Những thách đố của tính phức hợp

06:59 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Mười Một, 2006

Tính phức hợp là một vấn đề, một bài toán, đó là một thách đố chứ không phải là lời giải đáp. Thế nhưng tính phức hợp là gì? Thoáng nhìn, đó là cái không giản đơn.

Ý tưởng đầu tiên này chúng ta sẽ đem sử dụng như sợi chỉ Arianel. Bởi vì lý tưởng của tri thức khoa học đến tận đầu thế kỷ XX, ngay cả ở nhiều trí tuệkhoa học đến ngay bây giờ nữa, vẫn là làm sao để từ phía sau cái ngoại hình rối ren lộn xộn của bao hiện tượng vạch rõ những quy luật giản đơn chi phối các hiện tượng ấy, tức là thứ trật tự thuần túy quyết định chúng, và do vậy trước đây vẫn tìm cách xác lập các chân lý đơn giản bằng 4 phương tiện lớn.

Phương tiện thứ nhất là nguyên tắc trật tự (prineipe d'ordre). Tại sao tôi nói "trật tự" mà không nói "quyết định luận"? Vì lẽ ý tưởng trật tự bao hàm ý tưởng quyết định luận, nó rộng lớn hơn, nó chứa đựng mọi thứ ổn định, mọi thứ không đổi, mọi thứ đều đặn, mọi thứ tuần hoàn theo chu kỳ. Thế cho nên, cái nguyên tắc trật tự này đã ngự trị tụ nhiên và thế giới, và buổi sáng nay ông Lecourt đã trình bày với các vị về Laplace, nhà khoa học đã nhìn nhận thế giới như cỗ máy quyết định luận hoàn hảo, trong đó dường như có một con quỷ với cảm thức và tri thức kiệt xuất nên đã có thể biết rõ mọi sự kiện của quá khứ và tiên kiến mọi sự kiện của tương lai. Chính cỗ máy quyết định luận ấy đã là lý tưởng của tri thức. Và nếu người ta chưa đạt tới chỗ đó thì không phải là vì tại đó xảy ra tình trạng vô trật tự hay ngẫu nhiên, mà chẳng qua tri thức còn khiếm khuyết, nhưng Đấng Toàn năng toàn trí, vị thần rất danh tiếng thì vẫn đủ năng lực nhận rõ được tình hình trật tự hoàn hảo của tự nhiên. Nhưng thời ấy người ta chưa bao giờ tự hỏi tại sao hình ảnh hoàn hảo của trật tự lại đồng thời quá sức nghèo nàn, vì lẽ đó là hình ảnh của sự lặp đi lặp lại, bất lực trong việc thấu triệt cái mới và cái sáng tạo.

Phương tiện thứ hai là nguyên tắc phân cách (principe de séparation) được xác lập rất chặt chẽ ở Descartes. Về tri thức khách quan, ông phân cách các chất liệu, ông cũng phân cách khách thể "được tìm biết" với chủ thể "đi tìm biết". Ông dẫn dắt tới nguyên tắc chuyên môn hóa sau đó được mở rộng tới mức kỳ dị nhằm tổ chức các bộ môn và qua đó đã từng được công nhận là có sức gợi ý rất phong phú cho nhiều phát minh và khám phá. Lại ở đây nữa, tại rất nhiều trường hợp, người ta thường không biết nhận ra rằng những phát kiến to lớn được thực hiện chủ yếu trong những lĩnh vực trung gian, mờ ảo, không bị phân cách, chẳng hạn như gần đây môn sinh học phân tử hay di truyền học đều sinh trưởng tại biên giới của hóa học và sinh học ở một thứ vùng "đất không người" (no man's lang).Người ta đã không biết nhận ra rằng nhiều ý tưởng nảy sinh từ các tuyến biên giới và ở các khu vực bấp bênh, các khám phá và học thuyết lớn đều nảy sinh theo cách thường là không nằm gọn trong bộ môn riêng biệt nào.

Phương tiện thứ ba là nguyên tắc quy giản (principe de réđuction), theo đó việc hiểu biết các đơn vị cơ bản cho phép hiểu biết các tập hợp mà chúng cấu thành.

Nguyên tắc cuối cùng coi logic học cổ điển như một cách xác định giá trị tuyệt đối, thứ logic mà ta có thể gọi là diễn dịch - quy nạp - đồng nhất" ("logique déductive - inductive-identitaire") gán cho phép quy nạp một giá trị chân lý gần như tuyệt đối, gán cho phép diễn dịch là giá trị chân lý tuyệt đối, và tất nhiên như vậy thì ắt phải loại bỏ mọi mâu thuẫn. Sự xuất hiện mâu thuẫn trong suy lý là dấu hiệu của sai lầm nên bắt buộc phải bỏ cái suy lý ấy đi. Xin lưu ý rằng nguyên tắc nhân quả tuyến tính (principe de causahté linéaire) ngự trị tại nhãn quan này.

Như vậy là sự thách đố của tính phức hợp phát sinh từ sự thật khi mỗi nguyên tắc trên đây bị lung lay, có khi bị đặt thành vấn đề tồn tại, trong diễn trình các phát triển khoa học đa dạng của thế kỷ XX, thế mà vẫn chưa hề có việc suy nghĩ tường tận về tính tất yếu phải có một cuộc cải cách đích thực đối với tư duy. Tôi nghĩ rằng, với tư thế rất kiên định ông Lecourt đã chứng tỏ rằng ngay từ giữa thế kỷ XIX, môn nhiệt động lực học đã chỉ rõ một điều bê bối đối với trật tự hoàn hảo của vật lý học cổ điển, bởi vì môn này mang lại không chỉ một ý tưởng về sự "không thể đảo ngược" đối với các phương trình thuận nghịch của thứ vật lý học đó, mà còn đưa lại cả ý tưởng về suy thoái (xuống cấp) trong cái trật tự "kỳ diệu đó. Đây là hiện tượng suy thoái của năng lượng gắn liền với nhiệt, thứ nhiệt mà Boltzmann đã quan niệm là hiện tượng dao động phân tử, chí ít là trong nội bộ các hệ đóng kín, nhưng ta không thể dự đoán nổi các chuyển động riêng của từng phân tử.

Nguyên tắc này đã khiến cho người ta phải ngẫm nghĩ rất nhiều trong thời gian ấy. Lúc đó người ta tự hỏi rằng, phải chăng thế giới theo khuynh hướng đi tới mức entrôpi cực đại, tới một trạng thái vô trật tự tổng thể. Thật khủng khiếp, người ta đưa ra ý tưởng thế giới đi về phía hỗn loạn vô trật tự mà chẳng bao giờ tự hỏi cách nào thế giới đã nảy sinh ra trật tự của mình, và cớ sao các tổ chức cứ phát triển vì chẳng có một tầm nhìn sáng thế nào về vũ trụ cũng như tương lai hình thành của bản thân. Và tôi xin bỏ qua những công trình gây đảo lộn cho các nguyên tắc trật tự và logic do vật lý học lượng tử đã mang đến vì lẽ môn này đã khám phá được các khách thể vi mô không phục tùng nữa các nguyên tắc đồng nhất và mâu thuẫn.

Thế rồi cả đến vũ trụ nữa cũng tiến theo hành trình đột ngột đi tới trạng thái vô trật tự. Đã từng có Hubble. Đã từng có những khám phá về bức xạ đẳng hướng đến từ mọi điểm của vũ trụ đường như nói lên rằng có thể đã xảy ra vụ bùng nổ ban đầu. Sau cùng, tình trạng vô trật tự đã vụt lên từ cội nguồn của vũ trụ, với nhiệt lượng cực lớn, vậy là có chấn động dữ đội. Trong tiến trình đó diễn ra bao vụ va chạm, xô đẩy, phá hủy, có thể cả phá hủy của phản - vật chất bởi vật chất (trừ khi phản - vật chất đã tìm được chỗ ẩn nấp ở đâu đó). Song chính ở trong trạng thái vô trật tự không thể tưởng tượng được như thế đã xuất hiện một số nguyên tắc trật tự, rất có thể đó là những nguyên tắc khiến cho các hạt nhân, rồi các nguyên tử và các thiên hà được cấu tạo. Chính từ đó mà thật nghịch lý, thế giới tự tổ chức đồng thời tự phân rã. Thế là đã diễn ra một dạng đấu tranh giữa nguyên tắc trật tự với nguyên tắc vô trật tự, nhưng cũng diễn ra một dạng hợp tác giữa hai nguyên tắc này, thứ hợp tác từ đó nảy sinh một ý tưởng thiếu vắng hẳn trong vật lý học cổ điển là "tổ chức". Vậy là ta đã thấy cái vô trật tự đâu có chiếm lấy vị trí của cái trật tự. Điều mà ta cần phải xem xét là cuộc đấu giữa trật tự, vô trật tụ với tổ chức. Cuộc đấu này, tôi gọi là đô"í hợp lngic (dialogique)vì lẽ những ý niệm đó vẫn xô đẩy lẫn nhau, vẫn đối kháng nhau tới mức giới hạn là mâu thuẫn nhau thật hiển nhiên, song tất yếu lại bù trừ nhau. Có thế mới quan niệm được vũ trụ, một vũ trụ phải được xem xét đồng thời qua các hiện tượng tổ chức cũng như các hiện tượng phá hủy của nó (hiện tượng sao nổ, thiên hà xô đẩy nhau, tạo các hố đen...).

Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt của Edgar Morin:

- Trái đất – Tổ quốc chung, NXB Khoa học xã hội, 2002.
- Liên kết tri thức – Thách đố của thế kỷ 21, NXB Đại học Quốc gia, HN, 2005.
- Phương pháp 3: Tri thức về tri thức, Nhân học về tri thức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
- Phương pháp 4: Tư tưởng, nơi cư trú, cuộc sống, tập tính, tổ chức của tư tưởng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB Tri thức, 2008.
- Nhập môn tư duy phức hợp, NXB Tri thức, 2009.
- Phương pháp 5: Nhân loại về nhân loại, bản sắc nhân loại, NXB Tri thức, 2009.

Ý tưởng về tiến hóa cũng đã phải sửa đổi: đó không còn phải là một tiến triển đều đặn, một hướng đi lên không thể cưỡng lại được cái ngẫu nhiên đã được đưa vào thuyết này ngay với Darwin (những biến đổi do ngẫu nhiên quyết định các thay đổi, rồi tiếp theo là tính hợp lý, hay giả - hợp lý, chọn lọc tự nhiên hội nhập vào). Sau cùng, chúng ta được biết rằng, sự sống phát sinh trên Trái đất trong những điều kiện của hiện tượng sục sôi dữ dội và xoáy lốc hỗn loạn trong đó có núi lửa phun trào, giông tố, bão táp, rồi đến khi các điều kiện đó vốn là điều kiện riêng để sự sống xuất hiện đã tương đối địu êm thì quá trình tiến hóa sinh vật lại trải qua những tai họa ghê gớm, trong đó có hai tai biến sinh thái - sinh vật, tai biến thứ nhất hủy hoại chừng 50% các giống sinh vật, tai biến thứ hai vào cuối nguyên đại Đệ nhị hủy diệt chừng 30 - 40% các giống sinh vật, nổi bật là tận diệt các loài khủng long. Tình trạng này còn tiếp diễn trong lịch sử tạo thành. Con người thật sự đã bị tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố trắc trở. Và sau cùng là bước vào thời kỳ lịch sử, pho sử mà ta đã biết từ rất lâu rằng là nó chứa đựng đầy tiếng kêu la và nỗi lo sợ tương tự như trong các kịch bản của Shakespeare, một pho sử mà người ta đã toan duy lý hóa hoàn toàn với các quy luật, một lịch sử mà giờ đây đã làm nổ bùng các quy luật riêng của nó. Để hình dung được lịch sử, cần phải kết hợp lẫn nhau giữa C.Mac với Shakespeare. Thế là, trong nền tảng của nó, tính phức hợp lại trở về với ý tưởng: làm cách nào để hình dung xác đáng mối tương quan đặc thù giữa những gì thuộc về cái trật tự, vô trật tự và tổ chức?

Nguyên tắc thứ hai, tức là nguyên tắc phân cách, thì dường như trước đây đã vận hành rất cứng rắn, chặt chẽ, nhưng sau cùng đến thế kỷ XX lạitái xuất hiện một ý tưởng đã từng được phát biểu dưới hàng nghìn dạng: "Cái toàn thể là nhiều hơn, lớn hơn tổng cộng các bộ phận của nó". Nói thế tức là bảo rằng cái toàn thể có một số chất lượng và đặc tính không thấy có ở những bộ phận khi chúng còn bị phân cách nhau. Ý tưởng này chứa đựng khái niệm về sự trỗi dậy (sự hợp trội - émergence), đó là sự trỗi dậy của những chất lượng và đặc tính riêng của sự tổ chức khối - toàn thể. Thí dụ như sự sống là cấp, thành từ những nguyên tố triệt để mang tính chất lý - hóa và không khác chút nào về thể chất và vật chất so với toàn thể thế giới lý - hóa. Sở dĩ có khác biệt chính là do tổ chức của nó, do cách thức mà các phân tử và các "phân tử vĩ mô" cấu tạo nó đã được tổ chức lại và chính cái tổ chức này có những chất lượng trỗi lên (sinh sản, chuyển động, tự - tổ chức có khả năng xử lý các thành phần của bản thân và xử lý môi trường mà nó sinh sống). Thật ra thì ngay trước đó ở H2O, Sự gặp gỡ của hai nguyên tử khinh khí và một nguyên tử dưỡng khí ở trạng thái khí, đã dẫn tới việc xuất hiện một chất lỏng là nước với các đặc tính khác hẳn đặc tính các bộ phận cấu thành nó. Thế cho nên, biết các bộ phận cấu thành chưa đủ để biết toàn thể. Và xin lưu ý rằng, tri thức về cái toàn thể không thể tách rời với tri thức về các bộ phận của nó. Chính bởi các lẽ đó mà tôi luôn dẫn câu nói sau đây của Pascal, chắc hết thảy các vị đều thuộc lòng: "Tri thức về khối toàn thể cần đến tri thức về các bộ phận, và các tri thức bộ phận đều cần đến tri thức về khối toàn thể". Thành ra khi chúng ta đã có ý tưởng đó ắt chúng ta cũng có ý tưởng về tổ chức. Quan điểm hệ thống dẫn đến ý tưởng về tổ chức, nó sản sinh các hiện tượng hợp trội và thêm nữa do những ràng buộc mà nó áp đặt bị ức chế một vài đặc tính đã tồn tại ở cấp độ bộ phận mà từ đó sẽ thật sự không biểu hiện được nữa.

Gần như cùng lúc, thế kỷ XX chứng kiến hai cuộc cách mạng khoa học. Cuộc thứ nhất nảy sinh từ sự bung ra của quan điểm vô trật tự, chủ yếu với môn vật lý học lượng tử, và đã dẫn đến việc tất yếu phải xử lý về vô trật tự và hòa giải với tình thế bất định. Cuộc cách mạng thứ nhất này đã mang lại nhiều hệ quả tri thức luận rất xác định, vì chính từ đó mà các nhà khoa học Bachelard và Popper đã suy ngẫm về khoa học và rút khỏi khoa học một trong những tính chất mà trước kia người ta đã "hồn nhiên" ngộ nhận rằng đó là "đồng thể" với khoa học, là tính chất "tất định tuyệt đối". Trước đây, Whitehead từng nói "không", chính môn thầnhọc mới là chắc chắn, là tất định, cố nhiên đối với người tin vào thần học. Còn khoa học thì xây dựng trên các dữ liệu chắc chắn mà tính tất định này lại định vị trong thời gian và không gian, ví như tốc độ quay của Trái đất quanh Mặt trời thì quả là một dữ liệu chắc chắn, song nó không phải là sẽ tất định như vậy trong trăm triệu năm nữa, và trước đây một trăm triệu năm cũng đã không tất định rồi. Vậy các dữ liệu chỉ là chắc chắn trong những điều kiện không gian - thời gian hạn định. Thế nhưng lý thuyết thì không tất định. Các lý thuyết khoa học luôn luôn có thể bị bác bỏ trước sự xuất hiện các dữ liệu mới hay cách thức mới để xem xét các dữ liệu. Và thế là một công việc suy tư rất nhiều hiệu quả tốt đẹp về tính khoa học, về các tiền đề, về các giả thuyết ban đầu, rất cuộc đã nảy nở từ cuộc rung chuyển khoa học ấy hồi đầu thế kỷ XX mà đến bây giờ vẫn còn chưa kết thúc.

Cuộc cách mạng khoa học thứ hai diễn ra trong nửa sau thế kỷ XX, với sự trỗi dậy của những khoa học tiến hành các hoạt động tập hợp đa - bộ môn, như vũ trụ học, các khoa học Trái Đất, sinh thái học, khoa học mới về thời tiền sử. Nhưng cuộc cách mạng này đến nay vẫn chưa phát động được một trào lưu vận động tri thức luận quan trọng và sâu xa ngang với cuộc vận động mà cách mạng khoa học thứ nhất đã kích thích.

Chúng ta bây giờ vẫn chỉ là một số người, rất nhỏ nhoi mang chủ trương gắng sức rút ra những hệ quả từ hai quá trình đảo lộn trên đây, cả hai cuộc đã tạo nên sự xuất hiện của hai ý nghĩa của tính phức hợp. Vậy chúng ta hiểu về thuật ngữ "tính phức hợp" này thế nào? Trong nghĩa thứ nhất, chữ "complexus" là "những gì được liên kết lại với nhau, đan dệt cùng nhau”. Và đó chính là tấm dệt mà ta phải hình dung thấu triệt. Nhưng tới lúc nhìn vào vô số tương tác giữa những tế bào trong cơ thể con người, rồi giữa những phân tử trong nội bộ các tế bào, thì hiển nhiên ta thấy không có bất cứ sự chắc chắn nào diễn ra cục bộ ở bất cứ điểm này điểm khác trong đó. Vậy thì do một thực tế là số lượng các tương tác và tác động ngược nằm ngay trong tính phức hợp, với những tương tác ngược gọi là "âm" (nghĩa là điều chỉnh, điều tiết), với những tác động gọi là "dương" (nghĩa là thúc đẩy việc diễn biến chệch hướng để có thể dẫn tới những biến dạng hoặc bùng nổ) cho nên chính là tính phức hợp cũng mang lại tình trạng không chắc chắn. Bởi lẽ tính phức hợp thừa nhận rằng ở mọi sự vật đều có một phần là vô trật tự, ngẫu nhiên, nên nó thừa nhận một bộ phận tất yếu của tính không chắc chắn trong tri thức. Đây chính là chỗ cáo chung của hiểu biết tuyệt đối và toàn bộ. Tính phức hợp chủ trương đồng thời thứ "tấm dệt chung" và tính bất định. Đó là hai thách đố mang tầm quan trọng cơ bản.

Nguyên tắc phân cách không chết, nhưng nó không đầy đủ. Phải phân cách, tách biệt, song cũng phải liên kết và tập hợp lại nữa. Nguyên tắc trật tự cũng không chết, nhưng phải đưa nó hội nhập trong đối thoại trật tự - vô trật tự - tổ chức. Còn nguyên tắc quy giản thì quả là chết thật rồi, bởi vì chẳng bao giờ ta thu nhận được tri thức về cái toàn bộ dựa vào điểm xuất phát là tri thức về các thành phần cơ bản. Nguyên tắc của logic học diễn địch - đồng nhất không còn là tuyệt đối nữa, cần biết cách cải biến nó.

Việc cải biến này đã tiến hành ở môn vật lý học vi mô. Việc suy lý khoa học dựa trên sự phù hợp giữa tính duy lý với các dữ liệu của quan trắc và kinh nghiệm đã mở được một đột phá khẩu đầu tiên với nghịch lý sau đây: phần tử vi mô trong một số tình huống thực nghiệm là ứng xử như một hạt cơ bản, mộtvật thể phân lập được, và trong những trường hợp khác lại ứng xử một cách liên tục như sóng. Mâu thuẫn nằm giữa hai khái niệm này là tuyệt đối tương phản nhau. NielsBom đưa ra kết luận là ta không thể vượt lên mâu thuẫn này mà phải chấp nhận nó được tên "tính bổ sung".

Các vị đã biết trước đây người ta muốn loại bỏ nghịch lý này bằng cách mệnh danh hạt cơ bản là "quanton". Song tiếp đó, lại tái xuất hiện các nghịch lý logic nảy sinh cùng với những suy tư mới và các bước phát triển mới để mở rộng môn vật lý học lượng tử. Ngay từ trước NielsBom đã từng chỉ ra rằng chúng ta chung sống với các nghịch lý thuộc dạng sóng và hạt khi chúng ta lĩnh hội được vật thể sống. Khi ta nhìn ngàm các cá thể thì giống loài biến đi, đó chính là trừu tượng hóa; nhưng khi ta nhìn ngắm trong thời gian thì các cá thể biến đi, chúng chìm đắm đi hết vì đó là những sinh vật nhỏ bé chỉ sinh tồn trong chốc lát, và bây giờ lại thấy giống loài đang hiện đến. Về mối tương quan xã hội - cá nhân cũng tương tự như vậy: khi nhìn vào xã hội, cá nhân là một công cụ do xã hột thao tác vận dụng, nhưng khi nhìn vào cá nhân thì xã hội lu mờ ngay rồi biến mất. Vậy nên, chúng ta cần đưa ý tưởng đối thoại lên hàng dầu, nó chấp nhận hai bên vốn là không thể quy giản từ bên nọ vào bên kia và mâu thuẫn nhau, nay có thể cùng nhau liên kết được.

Phần khác nữa, hình ảnh của mâu thuẫn cũng đã xuất hiện tại lĩnh vực cao nhất của tư duy toán học với định lý Godel rằng trong một hệ thống hình thức hóa phức hợp bao hàm môn số học, luôn luôn có một mệnh đề không thể xác định được, thậm chí cả tính phi mâu thuẫn của hệ ấy cũng không thể xác định được. Từlâu rồi, người ta đã nhận ra trên bình diện diễn dịch của phép tam đoạn luận có một mâu thuẫn thể hiện trong ý kiến của một người đảo Crète nhận xét rằng hết thảy mọi người dân ở Crète đều là nói dối cả: nếu người ấy nói thật tức là y đã dối rồi, còn nếu y nói dối thì tức là nói đúng sự thật. Thành thử, ta cần nhận rõ quyền năng của môn logic học là không tuyệt đối, muốn tư duy ta phải có đủ năng lực để cải thốn nó rồi trở lại đó với những kiểm chứng cục bộ, tương tự như vậy, chớ nên tự biến mình thành một tử tù đưa cổ mình vào một cái tròng sắt để treo lên giá tử hình, đó tức là tự giam hãm vào nguyên tắc "bác bỏ cái thứ ba" (principe du "tiers exclu” - nguyên tắc bài trung). Logic học phải được đưa vào việc phục vụ cho tư duy, chứ không thể bắt tư duy phục vụ logic học, nếu không tư duy sẽ hóa ra nói lảm nhảm vô bổ, tức là rỗng tuếch. Thế là các vị đã thấy rõ những trụ cột cơ bản của các tính chất đơn giản, trật tự, quy giản phân cách, nhất quán hình thức của logic học đều bị lung lay cả rồi.

Trên đây là những thách đố của tính phức hợp, nhưng xin lưu ý rằng chúng ta đều gặp lại những thách đố ấy ở khắp nơi. Nếu ta muốn có một tri thức cục bộ, khép chặt lên một khách thể, chỉ nhằm một cứu cánh độc nhất là thao tác vận dụng khách thể ấy thì ta có thể loại trừ mọi quan tâm về liên kết, bối cảnh hóa, tổng hợp hóa. Nhưng nếu ta muốn có một tri thức xác thực toàn diện, chúng ta rất cần liên kết, bối cảnh hóa, tổng hợp hóa các thông tin và hiểu biết của ta, tức là cần tìm tòi một tri thức phức hợp. Rất hiển nhiên là phương thức tư duy cổ điển, với các quy tắc ngăn cách manh mún của nó, khiến cho việc bối cảnh hóa các tri thức không thể thực hiện được. Nó đã biến các chuyên gia thành những "chàng ngốc" về văn hóa, những người dốt nát chẳng hay biết chút gì về những việc đụng chạm tới các vấn đề toàn cầu và tổng hợp, tuy thật sự là rất cụ thể, chẳng hạn cuộc chiến ở Nam Tư và tuyển cử ở Israel. Và cũng đáng sửng sất, cái thế giới siêu - chuyên môn hóa này tự áp đặt lên bản thân nó ý tưởng cho rằng phải tránh hết mọi tư tưởng chung vì chúng đều rỗng không, trong khi đó thì nó cứ nuôi dưỡng bằng những tư tưởng chung rỗng không về thế giới, sự sống, nhân loại, xã hội và nuôi dưỡng cái rỗng không hơn hết trong các tư tưởng chung, đó là: không được có những tư tưởng chung.

Ngày nay, không còn nữa một học giả uyên bác như Pic de La Mirandolel. Bây giờ ta không thể lĩnh hội vào tâm trí toàn bộ khối lượng hiểu biết hiện tại, nhưng Pic đã làm được việc đó ở thời đại ông. Không nghi ngờ gì nữa, ông phải nhìn rõ hơn về việc này. Ông Pico Delia Mirandola, đó chính là một nhân vật danh tiếng thời Phục Hưng. Ông có khối óc hiếu kỳ về tất cả, biết tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, học được tiếng Arập và nắm vững được tư tưởng của Averroès. Ông đã học tiếng Do Thái Hébreu, nghiên cứu về Kabbale và nhất là đã vận dụng các nguyên tắc về tổ chức tri thức giống như phát biểu của ông JacquesArdoino: tồn tại tính thống nhất trong mọi khối đa phương và tồn tại tính đa phương trong mọi khối thống nhất. Như vậy tức là ông đã có thể đan xen hiểu biết của mình vào khối thống nhất chứ không đặt chúng như các thành phần đơn thuần lắp ghép bên cạnh nhau theo kiểu một danh mục, song đồng thời cũng không đồng chất hóa theo kiểu cào bằng, ông đã không thống nhất hóa một cách tùy tiện, võ đoán. Và lại thêm một ý tưởng nữa của ông Pic de La Mirandole đường như có chút ít mờ ảo: đó là ý tưởng về tính tương hỗ giữa thế giới vi mô của con người với thế giới vĩ mô. Song ông không quên nét dị biệt ở đây, cụ thể là thế giới vi mô không phải là tấm gương của thế giới vĩ mô, bởi lẽ con người có quyền tự chủ và những tự do riêng của mình.

Ngày nay ta có thể nói: chúng ta là những đứa con đẻ từ vũ trụ, chúng ta mang trong bản thân thế giới vật lý, thế giới sinh học, nhưng mang chúng trong và cùng với tính đơn nhất riêng biệt của chúng ta. Nói cách khác, những nguyên tắc tổ chức tri thức là rất cần thiết cho việc đối mặt với thách đố của tính phức hợp.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • Tiếp cận lý thuyết con người bằng lý thuyết hệ thống

    15/05/2006Nguyễn Thanh KhiếtQuản lý suy cho cùng là việc huy động tối đa năng lực của những người dưới quyền mình vào công việc chung. Muốn “dụng nhân tựa dụng mộc” thì phải hiểu về” nhân”...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

    27/10/2005... điểm xuất phát quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, hành vi xã hội trong tương tác người với người... là những dấu hiệu đặc thù. Đến lượt nó những nhóm và cộng đồng xã hội lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành tổng thể xã hội này...
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Khái niệm độ phức tạp, thông tin và entropy

    04/05/2003Khái niệm và thuật ngữ thông tin được dùng trong giao tiếp giữa các hệ thống máy tự động, sinh vật, môi trường...
  • Những nguyên lý Hệ thống và Điều khiển học

    04/05/2003Những nguyên lý/định luật đóng vai trò mô tả những ý tưởng cơ bản nhất trong một khoa học, thiết lập phương pháp luận để giải quyết vấn đề, hướng dẫn cho tư duy nói chung...
  • Vài nét về Khoa học hệ thống và Các khái niệm cơ bản nhất

    28/04/2003Bùi Quang MinhNguyên lý hệ thống được hiểu như một nguyên lý của thế giới quan. Nó cho phép chúng ta nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo một nhãn quan thống nhất. Dù các hệ thống vô cùng đa dạng và mang tính đơn nhất đi chăng nữa, chúng đều được cấu thành từ các phần tử, đều tồn tại trong môi trường, có mục tiêu, chức năng và cơ cấu... Mọi hoạt động của các hệ thống theo quy luật của các chỉnh thể hệ thống vật chất và đều liên quan đến các quá trình thông tin...
  • xem toàn bộ