Ngôi đền sách cấm ở Đức

05:49 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Chín, 2017

Đền Parthenon of Books ở Kassel (Đức) theo đúng khuôn mẫu của đền Parthenon Hy Lạp 500 năm trước công nguyên, đang trưng bày 100.000 ấn bản của những cuốn sách bị kiểm duyệt trên khắp thế giới...

.

Kassel là một thành phố nhỏ, cách Berlin hơn bốn tiếng đồng hồ, được biết tới với cuộc triển lãm tổ chức năm năm một lần về nghệ thuật hiện đại. Đặc biệt năm nay có "ngôi đền sách" Parthenon of Books. Đây là một sáng kiến tuyệt vời để vinh danh những tác giả đã bị cấm, bị đe dọa, bị tù đày, bỏ mạng vì tự do tư tưởng, để nhắc nhở mọi người rằng quyền tự do ngôn luận luôn luôn và vẫn tiếp tục bị đe dọa.

Bà Martha Minujinn, người Argentina, xây đền này bằng những thanh sắt, theo đúng khuôn mẫu đền Parthenon (cao 10m, dài 70m, rộng 30m). Ngôi đền được xây ngay tại nơi trước đây Hitler đã ra lệnh đốt sách của các tác giả Do Thái hồi năm 1933.

Những cuốn sách được bọc trong bao nylon để tránh mưa nắng, phủ đầy mái đền và 46 cây cột lớn. Đó là 100.000 ấn bản của 17.000 cuốn sách đã từng bị cấm, do dân chúng khắp nơi gửi về sau lời kêu gọi của Martha Minujinn, từ Thánh kinh tới Gatsby Le Magnifique, Les Vertes Coraniques, từ Lewis Caroll tới Soljenitsyne, Rushdie Salman.

Đền sách cấm mở cửa cho công chúng từ tháng 6 đến giữa tháng 9/2017, sau đó sách sẽ được gỡ đi và phân phát cho dân địa phương cùng du khách.

Trong lịch sử thế giới, có 70.000 cuốn sách đã bị cấm, theo thống kê những cuốn sách nổi tiếng. Nếu kể cả những sách gần như vô danh hay chỉ có tầm vóc địa phương, con số đó sẽ nhiều gấp đôi. Danh sách những tác giả có tác phẩm một thời bị cấm dài không dứt, trong đó có những tên tuổi lớn như Homère, Diderot, Molière, Joyce, Kundera… Người ta có đủ lý do để cấm đoán, kiểm duyệt. Gallilée, Corpenic vì những khám phá khoa học; Orwell, Huxley vì chống đối chế độ. Flaubert (Madame Bovary), Beaudelaire (Les Fleurs du mal), Nabokov (Lolita) vì lý do luân lý. Voltaire, Victor Hugo vì đề cập tới nhân quyền.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư viện cơ sở: Bỏ thương, vương tội

    14/08/2017Tường VyĐánh giá về hệ thống thư viện cơ sở của TP. HCM hiện nay được gói gọn trong 5 cái thiếu: trụ sở, trang thiết bị, nguồn sách, nhân sự và cuối cùng là kinh phí hoạt động.
  • 12 thư viện hiện đại bậc nhất thế giới

    20/07/2017Tống HoaThư viện núi sách Book Mountain (Hà Lan) hay thư viện công cộng Birmingham (Anh) là hai trong số những trung tâm lưu trữ sách lớn và hiện đại trên thế giới...
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • "Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện"

    30/12/2016Khánh NgọcTrước trào lưu học hàm học vị hiện nay, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam có quá nhiều giáo sư nhưng công trình của họ đi vào thực tế quá ít ỏi mà chỉ có giá trị trong thư viện...
  • Nợ tiền phạt khổng lồ tại thư viện San Jose

    09/03/2016Hương GiangMức phí hiện nay là 50cent một ngày cho mỗi cuốn sách bị trả trễ, cao nhất là $20 Mỹ kim mỗi món. Số tiền phạt lớn nhất được áp dụng khi sách báo mượn nhưng không được trả lại – chi phí cuốn sách/báo đó cộng thêm $20 Mỹ kim “lệ phí thủ tục.” Thư viện cũng tính $3 Mỹ kim lệ phí cho những cuốn sách/báo giữ nhưng khách không đến lấy...
  • Sách cấm

    15/10/2015Trần Ngọc ĐăngKhắp thế giới, trong từng giai đoạn lịch sử hay từng thời điểm chính trị nhất định đều có những cuốn sách bị thiêu hủy hay cấm lưu hành...
  • Ngôi đền danh nhân: tôn thờ và tiếp tục suy tưởng

    06/04/2015Nguyên NgọcĐể hiểu thêm vì sao ba vị Trương Vĩnh Ký, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh được Quỹ rước vào “ngôi đền tinh hoa văn hóa Việt Nam thời hiện đại”, xin giới thiệu phần cuối diễn từ bế mạc giải Văn hóa Phan Châu Trinh lần 9 do nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Hội đồng Giải thưởng của Quỹ - chấp bút...
  • Khám phá những thư viện -nơi bạn không đến để đọc sách

    07/01/2015Phan HạnhĐịnh nghĩa về thư viện đang dần thay đổi khi các nhà quản lý loại bỏ sách và thay thế chúng bằng các cuốn sách điện tử, máy tính bảng và cả một bộ sưu tập tài nguyên được số hóa...
  • Mang “thư viện” sách ra phố đãi mọi người

    30/10/2014Khánh HồngMặc dù rất bận với công việc mưu sinh nhưng hàng tuần, chàng trai Nguyễn Văn Hoan (sinh 1990, sống tại Đà Nẵng) vẫn duy trì hai dự án của mình là: đọc sách đường phố miễn phí và dạy kỹ năng sống miễn phí...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Ước mơ về một thư viện online khổng lồ

    05/02/2006GS. Ngô Quang HưngThành lập một nguồn tài nguyên phong phú cho nền học thuật nước nhà, từ cấp vỡ lòng đến chuyên sâu. Từ đó, làm cho Internet hữu ích hơn là một cỗ máy game và chat. Dưới đây là một ước mơ của GS Ngô Quang Hưng (khoa Khoa học máy tính, Đại học bang New York ở Buffalo - Mỹ)...
  • xem toàn bộ