trong nước, hay là che giấu mâu thuẫn, làm tê liệt mình? Đây đã là lúc mà một số nhà lý luận, tuyên truyền cần phải tỉnh táo, tỉnh táo nhìn lại."/>trong nước, hay là che giấu mâu thuẫn, làm tê liệt mình? Đây đã là lúc mà một số nhà lý luận, tuyên truyền cần phải tỉnh táo, tỉnh táo nhìn lại."/>

Suy nghĩ về một đề toán

08:12 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Mười, 2005

Còn nhớ vào năm 1975, khi đang học lớp 2 tiểu học, trong sách giáo khoa Toán đã cómột bài tính đố như sau: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nước ta có trọng lượng là 173 kg, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của xét lại Liên Xô có trọng lượng là 83 kg, còn của đế quốc Mỹ chi có 8 kg. Em hay tính xem trọng lượng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nước ta nặng hơn của xét lại Liên Xô và đế quốc Mỹ bao nhiêu?

Sau khi làm bài toán đó, bọn học sinh tiểu học chúng tôi đều vô cùng tự hào. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của chúng ta đều nặng hơn của xét lại Liên Xô và đế quốc Mỹ nhiều, mà họ lại là hai siêu cường. Đến khi khôn lớn, đọc sách nhiều hơn, mới biết là kỹ thuật vũ trụ của Liên Xô tiên tiến hơn Trung Quốc và trình độ kỹ thuật vũ trụ của Mỹ phát triển hơn Trung Quốc nhiều...

Từ đó không thể không nghi ngờ cái đề toán đã làm hồi nhỏ: những số liệu đưa ra đó có chân thật không? Chẳng lẽ kỹ thuật vũ trụ của Liên Xô và Mỹ lại lạc hậu hơn Trung Quốc? Sau đó do đọc thêm một số sách báo, mới biết được là trọng lượng 3 vệ tinh nhân tạo đó đều chính xác, chi có điều thời gian đưa chúng lên vũ trụ có khoảng cách ra xa: của Trung Quốc là tháng 4 năm 1970, của Liên Xô là tháng 10/1957 và của Mỹ là tháng 2/1958. Chỉ so sánh trọng lượng vệ tinh một cách đơn thuần thì không thể nào so sánh được trình độ kỹ thuật cao thấp, đầu đề bài toán chi tạo cho bọn học sinh tiểu học chúng tôi hồi đó một số tự hào và phấn khởi ảo tưởng.

Những sự việc giống như vậy gần đây vẫn thường xuất hiện. Như trên một tiết mục truyền hình lại được thấy tài nghệ trình diễn xuất sắc của một nhà lý luận. Khi nói đến những thành tựu mà chúng ta giành được trong mươi mấy năm gần đây, nhà lý luận này đã dẫn ra một loạt số liệu tăng trưởng kinh tế: bình quân GDP của Trung Quốc tăng hơn 9% mỗi năm, còn trong cùng thời gian đó kinh tế thế giới tăng trướng trung bình khoảng 5% năm, các nướcphát triển phương Tây tăng trung bình 2,5% năm. Những con số so sánh này cho thấy, khi thế giới tiến được một bước, chúng ta đã đi được hai bước, khi chúng ta đi được bán bước, các nước phát triển phương Tây mới đi được một bước.

Ví dụ đó đã làm cho nhiều ngườitrong nước tự hào. Thế nhưng có thực là tốc độ tiến lên của chúng ta có thực nhanh như vậy không? Chi đơn thuần lấy tốc độ tăng trưởng GDP để so sánh, liệu đã đủ để thuyết minh sự phát triển và tiến bộ chân thực của một nước hay không? Nhiều bậc trí giả đã chỉ ra từ lâu, đó là điều vô cùng phiến diện, vì cái quan trọng hơn là phái xét tới chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, như tý lệ đầu vào sản xuất, tiêu hao bình quân năng lượng cho một đơn vị giá trị sán lượng… Ngoài ra còn phải xét tới chất lượng bản vệ môi trường, sự chênh lệch giầu nghèo trong xã hội, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống tín dụng xã hội, môi trường pháp luật… Đó mới là phương pháp khoa học đánh giá một nước có thực sự có sự tiến bộ to lớn hay không. Nhà lý luận nói trên đã không đề cập một câu nào về các vấn đề đó. Có phái ông ta không hiểu không? Tôi nghĩ không phải là như vậy, vì tiếp đó, ông đã dẫn ra một số số liệu khác. Xem xét nhượng tuyệt đối của tăng trưởng kinh tế thấy, lượng tăng trưởng kinh tế trung bình năm của chúng ta chỉ bằng 1/10 của Mỹ, lượng tăng trướng bình quân đầu người thì còn thấp hơn nhiều.

Đối với các con số và tư liệu, nếu cứ chơi cái trò "dùng cho ta", rút cuộc có thể khêu gợi được lòng tự hào của ngườitrong nước, hay là che giấu mâu thuẫn, làm tê liệt mình? Đây đã là lúc mà một số nhà lý luận, tuyên truyền cần phải tỉnh táo, tỉnh táo nhìn lại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: