Diệu Giác
Thiền Duyệt
LỜI TỰA
1- HỌC ĐẠO
1.1. Học Đạo - Ơn Thầy.
1.2. Thiền Niệm - Thiền hành.
1.3. Hành Xả - Nụ Cười - Dạt Dào Biển Lớn.
2- BỤT NƠI TA
2.1. Quán Bụt - Vị Tha - Phật Pháp.
2.2. Song Tu - Thiền Định - Cực Lạc.
2.3. Bình Tâm - Bụt Nơi Ta - Vãng Sanh.
3- CHÂN NHƯ
3.1. Bồ Đề - Bát Nhã.
3.2. Lục Thông - Chân Như.
3.3. Kiến Tính - Thành Phật.
4- DIỆU GIÁC
4.1. Ánh Đạo Vàng - Tuỳ Duyên - Tứ Thần Túc.
4.2. Chính Tà - Chính Pháp - Chính Quả.
4.3. Niết Bàn - Diệu Giác.
5- VÔ VI
5.1. Vô Ngã - Vô Chướng - Vô Vi.
5.2. Đạo Đời - Như Lai - Như Như.
5.3. Diệu Tâm - Pháp Hoa - Niêm Hoa.
LỜI CẢM ƠN
Thời Gian
Đang say Thiền duyệt - chợt hiện thơ,
Tâm tự sinh ra - có ai ngờ,
Tinh kết trái hoa - hương trời đất,
Đậm lòng Pháp vị - ngỡ mình mơ.
LỜI TỰA
Tập thơ này,được hoàn thành vào dịp cả nước kỷ niêm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội,gồm năm Chùm thơ với tựa đề: “Học Đạo”; “Bụt Nơi Ta”, “Chân Như”, “DiệuGiác” và “Vô Vi”; mở đầu với bài “Thiền Duyệt” và chia tay với bài“Thời Gian”.
Mỗi Chùm thơ đều chia làm 3 Cặp thơ, như mỗi ngóntay có 3 đốt (đầu, giữa và cuối), để dễ nhớ xin gọi là: cặp Khai, cặpGiải và cặp Kết. Mỗi Cặp chỉ có 2 hoặc 3 bài thơ ngắn. Cặp 2 bài gọi là“cặp đôi” hoặc “cặp đối”, cặp 3 bài gọi là “cặp bình hòa” hoặc “cặpchân vạc”. Như vậy, mỗi Bài thơ không thể tách khỏi các bài khác trongcùng một cặp thơ. Mỗi Cặp thơ không tách ra khỏi Chùm thơ. Mỗi Chùm thơlại liên kết với bốn Chùm thơ kia thành đủ… “năm ngón tay” nhịp nhàngtrong một “bàn tay Phật pháp”. Bàn tay Phật pháp lại buông nắm thảnh thơi, tùy duyên mà… điều phục tâm ý cùng đãi người tiếp vật.
Phậtpháp vốn không lời. Ngôn từ đặt ra chỉ là phương tiện mô tả hay chuyểntải nhận thức (một cách gần đúng hoặc chưa đúng) về đối tượng. Bởi “Khaiquyền thì phương tiện có muôn pháp, hiển thật thì hội ngộ về một tâm”;“Diệu lý của Phật pháp chẳng dính dáng gì đến văn tự ngôn ngữ, bặt hếtmọi hý luận, bản tế trong lặng tròn đầy, ba đời chư Phật cuối cùng đànhngậm miệng không lời, nhiều đời chư tổ rốt ráo cũng im hơi lặng tiếng.Nên Đức Thế Tôn giơ cành hoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha-ca-diếp khếhội mỉm cười, thầy trò bốn mắt nhìn nhau, huệ nhãn chiếu sáng lẫn nhau,thầm lặng ấn tâm, phó pháp truyền y nối vị Tổ” (trích lời Thiền Sư ChânNguyên).
Những bài thơ này thường sinh ra bất chợt, như cảm táctừ nội tâm thấm ít nhiều Pháp vị, nên tạm gọi là “thơ thiền”; lại dùngnhiều “pháp ngữ” của nhà Phật để biểu đạt, nên hẳn còn có nhiều chỗ cầnchú giải, kính mong quý độc giả lượng thứ và góp ý.
Tác giả hoan hỷ xin được chuyển tập thơ nhỏ này đến các Phật tử cùng các bạn yêu thơ gần xa.
Học Đạo lòng ta thỏa nguyện cầu,
Xả buông vạn sự chấp gì đâu,
Quay về lạc trú nơi Tâm Bụt,
Tuệ giác, tình thương, hạnh phúc giầu.
ƠN THẦY
Tỉnh ngộ bởi duyên được gặp Thầy,
Người là Bồ tát hiện đời nay,
Chính tâm Đại nguyện lời Bụt dạy,
Tịnh độ quyết xây thế gian này.
THIỀN NIỆM
Sống sao lòng thật thảnh thơi,
Xem đời như cuộc dạo chơi sơn hà,
Năm Châu ấm một mái nhà,
Tình thương hiểu biết là quà Phật ban.
*
Dù xuống biển dẫu lên ngàn,
An nhiên tự tại... lạc quan tu Thiền,
Chính niệm tuệ giác kết liền
Từ bi hỷ xả... mãn viên giữa trần.
*
Đất trời huyền diệu muôn phần,
Mưa thiêng Cam Lộ trong ngần rơi... rơi...
Hòa chan Tâm Bụt nơi... nơi...
Thế gian rạng ánh mắt cười... thương nhau.
THIỀN HÀNH
Bước chân, hơi thở, nụ cười,
Ba phép chính niệm của người thảnh thơi.
*
Đặt bước là đã ... tới nơi,
An trú hiện tại, đất trời nở hoa.
Thở sâu, êm nhẹ, bình hòa,
Thân tâm tạo hợp một tòa kỳ quan.
Cười nụ thấu hiểu, dung khoan,
Não phiền tan biến, hân hoan ngập lòng.
*
Cùng Thầy dạo khắp non sông,
Gieo niềm tin mới, Thiền tông nhập đời,
Thức tỉnh tâm trí bao người,
Chung xây hạnh phúc, rạng ngời quê hương.
HÀNH XẢ
Hành xả công năng thật nhiệm mầu,
Chịu đòn mạ lỵ có sao đâu,
Ung dung chính pháp sâu tâm khảm,
Tỏa ngát hương sen ao bùn nâu.
NỤ CƯỜI
Hàm tiếu, nụ cười thoảng trên môi,
Tâm thân hòa nhịp nhất như rồi,
Mặt trời chính niệm soi khắp nẻo,
Quán sát từ hòa mọi sự trôi.
DẠT DÀO BIỂN LỚN
(Chính pháp như biển lớn)
Dải cát mịn... đưa chân ta về biển,
Đứng mênh mông... luôn chung thủy đợi chờ,
Thả lên bờ... những phù du bèo bọt,
Nhận vào mình... nước ngọt mọi dòng sông.
Tình mặn mà... dù phong ba bão tố,
Chẳng đầy vơi... mặc ngày tháng năm dài,
Sâu đáy lòng... nuôi san hô ngọc quý,
Rộng cõi tâm... sinh dưỡng triệu muôn loài.
2- BỤT NƠI TA
QUÁN BỤT
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta,
Lòng Bụt rộng mở, vị tha,
Mắt Bụt thấu hiểu, chan hòa tình thương.
VỊ THA
Bụt đâu tu sống bởi riêng mình
Muôn niệm, dụng tâm vị chúng sinh,
Từ bi, Trí huệ - khai Kiến Tính,
Thanh tịnh, Vị tha - đắc Tâm Minh.
PHẬT PHÁP
Tâm viên, Ý mã khổ làm sao,
Sai khiến ta đi khắp nẻo nào,
Ơn Phật phát minh Pháp mầu nhiệm,
Phục Tâm, kiềm Ý tuyệt biết bao.
SONG TU
Tịnh Độ cùng Thiền quyện hòa nhau,
Pháp môn mầu nhiệm diệt khổ đau,
Song tu đạt quả Phúc và Huệ,
Viên mãn cuộc đời nay và sau.
THIỀN ĐỊNH
Thiền tự tính, Định tự tâm,
Lục trần chẳng nhiễm, lặng câm niệm tồi,
Đứng, đi, nghĩ, nói, nằm, ngồi,
Tịnh, vô chướng ngại - bao hồi chân tu.
CỰC LẠC
Tâm tịnh, Cực lạc hiện bày,
Đưa mình về lại phút này với Ta,
Tính Giác là Phật Di Đà,
Bóng trăng tỏ hiện đáy hồ lặng trong.
BÌNH TÂM
Dù Thua - Được, tâm không xao xuyến,
Gặp Nhục - Vinh, lòng vẫn thản nhiên,
Mặc Khen - Chê, tâm luôn an tịnh,
Kệ Khổ - Vui, lòng mãi bình yên.
BỤT NƠI TA
Pháp thân - thanh tịnh trang nghiêm,
Báo thân - công đức mãn viên đời đời,
Hóa thân - diệu dụng nơi nơi,
Tam thân Bụt hiện sáng ngời Chân Tâm.
VÃNG SANH
Thấu rõ, Buông bỏ, Tùy duyên,
Lòng hằng niệm Phật, nhất nguyền Vãng sanh,
Sen thơm ngát, thắm một cành,
Tây phương Cực lạc viên thành Đạo Chân.
3- CHÂN NHƯ
BỒ ĐỀ
Tâm đắc - như rễ chùm vững chãi,
Ý thông - tựa thân thẳng dẻo bền,
Ngôn chính - là lá cành tươi tốt,
Hạnh lành - đấy hoa nụ thắm tươi.
*
Thành quả tròn đầy - công tu dưỡng,
Thơm ngon ngọt bổ - vị chẳng lường,
Người hiền tạo phúc - ngàn người hưởng,
Cây quý nở hoa vạn lây hương.
BÁT NHÃ
Được làm việc đáng làm,
Làm tốt việc đang làm,
Hạnh phúc là như vậy,
Còn điều chi muốn ham?
*
Ý niệm cùng tâm tu,
Ngôn hạnh hòa nhất như,
Bát nhã là Trí huệ,
Sáng tâm đấng trượng phu!
LỤC THÔNG
Lục căn mê đắm - tâm chẳng thông,
Lục dục khiến đời mãi lông bông,
Theo Phật tấn tu Đạo Tỉnh giác,
Lục căn thuần tịnh - Lục thần thông.
*
Phật pháp tựa như bè vượt sông,
Giúp ta đoạn dứt bụi trần hồng,
Sông Mê, biển Khổ dần vượt hết,
Đến bến rời bè lại về Không.
CHÂN NHƯ
Vượt qua Sáu Thức quậy lăng xăng,
Gặp Thức Bảy Si níu lằng nhằng,
Bình tĩnh lặng thinh chinh phục nốt,
Nhập vào Thức Tám - giác vạn năng.
*
Phật Pháp “ngón tay chỉ mặt trăng”,
Lái tàu nương ánh đèn hải đăng,
Đến bờ Giác ngộ buông bỏ hết,
Thể nhập Chân như - cõi Vĩnh hằng.
KIẾN TÍNH
Bất nhị - hữu nhị thành vô nhị,
Vô niệm - nơi niệm mà không niệm,
Vô tướng - nơi tướng luôn lìa tướng,
Vô trụ - đối cảnh tâm lặng không.
*
Pháp môn Bất nhị xưa tới nay,
Vô niệm làm tông vốn tỏ bày,
Vô tướng làm thể không dao động,
Gốc là Vô trụ, Kiến tính ngay.
THÀNH PHẬT
Trải qua ma khảo biết bao lần,
Thành Phật bão giông chẳng ngại ngần,
Vượt nạn phục ma thành tiên thánh,
Chẳng ma chẳng nạn chẳng thành nhân.
*
Giác tính Như Lai ở Tự tâm,
Hào quang chiếu diệu khắp xa gần,
Thân - tâm như một, thanh tịnh thể,
Ta - Phật chẳng hai, chuyển pháp luân.
4- DIỆU GIÁC
ÁNH ĐẠO VÀNG
Tâm thông hết thảy đều thông,
Tâm mê có mắt mà không thấy đàng,
Phật trao ta Ánh đạo vàng,
Tự mình khám phá Thiên đàng Tự tâm.
TÙY DUYÊN
Vạn pháp thế gian thảy tùy duyên,
Tử sinh thành hoại lẽ tự nhiên,
U mê, Chấp trước gây phiền não,
Buông chấp bỏ mê đặng thành Tiên.
TỨ THẦN TÚC
Nguyện cầu tha thiết đáy lòng ta,
Tinh tấn công phu nương Phật Đà,
Nhất tâm như núi không lay chuyển,
Quán phá U minh, ngựa phi xa.
CHÍNH - TÀ
Hành Đạo hiển Chính phá Tà,
Hết Tà buông Chính mới là tịnh thanh,
Quán soi sự - lý, dữ - lành,
Lỗi mình gắng sửa, chẳng tranh với người.
CHÍNH PHÁP
Đạo - đời, lý - sự khoác hai vai,
Thấu lý, đạt tình chẳng hại ai,
Xử thế, đối nhân theo Chính Pháp,
Hài hòa, nhu thuận giống Như Lai.
CHÍNH QUẢ
Siêng năng tưới Pháp khắp vườn tâm,
Thiền khéo hạt Linh sẽ nảy mầm,
Tinh tấn, công phu chăm cây lớn,
Bồ Đề Chính Quả ắt đầy mâm.
NIẾT BÀN
Nhân duyên gặp Pháp, liễu Tâm kinh,
Chợt thoáng ngộ ra Bản tính mình,
Chứng nhập Chân Như, lòng tịch mịch,
Bừng lên Trí Huệ đỉnh quang minh.
DIỆU GIÁC
Định Tâm, Huệ Nhãn mở dần ra,
Chiếu phá lầm mê cõi Ta bà,
Kiến Tính Minh Tâm, hai mà một,
Đạo mầu thành Phật tại lòng ta.
*
Giác Tính đủ luôn tự Tâm mình,
Xưa nay không diệt cũng không sinh,
Tịnh thanh vốn gốc không lay động,
Vạn pháp năng sinh tự Tâm Linh.
*
Niệm chân hễ khởi, thảy đều chân,
Muôn cảnh như như, mặc xoay vần,
Tâm vẫn như như - Tâm chân thật,
Nhập Tri Kiến Phật - Diệu Giác Tâm.
5- VÔ VI
VÔ NGÃ
Chấp Ngã - kiêu mạn, tự tôn,
Phân biệt, tranh cãi, thua hơn tối ngày.
Vô Ngã - Chân lý hiện bày,
Bình đẳng, tỉnh giác, tâm đầy lạc an.
VÔ CHƯỚNG
Tịnh tâm chẳng khởi những độc tà,
“Phiền não chướng” phàm, lấy đâu ra?
“Nghiệp chướng” không gieo, sao lo tội?
Ung dung, “Báo chướng” khỏi can qua.
VÔ VI
“Chẳng nghĩ”- ta vẫn hiện tiền,
Bên tai lời Tổ: “Thánh Hiền vô vi”.
Tâm ý “lặng rỗng” một khi,
Trí huệ bừng mở, Từ bi dâng trào.
ĐỜI - ĐẠO
Bình thường Tâm tức Đạo rồi,
Mây bay theo gió, nước trôi xuôi dòng.
Sống đời cốt ở tấm lòng,
Từ bi, Trí huệ, thong dong tâm hồn.
NHƯ LAI
Phật Tính vốn là “Tính chẳng hai”,
Thế gian nào có “đúng” hay “sai”,
Chính tâm, trung đạo, lìa sinh tử,
Kiến tính - tự lòng hiện Như Lai.
NHƯ NHƯ
Tướng, Danh, Phân biệt - ấy hướng mê,
Chính trí, Như như - thuận lối về,
Lạc nẻo Đắm mê - vòng Sinh tử,
Ngộ đường Tỉnh giác - thẳng về Quê.
DIỆU TÂM
Bát nhã hằng soi Tự Tâm mình,
Thảnh thơi, Tỉnh thức nhập Tính linh,
Thường nơi Giác tính muôn dụng khởi,
Công đức viên thành - Tâm diệu minh.
PHÁP HOA
Thế Tôn xưa hiện giữa cõi đời,
Cam lộ nhiệm mầu tưới khắp nơi,
Gian thế bao người bừng thức tỉnh,
Ngộ tri kiến Phật, tâm rạng ngời.
NIÊM HOA
(Niêm hoa vi tiếu)
“Ngậm lời” Phật - Tổ dạy truyền ta,
“Ngâm nghĩa” Từ bi, sống vị tha,
“Ngẫm ý” Diệu linh, vô niệm khởi,
Chân như, “ngấm lý”, nhoẻn cười hoa.
LỜI CẢM ƠN
Tôi vốn xưa nay chẳng làm “thơ”, có chăng chỉ đôi ba bài “thẩn”, cốt để cùng bạn bè cười cho sảng khoái. Vậy mà, từ khi được gặp Phật pháp, như nhân duyên hội ngộ, năm chùm thơ này sinh ra tuần tự như năm anh em cùng một gia đình và lần lượt được đăng trên Tạp chí Phật Học từ 2008 đến 2010. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý Ban biên tập.
Là người nghiên cứu khoa học, có duyên lành đến với Phật pháp và Thiền tông với pháp danh Chánh Tín. Tôi đã được khai tâm nhờ kinh Phật Thích Ca Mầu Ni, ngữ lục của chư tổ, như Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Trần Nhân Tông…và thuyết giải của chư tăng ni; đặc biệt bởi các bài giảng Pháp tuyệt vời của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh… Tôi lại may mắn được Hòa Thượng Thích Giác Ngộ chỉ dạy chí tình về Phật pháp và pháp môn hành thiền mà Tổ sư Minh Đăng Quang truyền lại. Lòng tôi luôn ngập đầy sự biết ơn Đức Phật, các vị Tổ, các vị Thầy - những Đạo sư tuyệt diệu đã chỉ đường dẫn lối cho tôi tới “Đại dương Chánh Pháp” - Đạo Phật trong Đời.
Làm người, ai cũng sẵn có hạt giống Phật tính – viên ngọc quý báu nhất trong Tâm, nhưng thường bị mê mờ, không nhận biết được. Viên ngọc Tỉnh Giác này sẽ dần hiển lộ sáng đẹp trong lòng những ai luôn tấn tu theo tấm gương và sự chỉ dạy ân cần của Đức Phật cùng các vị Tổ sư - học trò chân tu của Người.
Tôi tự hỏi: Phải chăng những chùm thơ này cùng biết bao chùm thơ thiền khác, giống như những chùm quả bồ đề thơm ngon ngọt ngào, đều bắt nguồn từ hạt giống Phật tính, mà ở ai cũng sẵn có đó?!
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những bạn yêu thơ và những bạn đồng tu đã đọc, phản biện và chia sẻ tâm nguyện cùng tôi với tập thơ nhỏ này.
Chánh Tín – PGS TS Hà Vĩnh Tân
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá