Trái lòng dân thì hại nước

01:13 CH @ Thứ Ba - 31 Tháng Giêng, 2012

Vụ cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) gây bất bình trong dư luận cả nước. Đoàn giám sát của Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã về tận Tiên Lãng và hậu quả lớn nhất của vụ cưỡng chế vi phạm pháp luật này được gói gọn trong phát biểu của luật sư Lê Đức Tiết: Chưa ở đâu tôi thấy có hố ngăn cách giữa người dân (cả người liên quan và không liên quan đến vụ việc) với cán bộ chính quyền lớn như ở Tiên Lãng lần này.

Ai đã đào hố ngăn cách giữa Đảng, chính quyền với người dân địa phương nếu không phải là những kẻ có chức quyền đứng đầu ở huyện Tiên Lãng và xã Quang Vinh?

Việc gia đình ông Vươn nổ súng bắn về phía những cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội là những người thừa hành lệnh kẻ có quyền là sai, là vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm, song nguyên nhân của vụ án đau lòng này cũng cần được làm sáng tỏ và những kẻ dồn đẩy dân lành vào con đường vi phạm pháp luật cũng cần phải bị xử lý.

Nguyên nhân đầu tiên là sự bội tín với dân. Việc thu hồi đầm có thể cả huyện và xã với gia đình ông Vươn mỗi bên đều thấy mình đúng và vụ việc đã đưa ra tòa án giải quyết. Đó là hành động đúng pháp luật. Vụ việc được giải quyết tiếp ở tòa án cấp phúc thẩm thì có sự hòa giải của TAND TP. Hải Phòng với “thỏa ước”: “rút đơn thì huyện giao tiếp”. Chưa nói đến giá trị pháp lý của cuộc hòa giải này nhưng niềm tin của dân bị phản bội khi đơn rút rồi thì đầm bị cưỡng chế. Cuộc cưỡng chế dù có người bị thương nhưng cũng hoàn thành và những kẻ nổ súng đã rút đi, công an bộ đội đứng quanh ngôi nhà ông Vươn còn nguyên vẹn. Vậy ai đã ra lệnh điều máy xúc san phẳng ngôi nhà sau cưỡng chế?

Ông Chủ tịch huyện ra cái lệnh cưỡng chế trái pháp luật trên bao biện việc phá nhà dân nằm ngoài diện tích cưỡng chế vì... là nơi trú ngụ của tội phạm!? Vậy khẩu súng hoa cải kia giả dụ thu được cũng phải phá chăng? Và điều này vi phạm luật với tội cố tình xóa tang vật, xóa hiện trường. Ông Phó Chủ tịch TP. Hải Phòng thì quá quan liêu nghe cấp dưới để đổ cho dân “do bức xúc vào phá”!? Dân là ai, sao có thể điều cả máy xúc giữa thanh thiên bạch nhật, giữa cả trăm cán bộ chiến sĩ công an bộ đội đứng đó?

Những ngày sau vụ cưỡng chế, đầm của gia đình ông Vươn bị phong tỏa nội bất xuất, ngoại bất nhập. Nhà báo hay người nhà ông Vươn ra khu đầm cũng bị cản trở để rồi đầm bị rút nước, kẻ lạ vào đánh bắt thủy sản nuôi trong đó trị giá lên tới 1,5 tỷ đồng chưa kể cua, tôm tự nhiên trong đầm. Giả dụ cứ cho thu hồi đầm ông Vươn là đúng thì thủy sản trong đầm đâu phải diện tích thu hồi? Chính quyền xã canh kỹ đến thế và sao vẫn có vài kẻ ngang nhiên đánh vét tài sản của người khác? Kẻ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản, trực tiếp dùng các công cụ để cướp tài sản công dân phải chịu trách nhiệm hình sự là đương nhiên nhưng những kẻ ra lệnh hoặc làm ngơ cho người khác cướp đoạt tài sản trong đầm gia đình ông Vươn có phải chịu trách nhiệm với vai trò chủ mưu hoặc đồng phạm?

Giáp Tết, gia đình ông Vươn: đàn ông trong trại giam, nhà bị phá, phụ nữ và trẻ con sống trong căn lều dựng tạm trên nền nhà cũ nhưng ngoài bà con thăm hỏi, giúp đỡ, chính quyền huyện xã ngoảnh mặt làm ngơ! Hành vi dùng vũ khí chống trả của một số người sẽ có pháp luật điều tra, xử lý nhưng gia đình, vợ con của họ đang gặp rất nhiều khó khăn, không có nhà cửa, thủy hải sản bị lấy hết, Tết mà phải căng lều sống tạm bợ bị chính quyền bỏ mặc thì về đạo lý không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ông Bí thư Đảng ủy xã đương nhiệm lại phát biểu một câu xanh rờn: Gia đình ông Vươn là dân ngụ cư có hộ khẩu ở xã khác. Một luật mới ở đây chăng khi chia dân thành những công dân loại một, loại hai?

Trở lại với phát biểu của luật sư Lê Đức Tiết, thành viên đoàn giám sát của Ủy ban TW MTTQ Việt Nam vừa làm việc tại Tiên Lãng: “Điều quan trọng nhất bây giờ là phải hàn gắn mối quan hệ đoàn kết giữa Đảng, chính quyền với người dân địa phương”. Điều quan trọng ấy trước tiên là đem đến niềm tin cho dân, loại bỏ những kẻ sống bằng tiền thuế của dân lại làm trái lòng dân. Chuyện ở Tiên Lãng không còn là vụ việc của một địa phương khi mà chính quyền cơ sở đi ngược lòng dân, trái đạo lý thì... hại nước.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Phân quyền và tam quyền phân lập trong tổ chức Nhà nước

    08/06/2012Từ cổ đại, triết gia Aristote là người đưa ra thuyết nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử. Triết gia Anh John Lock (1632-1704) đã tách bạch các thể chế chính đáng và biến chất. Ông cho quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân và để chống biến chất chính phủ phải phân quyền theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Nhà tư tưởng Pháp Montesquieu (1689-1755) đã phát triển toàn diện học thuyết phân quyền không để quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn...
  • Vài câu hỏi về vụ Đoàn Văn Vươn

    29/01/2012TS. Nguyễn Quang ANăm 2012 mở đầu bằng một vụ cưỡng chế thu hồi đất tai họa. Tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, bốn công an và hai bộ đội tham gia thi hành cưỡng chế thu hồi đất ngày 5-1-2012 đã bị mìn tự tạo và súng săn của những người bị thu hồi đất làm trọng thương...
  • Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận của người nông dân

    29/01/2012Nhà thơ Nguyễn Quang ThiềuVụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng đồng của họ...
  • Luật để cho ai?

    26/11/2011Nguyễn Vạn PhúNếu như nỗ lực đưa ra dự thảo Luật Nhà văn dẫn đến câu hỏi “Luật để làm gì?”
    thì những cố gắng loại bỏ dự thảo Luật Biểu tình của một đại biểu Quốc
    hội vào tuần trước đưa chúng ta đến với câu hỏi “Luật để cho ai?”
  • Nạn nhân của sự mục ruỗng đạo đức

    04/01/2011Lê Chân NhânBản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang không buộc được 16 người trong “danh sách đen” có hành vi mua dâm. Nhưng hai nữ sinh đáng thương lại bị buộc tội bán dâm và môi giới mại dâm với mức án từ 7 - 15 năm tù giam...
  • xem toàn bộ