Nguyễn An Ninh với đạo làm báo

02:33 CH @ Thứ Hai - 04 Tháng Mười Hai, 2017

Nguyễn An Ninh là người làm báo Việt Nam duy nhất mà tôi biết có mười điều răn cho người An Nam đồng bào đồng đạo của mình.

Đó là những điều răn để giữ đạo làm người An Nam yêu nước dưới ách nô lệ của ngoại bang. Như, “Ngươi sẽ làm việc suốt đời cho sự lớn mạnh của xứ An Nam”(Đ1); Nhưng ngươi sẽ tôn kính giữ gìn các truyền thống của đất nước ngươi”(Đ4); như Ngươi sẽ căm ghét những kẻ độc quyền, với tư cách là một người An Nam độc lập”(Đ5); “Ngươi sẽ chăm chú đọc mỗi số báo “La Cloche Fêlée”(Đ6); “Ngươi sẽ ủng hộ tờ báo hết sức mình để nó phồn vinh mãi mãi” (Đ7); Ngươi sẽ tham gia cuộc chiến đấu đúng đắncùng với các biên tập viên của tờ báo” (Đ8); “Họ còn nghèo, ngươi hãy nhớ rằng họ cần có nhiều tiền (Đ9); và (Đ10) ngươi sẽ gửi cho họ tiền đặt mua báo mà không chút do dự nào”. (Mười điều răn dành cho người An Nam hoàn hảo, La Cloche Fêlée, số 2, ngày 17-12- 1923, Trần Hữu Quang dịch).

Yêu nước tiên thiên là đường, là đạo của mọi người Việt Nam, như yêu cha mẹ giống nòi, nhưng tại sao phải yêu cả La Cloche Fêlée, Tiếng Chuông Rè?

Đạo làm báo của Nguyễn An Ninh là đạo yêu thương: Yêu thương tổ quốc, yêu thương đồng bào

Cuộc đời tận hiến

Bởi vì “Tiếng Chuông Rè”, do Nguyễn An Ninh sáng lập, trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 dân ta phải sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, chính là hiện thân của lòng yêu nước bằng dũng khí của người công dân, như Nguyễn An Ninh đã viết: “Trên số báo ngày 11 tháng này, tôi đã có vài chữ lướt qua các chương trình học của các trường Pháp - Nam. Tôi đã chỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ. Từ chế độ ngu dân đó kết quả là trình độ tinh thần đạo đức của xã hội đã sa sút đáng kể. Thật vậy, trong những người An Nam được đào tạo trong các trường thuộc địa, rất ít người có dũng khí công dân... Nhiều người trong số họ còn nhu nhược đến mức chỉ bị một tên quan cai trị hù dọa một chút cũng đủ để không dám đọc cả những tờ báo độc lập. Họ thật đáng thương! Từ bỏ cả quyền đọc sách báo, cái quyền cuối cùng tối thiểu mà một dân tộc còn có được, dầu đã bị bại trận, chính là tự mình chấp nhận thân phận muôn đời làm nô lệ...”. (Dũng khí công dân, La Cloche Fêlée, số 35 ngày 18/01/1926, HNN dịch).

Trung thành với con đường yêu nước đã vạch ra cho đồng bào mình, Nguyễn An Ninh đã viết hằng ngàn bài báo, với hàng chục bút hiệu khác nhau, cùng với những cuốn sách, những bài diễn thuyết trong nước và ngay trên nước Pháp, để thức tỉnh từng giới đồng bào, từ nông dân, doanh nhân, thợ thuyền, đến thanh niên học sinh trí thức, từ người công chức đến viên cảnh sát. Ông cũng không quên kêu gọi cả dân Tây ở thuộc địa, ở chính quốc, và cả những viên quan cai trị như “thằng Pasquier”, viên Khâm sứ oai quyền của nước Pháp ở Trung Kỳ.

Tôi chỉ là cơn gió thổi - lời ông nói với đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai vào năm 1939 - cũng chính là ước nguyện một đời ông: Chỉ làm "cơn gió thổi" làm bùng lên ngọn lửa yêu nước, kêu gọi thanh niên đừng mê ngủ mà hãy đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.

.

Suốt đời Nguyễn An Ninh là tận hiến. Tận hiến cho lý tưởng yêu nước, cho đồng bào, cho Tổ quốc. Khi rời nước đi du học. Khi về nước thành lập tờ La Cloche Fêlée. Khi mấy lần trở qua Pháp để tiếp xúc đồng bào “đồng đạo”, để đăng đàn diễn thuyết, để đưa người về giúp nước. Khi năm lần bị tù đày. Cả cho đến khi hy sinh ở tuổi 43, tuổi sung sức nhất của một đời người.

Tôi không dám so sánh ông hay đặt ông ngang hàng với những nhà khai đạo đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, hay lựa chọn thân phận nghèo hèn. Nhưng để lập “đạo làm báo yêu nước”, với tờ La Cloche Fêlée - L'Annam, Nguyễn An Ninh đúng là một “Đại Tiên tri”, một “Đại Tông đồ”.

Tìm thấy chính mình “Đạo làm báo” của Nguyễn An Ninh là đạo yêu thương: yêu thương tổ quốc, yêu thương đồng bào. Nghĩ tới đồng bào trong dịp đầu năm, ông viết : “... Vào ngày đầu năm mới này, vốn là một ngày lễ lạt, lòng tôi bỗng tràn đầy một nỗi buồn đau sâu sắc: tôi nghĩ ngợi hơn những ngày thường đến hoàn cảnh xã hội của đất nước tôi, đất nước đã thấy tôi chào đời, và là nơi an nghỉ của tổ tiên tôi” (Cảm nghĩ đầu năm, Tiểu Sanh, La Cloche Fêlée, số 31, ngày 4-1-1926, HNN dịch).

Đạo làm báo” của Nguyễn An Ninh là đạo đấu tranh... Như ông đã viết: “... Hỡi đồng bào, đồng bào không nên nhượng bộ bất cứ kẻ nào đưa chân lấn lên quyền của mình, dầu cho y có mạnh đến đâu cũng mặc... Luật pháp được làm ra là để thiết lập sự bình đẳng và công lý. Nếu hôm nay đồng bào có một vài nhượng bộ thì vài nhượng bộ đó sẽ đưa đến những nhượng bộ khác. Và một ngày nào đó các anh em sẽ bắt buộc phải đòi lại hoặc con cháu của các anh em khi chúng nhận thấy cần phải được hưởng đầy đủ mọi quyền thì chúng sẽ đứng lên đòi lại những thứ mà đồng bào đã nhượng. Và chừng đó sẽ có đấu tranh, đấu tranh trong máu và trong nước mắt...” (Hãy bảo vệ các quyền của mình, La Cloche Fêlée, số 8, ngày 28-1- 1924, Nguyễn Minh Hoàng dịch ).

Sức mạnh của ngòi viết, sức mạnh của tiếng nói, sức mạnh của hào khí tâm hồn Nguyễn An Ninh đã làm rung động từng lòng người Việt Nam, và rung động chế độ thực dân khiến chúng phải khiếp đảm và bằng mọi giá phải loại loại bỏ ông, sau khi đã tìm đủ cách để bịt miệng, trói tay, cùm chân và lưu đày cô lập ông. Nhưng ngọn lửa yêu nước do ông nhen nhúm, tiếng gọi đoàn kết cứu nước do ông phát động ngày càng bùng lên, vang dội, bất diệt trong lòng người dân Việt Nam. Và không bao lâu khi ông hy sinh, Tiếng Chuông Rè đã góp phần đáng kể biến Việt Nam thành Tiếng Chuông Đồng đánh thức cả thế giới thuộc địa vào giữa thế kỷ trước.

Chính vì vậy, mỗi người làm báo viết báo Việt Nam thời mất nước và kháng chiến cứu nước, mỗi người Việt Nam yêu nước, đều như tìm thấy chính mình trong Nguyễn An Ninh. Và Nguyễn An Ninh như hiện diện trong mỗi con người làm báo, viết báo Sài Gòn, miền Nam và Việt Nam thế hệ chúng tôi và trước nữa.

Riêng tôi, khi tờ Tin Sáng đã bị đóng cửa dưới chế độ cũ được Sở Thông tin Báo chí của chế độ mới cho phép tục bản, tôi đã viết bài đầu tiên trên số báo Tin Sáng bộ mới , đề ngày 11-8-1975, dưới tựa đề “Tiếp tục con đừng đã chọn...”, và nhắc đến Nguyễn An Ninh. Tại sao? Bởi nay tuy cụ đã về trời, họp mặt với các đấng tiền bối tổ tiên, tuy nước nhà đã hết giặc ngoài và đã thống nhất, nhưng giặc nghèo, giặc dốt, và bao nhiêu thứ giặc mà cụ từng xả thân chống lại vẫn chưa hết. Cả công trình báo chí yêu nước của cụ cũng chưa được nhiều người thuộc thế hệ hôm nay biết đến. Một phần vì công trình của cụ quả thật đồ sộ, phần khác vì chưa được tập trung đầy đủ, kề cả từ Pháp. Nhưng phần lớn là do lỗi của những người từng làm báo viết báo như tôi.

May thay, vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, phối hợp với những người thân của cụ Nguyễn An Ninh, chủ yếu là các con gái, con rể, con trai của cụ, cùng với Nhà Xuất bản Văn học, đã cho ra mắt hai quyển Nguyễn An Ninh tác phẩm và Nguyễn An Ninh- Qua hồi ức của những người thân! Một an ủi cho nhiều tấm lòng!

Nhân kỷ niệm lần thứ 109 ngày sinh của cụ Nguyễn An Ninh, ngày 15-9, tôi xin có bài này để thú tội cùng cụ.


Mười điều răn dành cho người An Nam hoàn hảo
1. Ngươi sẽ làm việc suốt đời
Cho sự lớn mạnh của xứ An Nam.
2. Ngươi sẽ hoàn toàn khâm phục
Và yêu mến nước Pháp.
3. Ngươi sẽ thấm nhuần nền văn hóa của nước ấy
Để sống một cách cao thượng.
4. Nhưng ngươi sẽ tôn kính giữ gìn
Các truyền thống của đất nước ngươi.
5. Người sẽ căm ghét những kẻ độc quyền
Với tư cách là một người An Nam độc lập.
6. Ngươi sẽ chăm chú đọc
Mỗi số "La Cloche Fêlée"
7. Ngươi sẽ ủng hộ tờ báo hết sức mình
Để nó phồn vinh mãi mãi.
8. Ngươi sẽ tham gia cuộc chiến đấu đúng đắn
Cùng với các biên tập viên của tờ báo.
9. Họ còn nghèo, ngươi hãy nhớ rằng:
Họ cần có nhiều tiền.
10. Ngươi sẽ gởi cho họ tiền đặt mua báo
Mà không chút do dự nào.
L.C.F (T.H.Q dịch)
- Báo LCF, số 2 ngày 17/12/1923)
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Sơ lược về đời làm báo của Phan Khôi

    09/10/2014Lại Nguyên ÂnPhan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Nguyễn Văn Vĩnh- Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    06/08/2009Nguyễn Lân BìnhCông bằng với Lịch sử là việc cần làm, điều này ai cũng hiểu. Tôi xin mạnh dạn nêu những hiểu biết của mình thông qua những ký ức bằng chữ của nhà Văn, nhà Báo, nhà Tình báo Cách mạng lão thành Vũ Bằng; người được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2006, tác giả cuốn sách “Bốn mươi năm nói láo” do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, người đi tìm giá trị văn hoá

    21/07/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânCon người suốt đời săn tìm những giá trị văn hoá đã vỡ nợ và chết như một lữ khách không nhà ở xứ người. Ông đi tìm vàng một cách vô vọng trong chuyến viễn du cuối cùng của cuộc đời 54 năm ngắn ngủi. Ông biết đâu rằng, tài năng, trí thông minh bẩm sinh và tâm huyết nâng cao văn hoá dân tộc, cả sự nghiệp của ông để lại còn quý giá hơn vàng bạc và kim cương, những thứ đã “ trói chân bó tay “ ông một đời ?
  • Phạm Quỳnh: Ngọn gió Nam

    15/07/2009Đỗ Lai ThúyNam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây. Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh.
  • Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng

    26/06/2009Lê Minh QuốcKỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và nhân sự kiện NXB Văn Học và trung tâm Nghiên cứu quốc học chuẩn bị xuất bản bộ sách Nguyễn An Ninh - tác phẩm dày 1.300 trang (ảnh), xin giới thiệu bài viết của nhà biên khảo Lê Minh Quốc về thần tượng một thời của thanh niên Việt Nam này
  • Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

    21/06/2009Đoan Trang"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".
  • Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX

    20/06/2009Trần Hòa BìnhVề cơ bản, đến những năm 30 của thế kỷ XX, các thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo đầu thế kỷ XX.
  • Nghĩa vụ của nhà làm báo

    19/06/2009Phạm QuỳnhNhà báo vừa tiêu biểu mà vừa tạo thành ra dư luận trong một nước. Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai hỏi đến dư luận là tìm đế báo, báo với dư luận, dư luận với báo là lần lót, là hình ảnh cho nhau, là tinh thần là hình thức của nhau vậy.
  • Huỳnh Thúc Kháng khí tiết người làm báo

    18/06/2009Nguyên NgọcBài học khí tiết người làm báo của Huỳnh Thúc Kháng, quyết không nói một lời điều người ta buộc mình phải nói, quyết không bẻ cong ngòi bút, trước mọi cường quyền, còn sống động vô cùng trong cuộc vật lộn gian nan của người cầm bút cho sự thật và công lý hôm nay.
  • Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký

    28/04/2009Đặng Hoàng Oanh...một loạt tác phẩm của Phạm Quỳnh, từ Th­ượng Chi văn tập, Luận giải văn học và triết học, M­ười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí cho đến Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 đã “tái xuất”, đến tay độc giả. Tuy chừng đó cũng cho thấy sự phong phú trong sự nghiệp tr­ước tác của một học giả một thời lừng lẫy và cũng một thời từng chịu nhiều tai tiếng. Đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng về Phạm Quỳnh, công việc đó đòi hỏi nỗ lực, thái độ công tâm và khoa học của nhiều ngư­ời...
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • xem toàn bộ