nhận phê phán cũng giống như hai mặt của tấm kính trong suốt. Cũng cần đòi hỏi sự bình tĩnh, chín chắn, chân thành và đặc biệt không được cho tính cay cú xen vào. ở mặt trước tấm kính, nghĩa là phê phán, người ta có thể bình tĩnh nhưng mặt sau nghĩa là phần tiếp thu thì đòi hỏi sự bình tĩnh không dễ vì anh là kẻ bị lên thớt, bị mổ xẻ. Từ bậc thánh nhân cho tới anh cửu vạn đều vô cùng sợ bị mổ xẻ giữa bàn dân thiên hạ. Chính cái nỗi sợ ấy dễ đẩy người ta tới ý nghĩ là bị xúc phạm và từ ý nghĩ mình đang bị xúc phạm dẫn tới “cay mắt, cay sống mũi” là khoảng cách cực ngắn.

Văn hóa tiếp thu thật là không đơn giản, thoạt đầu nó cần tới thái độ bình tĩnh, cần tới sự chân thành và sau cùng cần tới sự khoan dung nữa. Cái đức khoan dung trong tiếp nhận phê phán quan trọng lắm lắm. Anh nào phê phán thì cũng hăng vì ý nghĩ bị trộn lẫn nhiều thứ, nào là mình chân thành, nào là mình đang nói ra sự thật, nào là mình có quyền phê phán. Mà đã hăng thì dễ sảy lời lỡ miệng làm tổn thương tới kẻ bị phê phán. Cái vế anh phê phán chả nói ở đây, đây bàn tới anh bị phê phán. Vậy khi người ta sảy lời lỡ miệng thế, anh có tha thứ cho không hay anh nổi khùng lên ngay lập tức. Có sự vênh nhau giữa anh phê phán và bị phê phán, nghĩa là vênh nhau về quan niệm. Tôi cho thế này là sai, là không được còn anh bảo thế là được, là đúng cho nên anh mới thực hiện. Sự vênh nhau này chính là cái nguyên cớ dẫn tới phê phán và bị phê phán, nhưng nó cũng sẽ là cái đất tốt để anh bị phê phán kìm nén. Anh phải cố gắng mà nghĩ rằng họ nói thế có đúng không, hay là mình sai thật? Khi anh đặt câu hỏi xem xét những thông tin bị phê phán thì anh đang đi vào con đường bình tĩnh. Nếu anh cứ để cho cái tính kiêu hãnh và cái dòng máu tự ái nó len lỏi vào trong anh thì chắc chắn sẽ dẫn tới những phản ứng chẳng hay ho gì. Anh sẽ không kiểm soát được mình nữa, mặt sẽ tái đi, chân tay run bắn lên, chẳng phải vì sợ mà vì tức, rồi anh đứng dậy cắt ngang lời người ta, anh cướp diễn đàn bốp trả lại người ta ngay tức thì. Thế là “toi” luôn, cuộc họp biến thành lò mổ trâu, thiên hạ sẽ cho rằng anh là tay nóng nảy, dễ cay cú, hãnh tiến, bảo thủ và nhiều nhiều thứ nữa, chả thống kê hết dược. Và họ sẽ ngấm ngầm kết luận rằng văn hóa tiếp nhận phê phán của anh vẫn còn nằm trong cái ngu muội của sự cay cú.

Người ta phê phán anh, có thể đúng, có thể sai, có thể cực đoan hoặc gì gì đi nữa thì anh cũng phải bình tĩnh bởi thiên hạ không nhìn vào mồm kẻ phê phán mà nhìn vào phản ứng của người bị phê phán. Tại sao anh không bình tĩnh đi, chỉ cần anh nghĩ có thể họ nói đúng, mình có nhược điểm ấy thật, nếu chưa thấy đó là nhược điểm thì cũng cần nghĩ tại sao người ta lại nghĩ đó là nhược điểm. Anh nghe phê phán mà vừa nghe vừa phân tích thì sẽ rất bình tĩnh. Chứ anh vừa nghe vài câu tai đã ù đi, mắt đã hoa lên, mặt vừa đỏ lựng hoặc tái ngắt thì chắc chắn là anh không nhận được chút bổ ích nào. Anh chỉ tự chuốc lấy cái mệt vào người vì không kiềm chế được cơn bốc hỏa trong đầu.


Luyện tập tư duy phê phán (critical thinking)

Chắc hẳn bạn đã có lần nghe đến phương pháp tư duy phê phán (critical thinking) và tò mò không biết nó là gì và việc luyện tập nó có khó không?


Tư duy phê phán (critical thinking) là một kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình. Người này hoàn toàn có thể khiến chính những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng cách tự khám phá, đặt ra hàng loạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho chính những câu hỏi đó.

Nhìn chung, tư duy phê phán đòi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn đề (reasoning and problem solving). Trên thực tế 2 kĩ năng này bổ sung và cũng có thể thay thế cho nhau. Đi vào tìm hiểu một cách cụ thể, chúng ta sẽ thấy kĩ năng tư duy phê phán bao gồm những kĩ năng, chính xác hơn là nhưng khả năng sau đây:

- Quan sát

- Luôn luôn tò mò đặt câu hỏi và tìm những nguồn trả lời cần thiết cho mình

- Luôn kiểm tra và tự thử thách những điều mình vốn tin, những quan điểm, suy nghĩ, những giả sử mình hay người khác đặt ra xem chúng có đúng sự thật không?

- Nhận thức được và nêu ra được vấn đề

- Đánh giá độ vững chắc của tư duy và lập luận

- Đưa ra những quyết định sáng suốt và tìm ra được những giải pháp, những lời giải vững chắc

- Hiểu về tư duy logic và logic nói chung

Có thể bạn đã hoàn toàn tự tin về khả năng của mình ở một trong những phần này, hoặc cũng có thể bạn cảm thấy cần học tất cả các kỹ năng này từ đầu. Dù thế nào đi chăng nữa thì 20 kĩ năng luyện tập tư duy phê phán dưới đây cũng sẽ có ích cho bạn. Chỉ cần làm theo những bước rất đơn giản sau đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin với khả năng tư duy phê phán (critical thinking) của mình.

1. Nhận thức vấn đề (Recognizing a problem)

Khi nhận ra rằng mình đang đối mặt với một vấn đề nào đó, bạn cũng cần đồng thời nhận ra sự cần thiết của việc phải hành động đúng theo những gì mình phảo làm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành động đó của bạn phụ thuộc vào loại vấn đề mà bạn đang gặp phải. Liệu vấn đề đó có quá nghiêm trọng hay không? Nếu như gặp phải nhiều hơn một vấn đề cùng một lúc thì vấn đề nào cần được đặt lên giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau? Sử dụng những kĩ năng tư duy phê phán của mình để chỉ ra mọi vấn đề đang gặp phải (pinpoint any problem or problems) trước khi đề cập đến giải pháp (anticipate a solution).

Luyện tập như thế nào?

· Thử lên danh sách những việc cần làm, sắp xếp chung theo thứ tự việc nào cần đầu tư nhiều thời gian nhất, hoặc việc nào cần hoàn thiện trước, hay việc nào quan trọng nhất. Bạn cũng có thể sắp xếp theo cả 3 cách khi muốn luyện tập.

· Khi xem/ đọc bản tin: sau khi nghe 1 bản tin, bạn thử liệt kê ra 3 vấn đề có thể gây nên hậu quả để kiểm tra khả năng nhận thức vấn đề của bạn.

2. Nêu ra vấn đề (Defining a problem)

Cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trước hết yêu cầu việc nêu ra được vấn đề thực sự đang cần được giải quyết và tránh nhầm lẫn với vấn đề giả tưởng. Đừng để bản thân mình và lời giải cho bài toán khó bị cản trở bởi các nhân tố sau đây:

· mức độ của vấn đề

· giả sử của bản thân bạn

· thiếu thốn thông tin

Hãy tập trung suy nghĩ kĩ về tình huống hiện tại và đừng bị ảnh hưởng để rồi giải quyết ẩu vấn đề rồi lại gây ra những hậu quả hoặc hiện tượng do chính vấn đề của bạn thay vì bản thân vấn đề đó.

Luyện tập như thế nào?

Từ bây giờ, bất cứ khi nào bạn phải bắt đầu thực hiện một quá trình nào đó, đơn giản như nấu một món ăn nào đó theo công thức, hoặc học cách sử dụng một thiết bị điện tử gia dụng nào đó trên bản hướng dẫn kèm theo sản phẩm, hãy dành ra ít nhất 10 phút để đọc kĩ và xem trước tất cả các hướng dẫn trước khi bắt tay vào làm. Cách giải quyết hiệu quả một vấn đề chỉ đến khi trước hết bạn biết đích xác mình đang phải đối mặt với những cái gì.

3. Tập trung quan sát (Focused observation)

Khi tăng cường nhận thức của mình, bạn sẽ quan sát được nhiều hơn và cũng từ đó nhận thức cao hơn được về những vấn đề mà mình quan sát bằng cách sử dụng các giác quan của mình, lắng nghe những người xung quanh nói và tìm kiếm nhiều chi tiết hơn. Thêm vào đó, khi bạn đang trong quá trình thu thập thông tin, hãy tập trung, đặt mình vào văn cảnh và suy nghĩ xuyên suốt. Chỉ cần chú ý một chút, bạn sẽ không bỏ sót một chi tiết nào và sẽ dần dần trở thành một người đưa ra những quyết định sáng suốt hơn cũng như những giải pháp khả thi hơn.

Luyện tập như thế nào?

· Tìm một địa điểm nhiều người qua lại và tụ tập, ví dụ như một quán café hay một cửa hiệu ăn ngoài. Tập quan sát những người xung quanh, sử dụng những giác quan của mình với mục tiêu tăng cường nhận thức cho bản thân. Hãy xem liệu 2 người nói chuyện đằng kia có sắp cãi nhau không? Xem người đi bộ dưới phố kia có đang mải đi quá mà có nguy cơ đâm vào một con vật ngay gần đó không? Rất đơn giản như vậy thôi. Nhưng hãy làm một cách tế nhị và kín đáo để tránh bị hiểu lầm bạn nhé!

· Vào một lần nào đó khi đi xe, trước khi nổ máy, hãy thử lập ra trong đầu một danh sách những thứ mà bạn cần phải nhận thức được – những gì có thể xảy ra nếu như bạn không chú ý quan sát. Đó có thể là một người lái xe mất kiểm soát, một đứa trẻ đi xe đạp, một công ty xây dựng điện – nước – điện thoại đang thi hành công việc và đỗ xe ngay trên đường ..v..v..

4. Động não thông quả việc sử dụng công cụ đồ họa tư duy (Brainstorming with graphic organizer)

Công cụ đồ họa tư duy là một công cụ tuyệt vời giúp bạn động não. Chúng tạo ra một biểu đồ bằng hình ảnh trong não của bạn, chỉ ra cho bạn các cơ cấu và cấu trúc của một vấn đề mà bạn không ngờ tới. Công cụ đồ họa tư duy còn giúp bạn tập trung vào mục tiêu chính của mình, chỉ ra một cách rõ ràng con đường đi tới những giải pháp hiệu quả cùng những quyết định tối ưu.

Luyện tập như thế nào?

· Lập ra một biểu đồ khi bạn phải đưa ra một quyết định nào đó, đơn giản như: đi ăn ở quán nào hay đi nghỉ ở đâu. Sử dụng những tiêu chí bạn cho là quan trọng như: không khí, dịch vụ, các địa điểm du lịch vui chơi tại vùng đó, ..v..v.. để so sánh và đối chiếu các lựa chọn của mình.

· Tập sử dụng công cụ đồ họa tư duy bằng cách nhìn lại một vấn đề mình từng phải giải quyết trong quá khứ như mua xe hoặc chuyển công việc. Lập một hệ thống cho thấy các hiện tượng hoặc nguyên nhân gây ra các vấn đề cùng các giải pháp dành cho chúng. Động não và thử tìm ra những hướng giải quyết khác bên cạnh cách mà bạn đã làm trong quá khứ với vấn đề đó.

5. Đặt ra các mục tiêu (Setting goals)

Đặt ra các mục tiêu chiến lược nghĩa là đặt ra một kế hoạch để bạn đi từ vấn đề đến hướng giải quyết. Một khi bạn đã biết rõ mình muốn đi đến đâu và các bước để đến được đó thì chuyện đạt được mục tiêu trở nên thật dễ dàng. Bằng cách sử dụng bản đồ công cụ tư duy vừa nói ở trên, bạn có thể lập ra cho mình một biểu đồ biểu thị cách thức dẫn đến cách giải quyết của một vấn đề nào đó. Việc đặt ra các mục tiêu đòi hỏi bạn phải đầu tư tư duy tới một chiến lược và bẻ chúng ra làm nhiều phần nhỏ dễ giải quyết. Điều đó có nghĩa là bạn cần đặt ra cho chính mình các deadline để hoàn thành cho từng việc, quyết định đích xác mình cần làm những gì, khi nào cần làm nhằm đạt được mục tiêu của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần ghi nhớ 5 tiêu chí của một mục tiêu có giá trị. Chúng là 5 tiêu chí dùng để đánh giá liệu mục tiêu mà bạn đang đặt ra có thể đạt được và đạt được một cách thành công hay không? Những mục tiêu có giá trị là những mục tiêu:

· Được viết ra

· Chi tiết, cụ thể

· Có thể đánh giá được

· Thực tế

· Hướng tới 1 deadline cụ thể

Bằng cách đặt ra mục tiêu cho mình, bạn có thể xuất phát và đi tới nơi mình muốn đến, từ khởi đầu phải đối mặt với vấn đề đến chỗ đưa ra được một giải pháp hiệu quả.

Luyện tập như thế nào?

· Chọn cho mình một mục tiêu ngắn hạn như việc dọn phòng là một ví dụ. Sử dụng 5 tiêu chí nói trên để lập ra mục tiêu cho mình và quyết định xem mình sẽ hoàn thành công việc dọn phòng như thế nào. Đặt ra một deadline cho mình, đi vào cụ thể một cách chính xác những gì mình cần làm, viết chúng ra dưới dạng hình ảnh để tiện theo dõi và nhắc nhở chính mình.

· Đối với những mục tiêu dài hạn như đi du lịch dài ngày hay tham gia một khóa học nào đó hoặc bất kì mục tiêu nào khiến bạn phải mất vài tuần trở đi để hoàn thành, bạn nên sử dụng bản đồ đặt mục tiêu. Chia làm nhiều mục tiêu nhỏ nếu thấy cần thiết, trong đó có mọi bước mà bạn cho là phải thực hiện và sẽ được thực hiện. Vẽ một bản đồ trong đó chỉ ra cách thức bạn đạt được mục tiêu đó và đích mà bạn sẽ đến.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Immanuel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người

    12/04/2006Hồ Sĩ Quý...đến giai đoạn triết học phê phán, I. Kant mới xuất hiện như là một nhân vật "khổng lồ". Với ba tác phẩm có tựa đề "phê phán"... ("Phê phán lý tính thuần tuý", "Phê phán lý tính thực tiễn" và "phê phán năng lực phán đoán"), triết học I. Kant - một kiểu triết học có tư duy độc đáo trong văn hoá Tây Âu, đã trở thành điểm khởi đầu của một dòng triết học ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hoá nhân loại - triết học cổ điển Đức...
  • xem toàn bộ