Nhân dân làm chủ ở đâu?
Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường một lần nữa nằm trong quyết tâm bị bỏ khi mà Tổng kết bước hai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường sáng 6.6.2012...
Phần lớn các địa phương thực hiện việc thí điểm có kiến nghị bỏ HĐND các cấp huyện, quận, phường và thấy rằng, nếu bỏ, mọi việc về quản lý ở địa phương vẫn suôn sẻ - Bộ máy có vẻ vẫn chạy tốt. Cũng có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu kỹ để tới đây sửa Hiến pháp tiến tới bỏ hoàn toàn HĐND ở các cấp nói trên trong phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, không phải cứ muốn cắt muốn bỏ thì chỉ cần mấy cuộc tổng kết là đủ.
Hiến pháp Việt Nam từ khi có Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay dần được hoàn thiện trong sự phát triển nghiêm ngặt của cách mạng dân chủ nhân dân chỉ rõ: Nhân dân làm chủ nhà nước thông qua cơ quan đại diện của mình, trên thì có QH, dưới thì có HĐND các cấp. QH là cơ quan quyền lực tối cao, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Ở đó nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Xem ra như vậy thì không có một cơ quan, đoàn thể nào có thể thay thế vai trò của QH và HĐND.
Ví dụ: Mặt trận Tổ quốc - đơn vị được cho là thay thế một phần công việc giám sát khi bỏ HĐND các cấp đó, thì Mặt trận Tổ quốc không phải là Nhà nước, nhân dân không thể làm chủ chính quyền thông qua một tổ chức chỉ có vai trò tập hợp các tầng lớp trong xã hội vì mục tiêu đại đoàn kết dân tộc...
Tương tự như vậy, nhân dân không và không thể làm chủ vận mệnh của mình ở các đoàn thể, các phường, hội khác...
Cần nói thêm, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm của Đảng Khóa XI chỉ rõ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Gọn lại, bản chất của chế độ ta là dân chủ, không lý gì chúng ta thu nhỏ lại quyền làm chủ của nhân dân dù là ở bất cứ cấp chính quyền nào!
Hơn 20 năm trước, Ông Phan Ngọc Tường từng tuyên bố chưa bỏ được HĐND thì chết không nhắm mắt. Thời gian trôi qua cho thấy, đã có mấy ai khi có động thái bỏ HĐND đã trọn vẹn trong cuộc đời và sự nghiệp.
Có hai bài học, một cũ và một mới:
Năm 1955 - 1956 chúng ta phá bỏ nhiều đình chùa miếu mạo vì coi nó là dấu tích của phong kiến và dị đoan, hàng loạt đình đền bị triệt phá mà không hiểu được rằng đình làng là nơi hội họp của dân chúng, chùa là nơi ngước lên tìm sự an lạc, đền để thờ để ghi công tích những người vì dân vì nước và miếu mạo là nơi cầm giữ quỷ quái giặc giã. Những năm ấy chúng ta phá đi biết bao di sản của cha ông - Hại thay!
Bài học thứ hai có thể không phải dài dòng đó là sự kiện Tiên Lãng – nơi đang thí điểm bỏ HĐND cấp huyện ở Hải Phòng - Cũng hại lắm thay!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý