Ngâm thơ: TỰ KHÚC (trích đoạn)

08:11 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Hai, 2022

TỰ KHÚC (trích đoạn)

Thơ: Nguyễn Thị Hồng (trong ảnh)
Trình bày: Nguyễn Xuân Diện
Đàn tranh: Trần Đoàn Lâm
Ghi hình: Nguyễn Thành
Ngày ghi: 13/1/2022 tại Hà Nội

TỰ  KHÚC

Đâu còn trúc mọc bên đình
Mà hoa súng vẫn dập dềnh mộng mơ
Tây Hồ mỗi độ sen qua
Lại thương giọt lệ khóc hoa âm thầm
Kinh đô văn vật ngàn năm
Lô xô mái cổ rêu phong Tháp Rùa
Nuôi tôi hồn của ngàn xưa
Và ngàn sau nữa ước mơ chất chồng

Ước gì rồng thật là rồng
Để cho bốn biển vẫy vùng tuổi tên
Ước chùa thật chốn tôn nghiêm
Để cho Phật với người hiền được an…
Riêng tôi ước ngược thời gian
Tuổi mười lăm với xóm làng Kiều Trai
Đồng làng lúa tháng giêng hai
Sau vành nón trắng má ai ửng đào

Dù đi biển biếc non cao
Níu lòng tôi vẫn dạt dào tình quê
Bãi sông giang sếu vẫn về
Cỏ xuân vẫn mướt trăng thề vẫn treo
Ao làng vẫn tím hoa bèo
Pháo điều đã nổ người yêu xa rồi…
Dường như ở phía chân trời
Mút không gian ấy cuộc đời ngày xưa
Và trong dòng chảy vô bờ
Của thời gian
            có
                bến chờ
                       người thân…

Vợ chồng nhà thơ đón Xuân về
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Số phận tiêu biểu "soi gương" lịch sử Nga

    07/11/2010Olga Berggholz là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của văn học Nga thế kỉ XX. Bên cạnh những vần thơ công dân, những trang thơ tình của bà có được sức sống lâu bền hơn cả. Thơ bà là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm với trái tim nồng nàn yêu thương nhưng cũng luôn khắc khoải, lo âu trăn trở...
  • Vài suy nghĩ về thơ Việt đương đại

    10/04/2021Phạm Duy NghĩaBài viết này chỉ là một góc nhìn nhỏ, xuất phát từ đặc trưng thể loại, trước lộ trình đa dạng và phức tạp của thơ...
  • Xuân về, điểm lại những câu thơ kinh điển mùa xuân

    08/02/2019Trang Văn LộcMùa xuân là tươi mới, là tái sinh cảnh vật, lòng người. vì thế thi nhân gởi vào xuân để ngụ ý tình đời, tình xuân. Nhân xuân đến, xuân đi, xuân sắp vãn…điểm lại những câu thơ xuân kinh điển mà nhấp thêm dư vị ngọt ngào của xuân...
  • Thơ đời tuy đục mà trong

    11/07/2017Thu Ngân thực hiệnTrong giới văn nghệ sĩ, nhà thơ Bùi Chí Vinh là cái tên được nhắc tới với nhiều giai thoại, bởi anh có tài ứng khẩu thành thơ nhiều đề tài hóc búa do bạn bè thách đố bên chiếu rượu...
  • Đọc lại Trần Dần, nghĩ về thơ hiện nay

    06/06/2017Dương Kỳ AnhLàm mới, đổi mới thơ là công việc tưởng như chỉ riêng của các nhà thơ, nhưng thực ra không hẳn vậy. Nó cũng là công việc của các nhà phê bình, các nhà biên tập, các nhà quản lý , của đọc giả yêu thơ vv ... Tôi thiển nghĩ vậy .Tôi được gia đình cố thi sỹ Trần Dần tặng cuốn “ Trần Dần – thơ”, dày gần 500 trang do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành. Trước đây, do ít thời gian nên tôi chưa đọc kỹ...
  • Bài thơ Nếu của nhà thơ Rudyard Kipling

    10/05/2016Nếu (tiếng Anh If) – là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), gồm truyện và thơ. Bài thơ này nằm trong truyện Chiến hữu giày vuông (Brother Square-Toes). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại...
  • Bài thơ “nịnh vợ” nổi tiếng của TS Lê Thống Nhất

    08/03/2016Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và bìnhThơ anh thông minh, dí dỏm, hài hước đặc biệt là trong lĩnh vực “nịnh vợ… sợ con”. Anh cho biết 16 năm nay (từ 2000), sau khi viết bài thơ “Hai tư giờ thôi nhé”, tháng ba nào anh cũng viết một bài thơ vì có ngày Phụ nữ Việt Nam và ngày sinh nhật cô con gái rượu (14/3)...
  • Trần Dần - Thơ ở đâu?

    15/10/2015Phạm Xuân NguyênNgày thơ Việt Nam lần thứ VI ở Hà Nội tổ chức tại Văn Miếu như thường niên vì vậy được hưởng lộc đất trời, thu hút rất đông người đến xem, đến nghe, đến gặp gỡ, giao lưu. Nhưng trong khá nhiều người đến Văn Miếu rằm này, vì xuân, vì thơ, riêng còn một lý do cũng rất thơ rất xuân: đón nhận tập thơ mới của Trần Dần. Vâng, sau những Bài thơ Việt Bắc, Cổng tỉnh, Mùa sạch từ thời đổi mới, sau Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật mới được trao vài năm trước, bây giờ Trần Dần lại xuất hiện...
  • Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần

    02/09/2015Trích từ tập Trần Dần - Thơ, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Năm 2008Nhất định thắng là một trong những bài thơ dài tiểu biểu của nhà thơ Trần Dần. Nhân dịp Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành tâp thơ đẹp đẽ và đầy đặn nhất từ trước tới nay về thơ Trần Dần - "Trần Dần - Thơ", TTO xin mời bạn đọc cùng chia sẻ những câu thơ đã một thời dậy sóng...
  • Lưu Quang Vũ và một quãng đời, một quãng thơ thường bị bỏ quên

    15/05/2015Vương Trí NhànTrước khi vùng vẫy tung hoành trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được biết tới như một người làm thơ. Ấy là một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh, dễ dàng giãi bày mọi vui buồn của mình trên trang giấy. Những lúc mở lòng ra chan hoà tâm tình với người thân, với bè bạn, với cuộc đời, anh đã có thơ; những lúc buồn bã quay về một mình đơn độc, anh lại cũng chỉ có cách tìm tới thơ để tự an ủi. ..
  • Bài thơ “Thần” và đôi điều hiệu đính

    23/05/2014Nguyễn Đình MinhBài thơ “Thần” (Nam quốc sơn hà) được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam và tác giả là Lý Thường Kiệt. Đây cũng là tác phẩm được biên tập trong sách giáo khoa, THCS và THPT (Cấp 2 và cấp 3), nhiều thế hệ học sinh đã học và làm bài luận. Nhưng trải qua nhiều năm tháng những cái sai, cái lệch của nó vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời để trả lại nó nguyên vẹn những ý nghĩa lịch sử và văn học...
  • Diệu Giác

    18/11/2010Chánh TínTập thơ này, được hoàn thành vào dịp cả nước kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, gồm năm Chùm thơ với tựa đề: “Học Đạo”; “Bụt Nơi Ta”, “Chân Như”, “Diệu Giác” và “Vô Vi”; mở đầu với bài “Thiền Duyệt” và chia tay với bài “Thời Gian”. Những bài thơ này thường sinh ra bất chợt, như cảm tác từ nội tâm thấm ít nhiều Pháp vị, nên tạm gọi là “thơ thiền”; lại dùng nhiều “pháp ngữ” của nhà Phật để biểu đạt...
  • xem toàn bộ