Tư tưởng trên quan điểm văn hoá và xã hội (sinh thái học về tư tưởng), quan điểm về cuộc sống của tư tưởng, về tính tự chủ/ phụ thuộc của thế giới tư tưởng (trí quyển) và quan điểm tổ chức của tư tưởng (trí học)…"/>Tư tưởng trên quan điểm văn hoá và xã hội (sinh thái học về tư tưởng), quan điểm về cuộc sống của tư tưởng, về tính tự chủ/ phụ thuộc của thế giới tư tưởng (trí quyển) và quan điểm tổ chức của tư tưởng (trí học)…"/>

Nghiên cứu tư tưởng theo quan điểm phức hợp

04:23 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Năm, 2008

Là tập thứ tư trong bộ "Phương pháp" (gồm 6 tập) nghiên cứu về tư tưởng quan điểm phức hợp, Phương pháp 4 - Tư tưởng của Edgard Morin (Chu Tiến Ánh, Phạm Khiêm Ích NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) xem xét tri thức và tư tưởng theo quan điểm văn hóa - xã hội (sinh thái học và tư tưởng), quan điểm về cuộc sống của tư tưởng, về tính tự chủ/phụ thuộc của thế giới tư tưởng (noosphère -trí quyển) và quan điểm tổ chức của tư tưởng (noologie - trí học).

Sinh thái học về tư tưởng là tên đề phần thứ nhất cuốn sách. Điều đó thể hiện một quan niệm mới và cách đặt vấn đề mới trong nghiên cứu tri thức và tư tưởng. Sinh thái học về tư tưởng khảo sát những điều kiện văn hóa - xã hội và những điều kiện sinh học - não của sự sản sinh ra tri thức và tư tưởng. Sở dĩ có thể và cần phải nghiên cứu tri thức và tư tưởng từ quan điểm sinh thái học, bởi vì "mọi tri thức con người đều không ngừng nảy sinh từ thế giới sự sống hiểu theo nghĩa sinh học của chữ này". Mặt khác "mọi tri thức triết học, khoa học, hay thi ca đều nảy sinh từ thế giới của cuộc sống văn hóa thông dụng".

Văn hóa thấm sâu vào con người ngay trước khi còn trong bụng mẹ (ảnh hưởng cửa môi trường, tiếng động, âm nhạc, thực phẩm và tập quán của mẹ), rồi khi ra đời (kỹ thuật hộ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh) đến việc nuôi dạy và giáo dục cửa gia đình và xã hội. Giáo dục cung cấp cho mỗi người những nguyên tắc, kỹ năng và công cụ nhận thức. Như vậy, từ mọi phía, nền văn hóa tác động và tác động trở ngược lên tâm bộ não để tạo hình ở đó những cơ cấu nhận thức. Văn hóa đã tác động tích cực với tính cách là nhân tố đồng sản xuất ra tri thức. Do vậy, tri thức và tư tưởng của ta chịu sự kiểm soát không chỉ bởi các hằng số sinh lý và tâm lý, mà bởi cả những biến lượng văn hóa và lịch sử.

Nghiên cứu sinh thái học về tư tưởng là cần, nhưng không đủ để hiểu Cuộc sống của tư tưởng (tên đề phần thứ hai cửa cuốn sách). Đó là vì nơi cư trú của tư tưởng không phải là sinh quyển (biosphère) mà là từ quyển (noosphère), mặc dù sinh quyển bao trùm trí quyển. "Cũng như vũ trụ vật lý, như sinh quyển, như vũ trụ nhân loại, trí quyển được đặt vào một cuộc đối lôgic không ngừng nghỉ giữa trật tự, lộn xộn với tổ chức, tại đó các thực thể trí học nảy sinh, phát triển, cải biến và diệt vong. (tr. 262).

Bằng nhiều con đường khác nhau, các nhà ngôn ngữ học, logic học, toán học, sinh học đều đi đến xác nhận rằng sản phẩm trí tuệ loài người có tồn tại khách quan, vừa bị phụ thuộc, vừa mang tính tự chủ, ý tưởng này đã được nhà triết học và cổ sinh vật học người Pháp Teithard dễ Chardin ( 1881 - 1955) nêu lên khi ông đề ra khái niệm "trí quyển". Ông gọi " trí quyển" là "môi trường thần thánh" trong cuốn sách "Le Milieu Di vin" của ông xuất bản năm 1924.

Còn nhà vật lý học Piene Auger và nhà sinh học Jacques Monod (1910 - 1976) đi tới trí quyển bằng con đường sinh lý - hóa học. Pierre Auger nhận định rằng tư tưởng thuộc về "giới" thứ ba theo nghĩa sinh học của thuật ngữ "giới" (règne). Tư tưởng có cuộc sống riêng cũng giống như các siêu vi khuẩn (virus) trong môi trường (văn hóa | bộ não), sự sống của chúng có năng lực tự dinh dưỡng, tự sinh sản.

Chúng ta sống trong một vũ trụ đầy những ký hiệu, tượng trưng, hình tượng, thần thoại, tư tưởng... Chúng là những yêu tố trung gian môi giới trong quan hệ giữa con người với nhau, với xã hội, với thế giới . Trên ý nghĩa đó, trí quyển hiện hữu trong mọi tầm nhìn, quan niệm, giao dịch giữa mỗi chủ thể con người với ngoại giới, với những chủ thể khác và với chính bản thân, “Trí quyển có một đầu vào chú thể, một chức năng liên - chủ thể, một sứ mệnh xuyên - chủ thể, song nó cũng chính là một bộ phận cấu thành khách thể của hiện thực con người".

Để hiểu biết về trí quyển, cần vất bỏ mọi thứ chủ nghĩa duy tâm muốn gán cho tư tưởng và thần thoại một hiện thực tự thân, làm chủ mọi sự vật trên thế giới. Mặt khác phải vắt bỏ mọi thứ chủ nghĩa quy giản (réductionnisme) chủ trương hòa tan trí quyển hoặc trong trí tuệ/bộ não con người (như tâm lý luận psychologisme) hoặc trong xã hội (như xã hội luận - sociologisme). Mỗi quan điểm trên đây đều đúng một phần và sai trong toàn bộ, không lý giải được tính tự chú/phụ thuộc của các thực thể tự học. Để lý giải chúng, ta cần kết hợp chặt chẽ quan điểm trí học với quan điểm tâm lý học và xã hội học, xem xét vấn đề trong khuôn khổ một thể phức hợp bộ ba: tâm lý quyên, xã hội quyển, trí quyển .

Tâm lý quyển (psỵchosphère) là quyển các trí tuệ bộ não cá nhân. Đó là cội nguồn các biểu tượng, tưởng tượng, mơ mộng, tư duy. Trí tuệ/bộ não làm cho các biểu tượng, thần thoại, tín ngưỡng cố kết lại, hình thành các hiện hữu trí tuệ. Thế nhưng, việc cụ thể hóa các thần thoại , tư tưởng, chủ thuyết chỉ có khả năng thực hiện trong và bởi xã hội quyên (sociosphère): văn hóa, được sản sinh từ những tương tác giữa các từ tuệ/bộ não, chứa đựng ngôn ngữ, hiếu biết, quy tắc lôgic và chuẩn thức. Chính điều đó sẽ cho phép thần thoại, thần linh, tư tưởng, chủ thuyết truy cập thật sự vào hiện hữu. Một khi đã ra đời trong trí quyển, các hiện hữu trí tuệ không ngừng tự tái sinh. Các thần thoại, thần linh, tư tưởng được tái sinh bằng sự thờ cúng, nghi lễ, đức tín, tình yêu, sự sùng bái. Chúng cũng được nhân lên qua hàng nghìn mạng truyền thông, diễn ngôn, giáo dục, văn tự, hình ảnh . . . như vậy, trí quyển cũng là một trong ba cấp độ đồng sinh sản ra tri thức và tư tưởng.

Các từ quyển khác nhau từ những nền văn hóa đa dạng của Trái Đất đang giao lưu với nhau hoặc nhiều hoặc ít. Nhưng tất cả đều được bao bọc bởi một trí quyển toàn hành tinh mà bán thân cũng đang dãn nở y hệt như vũ trụ vật lý. Trong trí quyển cũng thường xuyên diễn ra những biến đổi to lớn, những cuộc cách mạng trí học, dẫn đến sự ra đời những tư tưởng mới. Việc khảo sát từ quyển, khảo sát cuộc sống của những thực thê cư trú tại từ quyển, chính là bắt tay xây dựng trí học như một môn khoa học về tư tưởng (la science des idées). Chúng ta quan niệm rằng "trí quyển chính là nơi mà tri thức được tổ chức thành các hệ thống tư tưởng". Cho nên trí học cũng là môn học về tổ chức tri thức, tổ chức tư tưởng. Hệ thống tư tưởng cũng như hết thảy các thực thể trí học đều có một bộ máy phức hợp, cấu thành bởi một ngôn ngữ,một lôgic học, và ở một mức sâu xa hơn là cả một chuẩn thức học (paradigmatologie). Phần thứ ba cuốn sách có tên đề là " Tổ chức ca tư tưởng” tập trung nghiên cứu về ngôn ngữ, lôgic học và chuẩn thức học như là ba nhân tố tổ chức của hệ thống tư tưởng.

Phát triển quan niệm của Thomas Kuhn về chuẩn thức (paradigme), Edgar Mong cho rằng thuật ngữ này không chỉ nói về hiểu biết khoa học và cách mạng khoa học, mà còn nói về cả toàn bộ tri thức, toàn bộ tư duy, toàn bộ hệ thống trí quyển. Chuẩn thức nằm sâu ở "hạt nhân" các lý thuyết, các hệ thống tư tưởng. Nghiên cứu sâu về chuẩn thức học, tác giả khẳng định rằng đã đến lúc cần có một cuộc cách mạng về chuẩn thức. Cuộc cách mạng này ánh hưởng quyết định đến việc hình thành tư duy phức hợp, cải biến được các hạt nhân tô chức của xã hội, của nền văn minh, văn hóa và trí quyển. Thay đổi chuẩn thức sẽ làm tăng khả năng giao lưu và đối thoại. Đó chính là một điều kiện để loài người được sinh tồn trong tinh thần dân chủ, khoan dung đích thực.


Cuốn sách này là tập thứ tư trong bộ "phương pháp" (gồm 6 tập), nghiên cứu Tư tưởng trên quan điểm văn hoá và xã hội (sinh thái học về tư tưởng), quan điểm về cuộc sống của tư tưởng, về tính tự chủ/ phụ thuộc của thế giới tư tưởng (trí quyển) và quan điểm tổ chức của tư tưởng (trí học)…

Tư tưởng phải chăng hoàn toàn phục tùng các tất định luận văn hoá, xã hội và lịch sử? Liệu tư tưởng có thể tự giải phóng được không? Tâm trí con người có hoàn toàn phục tùng các tư tưởng đã được xác lập? Tư tưởng mới có thể nảy sinh và truyền bá bằng cách nào?

Phải chăng tư tưởng có cuộc sống riêng? Cuộc sống ấy thế nào? Bằng cách nào tư tưởng có thể nuôi dưỡng, tự sinh sản và phối hợp với nhau?

Chúng ta không được để cho các tư tưởng nô dịch mình, song chúng ta chỉ có thể chống lại tư tưởng bằng tư tưởng mà thôi. Chúng ta đang còn ở giai đoạn tiền sử của trí tuệ con người, kỷ nguyên hoang sơ của tư tưởng và sẽ phải thiết lập các quan hệ văn minh với chúng. Đó là xuất xứ của ý tưởng về tính phức hợp và tư duy phức hợp.

Quyển sách này cũng chính là môi trường truyền dẫn tri thức loài người, giúp cho con người giao lưu truyền thông với ngoại giới. Hơn nữa, nó còn bao bọc ta với tính cách là một khí quyển nhân học - xã hội đặc thù. "Tương tự như các loài thực vật sản xuất dưỡng khí cho khí quyển, vốn là tối cần thiết cho đời sống trên trái đất, các nền văn hoá loài người cũng sản xuất các ký hiệu tượng trưng tư tưởng, huyền thoại, tối cần thiết cho đời sống xã hội chúng ta. Ký hiệu tượng trưng, tư tưởng, huyền thoại đã tạo dựng nên một vũ trụ, "tại đó trí tụê của ta cư trú" Để hiểu biết về trí quyển, cần vứt bỏ mọi thứ chủ nghĩa duy tâm muốn gán cho tư tưởng và huyền thoại một sự thực tự thân, làm chủ mọi sự vật trên thế giới. Mặt khác phải vứt bỏ mọi thứ chủ nghĩa quy giản chủ trương hoà tan trí quyển hoặc trong trí tuệ/bộ não con người(như tâm lý luận) hoặc trong xã hội(như xã hội luận)

Mỗi quan điểm trên đây điều đúng một phần và sai trong toàn bộ, không lý giải được tính tự chủ/phụ thuộc của các thực thể trí học. Để lý giải chúng, ta cần kết hợp chặt chẽ quan điểm trí học với quan điểm tâm lý học và xã hội học, xem xét vấn đề trong khuôn khổ một thể phức hợp bộ ba: tâm lý quyển, xã hội quyển, trí quyển.

Mục Lục:
Lời nói đầu

Phần thứ nhất: Sinh thái học về tư tưởng
Dẫn luận. Những thần tượng của bộ lạc
1. Văn hoá - tri thức
2. Tất định luận văn hoá và môi trường nuôi dưỡng văn hoá.
3. Tầng lớp trí thức với hai nền văn hoá
4. Tính phức hợp của xã hội học về tri thức
5. Tự động - xuyên - siêu - xã hội học
Kết luận

Phần thứ hai: Cuộc sống của tư tưởng (trí quyển)
Dẫn luận. Nhận dạng về trí quyển
1. Giới thứ ba
2. Những hệ thống tư tưởng
3. Sự phát sinh và những biến hình trong trí quyển

Phần thứ ba: Tổ chức của tư tưởng (trí học)
1. Về ngôn ngữ
2. Lý tính với lôgic học
3. Tư duy hậu kỳ (Chuẩn thức học)
Kết luận chung

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Bảy tri thức tất yếu

    11/04/2008Cuốn sách của nhà triết học, nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Edgar Morin chủ yếu trình bày bảy vấn đề cơ bản, những vấn đề này càng cần phải được giảng dạy hơn vì chúng hoàn toàn không được biết đến hoặc bị lãng quên...
  • Những thách đố của tính phức hợp

    09/11/2006Edgar Morin (Chu Tiến Ánh - Vương Toàn dịch)Tính phức hợp là một vấn đề, một bài toán, đó là một thách đố chứ không phải là lời giải đáp. Thế nhưng tính phức hợp là gì?
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ 21

    11/02/2003Cách đây 50 năm, có nhà khoa học khi bàn về thế kỷ mới đã sớm nhắc nhở bạn đọc hãy tích cực tham gia vào chứ không thể là một người đứng xem thế sự xoay vần. Trang đầu cuốn sổ tay của học sinh trung học Canada vào năm học 1999 đã ghi một câu hỏi "Sang thế kỷ 21 bạn sẽ làm gì? và bạn đã chuẩn bị gì cho công việc đầu thế kỷ mới?" Phải chăng đó cũng là lời khuyên và câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta.
  • xem toàn bộ