Nguyên nhân nhà đổ
“Ngôi nhà tin học 112” cũng vậy. Nó đã đổ, nhưng không phải tự nhiên mà nó đổ. Nó có thể đã đổ do lỗi của thi công, cũng có thể nó đã đổ do lỗi của thiết kế.
Thoạt nhìn, rõ ràng “những người thi công” có lỗi. Theo như những gì được báo chí phản ánh, những người quản lý và điều hành dự án đã để xảy ra khá nhiều vi phạm. Những chuyện như nâng giá sách đào tạo tin học, cung cấp những phần mềm dùng chung kém chất lượng, ký hợp đồng đào tạo lòng vòng... không thể không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của “ngôi nhà tin học 112”.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, chúng ta sẽ không khỏi băn khoăn khi cho rằng chừng ấy vi phạm đã làm sụp đổ cả một ngôi nhà có giá trên ba ngàn tỉ đồng.
Không khỏi phải băn khoăn là hàng loạt câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến dự án 112 vẫn còn bỏ ngỏ. Ví dụ, làm sao một dự án tin học hóa quản lý hành chính có thể triển khai được khi những người làm dự án tin học và những người quản lý hành chính ít có mối liên quan gì với nhau? Làm sao một dự án tin học hóa quản lý hành chính có thể phát huy tác dụng, khi việc nó sẽ giúp cải tiến hoạt động quản lý hành chính như thế nào không được làm rõ? Làm sao có thể xây dựng các trung tâm tích hợp hệ thống, khi hệ thống ít có gì để tích hợp? Làm sao có thể xây dựng các dịch vụ công nếu như CPNet chỉ kết nối những cơ quan nhà nước với nhau?...
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn các câu hỏi cần được làm rõ liên quan đến dự án. Các câu hỏi như vậy lại chỉ có thể làm rõ được bởi những người thiết kế dự án, thiết kế “ngôi nhà tin học 112”, chứ không phải bởi những người thi công ngôi nhà đó. Rất tiếc, chúng, nói chung, đều đang bị bỏ ngỏ. Mà như vậy thì có vẻ như việc thiết kế cũng không phải là không có vấn đề.
Tất nhiên, vấn đề của việc thiết kế khác với vấn đề của việc thi công. Và chế độ trách nhiệm cũng khác. Một bên là chế độ trách nhiệm pháp lý, một bên là chế độ trách nhiệm chính trị. Nếu chế độ trách nhiệm đối với những người thi công có thể áp đặt được bởi các cơ quan hành chính và tòa án, thì chế độ trách nhiệm đối với những người thiết kế chỉ có thể áp đặt được bởi Quốc hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường