Bài thơ Nếu của nhà thơ Rudyard Kipling

06:31 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Năm, 2016

Nếu (tiếng Anh If) – là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), gồm truyện và thơ. Bài thơ này nằm trong truyệnChiến hữu giày vuông (Brother Square-Toes). Bài thơ được coi là một sự thể hiện đặc biệt thành công về chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh của thời đại Victoria (Victorian stoicism). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại.

Trong tự truyện Something of Myself in sau khi nhà thơ mất, năm 1937, Kipling kể rằng bài thơ này lấy cảm xúc từ ngài Leander Starr Jameson, là người đã phát động chiến dịch Jameson Raid chống lại người Boer. Chiến dịch này bị thất bại và cuối cùng dẫn đến chiến tranh Boer, tuy nhiên báo chí Anh gọi Jameson là anh hùng, người đã thể hiện lòng dũng cảm trong những giờ phút hiểm nghèo và gọi thất bại của Jameson là một chiến thắng của nước Anh.

Bài thơ này được nhiều người dịch ra tiếng Việt dù mức độ thành công rất khác nhau. Hiện tại được biết có các bản dịch thơ của Nguyễn Viết Thắng, Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Phúc Giác Hải và bản dịch nghĩa bằng văn vần của Hồ Văn Hiền in trong cuốn Các nhà thơ giải Nobel, Hà Nội, 2006.

“Nếu" – được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bài thơ này được Aung San Suu Kyi dịch ra tiếng Myanma, đất nước có thành phố Mandalay – cũng là một kiệt tác của Kipling. Nhà văn Nam Tư Ivo Andrić, người được giải Nobel Văn học năm 1961 đã dịch bài thơ này ra tiếng Croatia.

  • Nguyên bản:

If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don't deal in lies,
Or being hated don't give way to hating,
And yet don't look too good, nor talk too wise:

If you can dream - and not make dreams your master;
If you can think - and not make thoughts your aim,
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two impostors just the same;
If you can bear to hear the truth you've spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools,
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build 'em up with worn-out tools:

If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And lose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;
If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: 'Hold on!'

If you can talk with crowds and keep your virtue,
Or walk with Kings - nor lose the common touch,
If neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;
If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds' worth of distance run,
Yours is the Earth and everything that's in it,
And--which is more - you'll be a Man, my son!

Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cả
Hết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con
Nếu con vẫn vững tin khi mọi người nghi kỵ
Mặc ai đó không tin nhưng con vẫn vững lòng
Nếu con biết đợi chờ và kiên nhẫn chờ trông
Không lấy điều dối gian đáp lại điều gian dối
Hoặc bị căm ghét mà không căm ghét lại
Không nói những lời khôn, không ra vẻ thánh thần.

Nếu con mơ ước mà không để ước mơ làm chủ đời con
Nếu con có thể suy tư mà không lấy nó làm mục đích
Nếu cả Thành công, Thất bại trên đường đời con gặp
Mà vẫn như nhau - đối xử một tấm lòng
Nếu con biết nghe sự thật những lời của con
Bị kẻ bất lương làm bẫy lừa kẻ dại
Hoặc nhìn đời con đổ vỡ, đành làm lại
Và con cúi xuống dựng nên với công cụ đã mòn.

Nếu con dám đem những đồng vốn của mình
Đổ hết vào một trận ăn thua úp ngửa
Đành làm lại từ đầu vì đã mất tất cả
Mất mát của mình không một chút thở than
Nếu con ép được con tim, thớ thịt đường gân
Phục vụ cho mình để giành mục đích
Và cố níu giữ, dù chẳng còn sức lực
Nhưng ý chí vẫn đòi: "Hãy giữ vững lòng tin!".

Nếu con giữ tư cách khi nói chuyện với mọi người
Hay khi ngồi với Vua – thường dân không gián đoạn
Nếu không để thiệt cho mình – dù với thù hay bạn
Không còn để ai nợ nần hay còn nợ gì ai
Nếu mỗi phút giây con có được trong đời
Không để phí hoài mà luôn luôn đặt trên đường chạy
Thì thế giới này sẽ là của con, cùng tất cả những gì trong đấy
Và – quan trọng hơn – con trai, con là một Con Người!

Nếu bỗng chốc tan tành sự nghiệp

(Tchya Đái Đức Tuấn dịch)

Nếu bỗng chốc tan tành sự nghiệp,
Mà nín thinh xây tiếp cuộc đời,
Hay trong một tiếng bạc thôi
Mất hàng trăm ván, không lời thở than;
Nếu yêu chẳng mê man xuẩn động,
Hùng dũng mà mềm mỏng chẳng quên,
Biết bị oán, chẳng oán nguyền,
Song mình, mình tự giữ gìn đấu tranh;

Nếu chịu được đồ ranh xuyên tạc
Pha lời mình khích bác đồ ngu,
Gièm mình, miệng thế điên rồ,
Riêng mình, một mực chẳng lừa dối ai,
Nếu chững chạc chẳng rời đại chúng,
Gần quân vương giữ đúng dân nguyên,
Yêu thương tất cả bạn hiền,
Khác nào huynh đệ chẳng riêng một người;

Nếu suy nghĩ, xét soi, hiểu biết,
Mà chẳng thành phá diệt, hoài nghi,
Mơ, không để mộng cuốn đi,
Trầm tư mà chẳng riêng gì trầm tư;
Nếu cứng, chẳng bao giờ cuồng nộ,
Can đảm không bạo hổ bằng hà,
Nhân từ, đức độ, khoan hoà,
Không hay chữ lỏng, hợm khoa, dạy đời;

Nếu chiến thắng sau hồi thất bại,
Nhận hai trò giả dối như nhau,
Vẫn trơ gan, vẫn ngửng đầu,
Trong khi thiên hạ dễ hầu còn nguyên;
Thì Đắc thắng, Thần tiên, Vương đế,
Và Duyên may nô lệ con hoài;
Mà hơn Vương thế vinh thời,
Con ơi, con mới là Người, đó con !


Nếu con vẫn bình tâm...

(Hồ Văn Hiền dịch)

Nếu con vẫn bình tâm lúc mọi người chung quanh
Hoảng hốt và đổ lỗi cho con;
Nếu con vẫn tự tin khi mọi người nghi ngờ khả năng con,
Nhưng vẫn không buồn lòng vì mình bị nghi ngờ:
Nếu con có thể đợi và không mỏi mệt vì trông chờ,
Hoặc bị người lừa dối, đừng gian dối với ai,
Hoặc bị người ghét, đừng để hận thù xâm chiếm lòng con,
Tuy thế đừng đóng vai quá tốt, đừng nói lời quá khôn ngoan.
Nếu con có thể mơ nhưng không để mộng mơ làm chủ con;

Nếu con có thể suy tư song không lấy tư duy làm mục đích;
Nếu con có thể gặp Khải Hoàn và Thảm Bại
Mà vẫn đối xử hai kẻ giả dối này như nhau:
Nếu con chịu đựng nghe sự thật con vừa nói ra
Bị kẻ tiểu nhân bóp méo giăng bẩy lừa kẻ dại,
Hoặc nhìn công trình đờI con, đổ vỡ,
Và cúi xuống xây dựng lên với dụng cụ đã mòn.

Nếu con dám đem hết đống tiền con thắng được
Ðổ vào một trận úp ngửa ăn thua,
Và mất hết, và lại bắt đầu từ số không,
Và không một tiếng thở than về sự mất mát của mình:
Nếu con ép được tim con, và từng sợi gân thớ thịt
Phục vụ mục tiêu của con lúc từ lâu sức chúng chẳng còn,
Và cố bám víu vào lúc mà trong con chẳng còn gì
Ngoài Ý chí giục con: "Ðừng bỏ cuộc".

Nếu con có thể chuyện trò với đám đông mà vẫn giữ gìn đạo đức,
Hoặc giao du với Vua chúa - vẫn không xa đám thường đinh,
Nếu con không để bạn thân cũng như kẻ thù làm con khổ,
Nếu con trọng mọi người, nhưng không một ai quá lố:
Nếu mỗi phút qua đi không bao giờ chờ đợi
Trong nuớc rút cuộc đua con chạy đủ sáu mươi giây,
Thì mọi sư trên Trái đất thuộc về con,
Và - hơn thế nữa - con sẽ đúng là một con Người, con trai của cha!

Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệp

(Nguyễn Phúc Giác Hải dịch)

Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệp
Mà thản nhiên xây tiếp cuộc đời
Hay trong chỉ một trận thôi
Mất trăm lần thắng không lời thở than

Nếu yêu chẳng mê man xuẩn ngốc
Mạnh mẽ mà mềm mỏng vẫn nên
Bị ghen ghét, chẳng ghét ghen
Kiên trì bảo vệ, vững bền đấu tranh

Nếu bị kẻ gian manh hiểm ác
Mượn việc ta xuyên tạc đặt lời
Dối trên dối dưới dối đời
Nhưng ta quyết chẳng dối người dối ta

Nếu quyền uy chẳng xa quần chúng
Gần đỉnh cao vẫn đúng gốc dân
Yêu thương bè bạn xa gần
Bằng tình huynh đệ chẳng phần riêng tư

Nếu quan sát, ngẫm suy, hiểu biết
Mà chẳng thành phá diệt hoài nghi
Mơ không để mộng cuốn đi
Suy tư mà chẳng để vì suy tư

Nếu dũng cảm mà không sơ hở
Cứng rắn mà vẫn giữ tình thương
Thông minh mà chẳng phô trương
Vẫn khiêm tốn học hỏi chung mọi người

Nếu chiến thắng sau hồi thất bại
Vẫn nhận nhìn, đối xử như nhau
Dây thân ái vẫn bền lâu
Tình sâu nặng đáp, thù sâu không đòi

Thì, con hỡi! TRỜI, NGƯỜI đều giúp
Để vinh, may theo bước con hoài
Nhưng niềm Vinh nhất con ơi
Vì con là một Con người, đó con!

Nguồn:Wikipedia
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Clip và bản dịch bài thơ ‘Đợi Anh Về’

    19/05/2020Nguyễn Tất San, Nguyễn Tất ThịnhBức tranh trên cát không như bức tranh tĩnh mà là cả một câu chuyện tình cảm động trong Chiến tranh vệ quốc. Qua clip này, chúng ta cảm nhận được nhiều hơn về bài thơ Đợi Anh Về của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp (bản dịch của Tố Hữu, bản dịch lại của cha con tôi)...
  • Bài thơ “Tuổi Trẻ” và tướng quân Mc Arthur

    14/09/2015Đoàn Thanh LiêmVào dịp cuối năm 1956, lúc tôi còn theo học tại trường luật Saigon, thì anh bạn cùng quê là Vũ Năng Phương có gửi cho tôi một tấm thiệp Noel trong đó có ghi tòan văn bản dịch của bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman...
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần

    02/09/2015Trích từ tập Trần Dần - Thơ, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Năm 2008Nhất định thắng là một trong những bài thơ dài tiểu biểu của nhà thơ Trần Dần. Nhân dịp Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành tâp thơ đẹp đẽ và đầy đặn nhất từ trước tới nay về thơ Trần Dần - "Trần Dần - Thơ", TTO xin mời bạn đọc cùng chia sẻ những câu thơ đã một thời dậy sóng...
  • Đọc lại một bài thơ của Lưu Quang Vũ

    02/05/2015Đỗ Quang NghĩaBài thơ được Vũ viết từ những năm đầu thập kỷ 70, nhưng chỉ sau khi Vũ mất khá lâu, khi trên thế giới này, cuộc đấu tranh ‘ai thắng ai’ chỉ còn có một bên muốn làm chiến sĩ, bài thơ mới được in ra nhờ tấm lòng của những người chí tình với thơ và với Vũ...
  • Bài thơ “Thần” và đôi điều hiệu đính

    23/05/2014Nguyễn Đình MinhBài thơ “Thần” (Nam quốc sơn hà) được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam và tác giả là Lý Thường Kiệt. Đây cũng là tác phẩm được biên tập trong sách giáo khoa, THCS và THPT (Cấp 2 và cấp 3), nhiều thế hệ học sinh đã học và làm bài luận. Nhưng trải qua nhiều năm tháng những cái sai, cái lệch của nó vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời để trả lại nó nguyên vẹn những ý nghĩa lịch sử và văn học...
  • 'Я вас любил' - 'Tôi yêu em', bài thơ không hình ảnh

    20/04/2014Ngô Tự Lập"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân người viết những dòng này cũng thuộc lòng bài thơ từ tuổi học trò...
  • Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

    03/04/2014Lê Thống NhấtNhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông. ..
  • Bài thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

    19/06/2011Lê Minh QuốcNguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi. Lúc mất, người ta đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc bài thơ Sống - Chết...
  • Từ một bài thơ suy nghĩ về sự khác biệt và thống nhất

    15/05/2009Nguyễn Văn DânTừ bài thơ “Khúc ca Đông- Tây”của R.Kipling, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về sự thống nhất và khác biệt giữa Đông và Tây, rộng ra là sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá. Với giả thiết rằng sự khác biệt Đông- Tây nằm ẩn sâu trong truyền thống văn hoá, văn minh Đông - Tây, tác giả đi tìm nguyên nhân của sự khác biệt đó. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tắc để đi đến một sự phát triển hoà bình, ổn định và bền vững cho nhân loại.
  • Bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

    18/09/2006Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu...
  • Cảm xúc trước một bài thơ hay

    25/05/2006Trương Văn HàTôi thuộc lớp người thuộc chưa nhiều thơ tình, nhưng với thi phẩm "Dòng sông một bờ” thì tôi đã đọc thuộc, thuộc từ lâu lắm rồi, từ cái thuở tôi biết yêu thơ và biết yêu em...
  • xem toàn bộ