“Mỗi Doanh nghiệp hãy có chiến lược duy tân của chính mình”
Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Phạm Chi Lan là một cái tên rất thân quen và gần gũi. Mấy chục năm làm việc của bà là mấy chục năm bà dành thời gian và công sức để chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ DN. Sau đây là cuộc trao đổi giữa phóng viên Tạp chí Nhà quản lý với Bà Phạm Chi Lan, lắng nghe bà tâm sự về những người mà bà vô cùng yêu quý -các DNVN.
PV: Bà có thể cho biết tại sao bà lại “yêu” các DN đến vậy? Phải chăng có một cái duyên nào đó?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi đến với DN có thể nói là hoàn toàn tình cờ, do yêu cầu công việc thôi. Tôi học ĐH Kinh tế quốc dân (ngày đó gọi là ĐH Kinh tài), sau này khoa tôi học tách ra thành ĐH Ngoại thương. Sau khi ra trường, tôi dược phân công về công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Lúc đó, tôi nhớ lại bài học của các thầy ở ĐH về vai trò của phòng thương mại, vai trò của DN đối với phòng thương mại và dối với sự nghiệp phát triển kinh tế ở các nước. Tôi hiểu được là một nền kinh tế muốn phát triển, đời sống của người dân muốn dược cải thiện, thì phải có những người làm kinh tế giỏi, nhũng nhà kinh doanh giỏi, mà do chính là các DN. Về VCCI, tôi nghĩ là mình dược làm một mảng công việc rất hay, phục vụ một cộng đồng rất cần thiết đối với đất nước và tôi đã tâm niệm là phải cố gắng hết sức để làm tốt công việc.
Qua trải nghiệm thực tế, có ba điều làm tôi ấn tượng nhất về cộng đồng DN:
Một là,tôi hiểu rằng, làm DN kiếm tiền và phát triển việc kinh doanh hoàn toàn không dễ dàng, cũng đau đầu, nhức óc, cũng sứt đầu mẻ trán, cũng phải trăn trở suy nghĩ tính toán, phải lăn lộn trên thương trường, phải gánh chịu nhiều thách thức rủi ro. Những người thành công thường phải rất có bản lĩnh, có trí, có gan, có tài năng kinh doanh và cả cái tâm nữa.
Hai là,tôi có điều kiện tiếp xúc với nhiều DN nước ngoài ngay từ khi nước ta còn trong thời kỳ chiến tranh, dầy rẫy hiểm nguy. Nếu chỉ kinh doanh vì tiền, tôi tin là họ không đến Việt
Những điều đó khiến tôi ngộ ra là giới kinh doanh không phải ai cũng chỉ vì tiền, mục tiêu của họ là lợi nhuận, nhưng không phải ai cũng coi lợi nhuận là trên hết, vượt lên trên tất cả và không còn những yếu tố khác nữa. Có những điều người ta vẫn đặt lên trên lợi nhuận, đấy là khía cạnh con người trong kinh doanh, là cái nhân của các DN.
PV: Vậy còn ấn tượng thứ ba?
Bà Phạm Chi Lan: Điểm thứ ba, ai cũng thấy rõ, DN đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, cho sự phát triển cửa đất nước, tạo biết bao công ăn việc làm, cưu mang cuộc sống của biết bao người, cả trực tiếp lẫngián tiếp. Nếu không có DN hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước thì hàng hóa sản xuất ra sẽ đi đâu, nếu không nói là ngay khâu sản xuất cũng bị bế tắc. Nếu không có những người làm ngoại thương đi thu gom hàng, thì các nông dân của ta, những người làm nghề thủ công biết bán sản phẩm ở nơi nào, họ làm sao có phương tiện để sinh sống. Trong thời bao cấp, phần lớncác DN cũng không có động lực về tiền, họ làm “… Trong thời đại ngày nay, nếu DN nào không tự đổi mới mạnh mẽ, tự sáng tạo thị sẽ không thể đứng vững và phát triển được. Cuộc duy tân của đất nước tạo thuận lợi cho và cũng dựa phần nào vào cuộc duy tân của DN”.
Tất cả những cái đó tạo cho tôi tình cảm đặc biệt đối với giới doanh nhân. Được làm việc với họ, tôi phát hiện ra rất nhiều diều thú vị, tôi học hỏi được ở họ rất nhiều, cả về trí tuệ, tài năng và đạo đức nghề nghiệp, về sức sáng tạo bất tận cũng như sự kiên trì, chịu dựng đáng nể phục. Thêm nữa, vì xã hội trong suốt nhiều năm nay còn rất nhiều định kiến với DN, tôi lại càng cố gắng chứng minh là có một khía cạnh khác, đúng đắn hơn về doanh nhân, đó là khía cạnh con người. Họ cũng là những con người dáng quý trọng, đáng yêu mến như bao người thuộc các giới khác. Họ còn có nhiều cái thật hơn khối người, làm thật, tài thật, thắng thật mà thua cũng thật!
PV: Nếu chỉ trong 3giây, trong tâm trí của bà sẽ hiện lên gương mặt doanh nhân ấn tượng nhất?
Bà Phạm Chi Lan: FPT và Tổng Giám đốc Trương Gia Bình. Đó là một người được đào tạo làm khoa học, nhưng khi vào kinh doanh thì rất hay và rất thành công.
PV: Và cũng trong 3 giây, xinbà cóthể cho biết
Bà Phạm Chi Lan: Tôi luôn cảm thấy đau về cái chết của ông Tăng Minh Phụng. Ông là một nhà kinh doanh giỏi, khởi nghiệp trong bối cánh nước ta còn đầy rẫy khó khăn, cơ chế kinh tế còn rất mù mờ.Nhờ những nỗ lực ghê gớm và tài kinh doanh mà ông phát triển Công ty Minh Phụng của mình lên nhanh chóng. Nhưng khitai họa đến với ông. Chính cái sự mù mờ khi người ta xét xử về công việc kinh doanh của Công ty ông và cả trong cách tính giá trị tài sản, đất đai của ông, đã dẫn đến việc ông bị quy tội chết. Trong sự sụp đổ của mấy "đại gia" đầu tiên trong thời kỳ tái thiết ở nước ta, có sự sụp đổ nào đau hơn Minh Phụng, có số phận nào trớ trêu hơn số phận doanh nhân Tăng Minh Phụng.
PV: Ở nhiều nước trên thếgiới, doanh nhân rất được coi trọng. Trong nhiều Hội nghị, chương trình quốc gia, các doanh nhân thành đạt thường được mời hàng ghế đầu. Bà suy nghĩ gì về cách ứng xử như vậy của một Chính phủ đối với tầng lớp doanh nhân?
Bà Phạm Chi Lan: Điều này tùy thuộc vào bối cảnh mỗi nước. Càng ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta càng hiểu được vai trò của DN. Ở đó, vai trò của Nhà nước và vai trò của DN được phân định rất rõ ràng. Nhà nước, các Chính phủ đều hiểu là họ chỉ đưa ra định hướng, quản lý vĩ mô và tổ chức thực hiện một số công việc
Còn ở nước ta, bối cảnh lại khác. Ta đi lên tù chiến tranh, vai trò lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước là vô cùng to lớn trong việc giành lại độc lập cho đất nước, rồi vượt qua muôn vàn khó khăn ban đầu của thời kỳ hậu chiến, tìm con đường đổi mới để phát triển lên. Mặt khác tầng lớp doanh nhân cũng mới hình thành, hình ảnh của doanh nhân và cả sự nhìn nhận của xã hội với DN cũng chưa thể cao, chưa đủ để Chính phủ phải nhìn nhận cao hơn về vai trò của DN. Trong giai đoạn này, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, chúng ta lại còn phải lo xóa đói giám nghèo, công bằng xã hội... Thế nên, nhìn vào tăng trưởng, ta thường thấy vai trò của Chính phủ nhiều hơn là giới DN. Tôi nghĩ rằng, sau này, khi đất nước phát triển hơn, hội nhập hơn với thế giới, với các yêu cầu về minh bạch hóa và nâng tầm vai trò của Chính phủ, chắc chắn dần dần Nhà nước sẽ thấy vai trò cửa mình về kinh tế chỉ nên tập trung ở một số nội dung về điều hành vĩ mô, kiến tạo môi trường cho phát triển thôi, phần rất lớn còn lại là của DN. Và thái độ của xã hội đối với DN tất nhiên sẽ thay đổi.
PV: Hiện nay, rất nhiều DN nhỏ lo lắng về việc Việt
Bà Phạm Chi Lan: Người ta hay nói về nguyên lý "cá lớn nuốt cá bé". Không sai, nhưng không phải trên tất cả các lĩnh vực và trong mọi thời dại đều như vậy. Nhìn ra thế giới, sau thời tích tụ tư bản cần thiết, ngày nay ở quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh vài trăm, vài nghìn đại gia bao giờ cũng có hàng triệu DNNVV được coi là xương sống của các nền kinh tế. Trên thị trường ngày nay, có chỗ cho cá đàn cá lớn và đàn cá bé cùng tồn tại và phát triển. Đàn cá bé vẫn đông đảo hơn rất nhiều lần so với đàn cá lớn và chính đàn cá lớn cũng cần dàn cá bé đó dựa vào nhau mà phát triển. Đây là thực tế ở tất cả các nước.
Một ví dự điển hình là
Bên cạnh đó, thị trường Việt
PV: Các DNNVV hoàn toàn có thể tồn tại, như trên thế giới, hàng triệu DNNVV đang tồn tại. Bà có lời khuyên gì cho các DN, về tính chuyên nghiệp?
Bà Phạm Chi Lan:Tôi thấy thực sự các DNVN, dù lớn hay nhỏ, đều cần nâng cao tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp trước hết thể hiện ớ chỗ khi chọn nghiệp kinh doanh, phải trên tinh thần tự lực tự cường, tự mình làm một cách bài bản, không dựa dẫm, ỉ lại. Ở ta, tính ỉ lại, trong cậy vào sự bảo hộ của Nhà nước, vào quan hệ thân quen... còn khá lớn. Đây là điều không thể chấp nhận được trong thời Đại hội nhập ngày nay.
Thứ hai, đã tham gia kinh doanh, DN phải chấp nhận quy luật đào thải của thị trường. Không nên mặc cảm khi thất bại, lĩnh vực này không thành công, ta có thể chuyển sang lĩnh vực khác. Quan trọng là phải biết điểm dừng. Và hãy tập nghĩ rằng, tuyên bố phá sản cũng là bình thường thôi, như một sự thừa nhận kinh doanh không phải là nghề của mình, mình nên đi làm việc khác phù hợp hơn.
Thứ ba, các DN cần xóa bỏ tư duy khép kín, đặc biệt là khép kín trong quản trị. Điều đó có nghĩa là hãy chuyên môn hóa hoạt động của mình, hãy tham gia vào mạng lưới, mở rộng quan hệ hợp tác, phân công lao động… Có nhiều việc DN nên cộng tác với những người khác có chuyên mônsâu hơn mình, như kiểm toán, tư vấn... đồng thời khi dã tương đối phát triển cũng cần tìm kiếm những nhà quan trị chuyên nghiệp về làm với mình. Khép kín và ôm đồm sẽ lấy đi tính chuyên nghiệp rất cần thiết trong kinh doanh.
PV:Có thể nói 2007 là năm mở đầu của cuộc duy tân lịch sử. Bà có lời chúc gì dành cho các nhàquản lý DNVN?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi rất mong các DN, các nhà quản lý của chúng ta sẽ có chiến lược duy tân của chính mình và thực hiện thành công. Trong thời đại ngày nay, nếu DN nào không tự đổi mới mạnh mẽ, tự sáng tạo thì sẽ không thể đứng vững và phát triển được. Cuộc duy tân của đất nước tạo thuận lợi cho và cũng dựa phần nào vào cuộc duy tân của DN. Chúc các Nhà quản lý DNVN thành công trong cuộc duy tân của mình, góp phần vào thành công trong cuộc duy tân của đất nước.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường