Đối mặt với thời đại
Mùa xuân lại trở về. Và hoa đào lại nở như năm ngoái. Như năm ngoái, là những ước mơ cháy bỏng của chúng ta về tự do, công bằng và thịnh vượng. Như năm ngoái là những lo toan chưa bao giờ nguôi nghỉ về bão lũ, về tai nạn giao thông, về dịch cúm gà…
Tất cả đều như cũ, nhưng tất cả đều đã mới và đã khác. Năm ngoái, chúng ta vẫn đang sống trong thời kỳ tiền hội nhập; năm nay chúng ta đã sống trong thời kỳ hội nhập. Một thời đại đã trôi qua trong khoảnh khắc giao mùa.
Mặc dù, đối với không ít người Việt, thị trường chứng khoán và chỉ số VnIndex vẫn chỉ là một thứ ngoại ngữ nghe được, mà chưa hiểu được, thì chiếc bình thông nhau về tài chính với thế giới đã được xác lập và đang vận hành toàn tuyến. Những con sóng vỗ ở thị trường chứng khoán
Trong một thời đại như vậy, thì sống như xưa sẽ không được như xưa. Tổ chức lại đời sống xã hội chính là việc cần làm để có thể sống tốt hơn xưa. Mô hình tổ chức nào có thể giúp chúng ta tận dụng được tối đa các tác động tiêu cực từ bên ngoài?
Trước hết là về việc tận dụng tối đa các nguồn lực của thế giới. ba nguồn lực quan trọng nhất của thế giới là tư bản tài chính, tư bản tri thức và tư bản xã hội (vốn tài chính, vốn tri thức và vốn xã hội). Như nước vẫn chảy vào những chỗ trũng hơn, các nguồn lực này sẽ chảy vào những nơi có môi trường đầu tư và hợp tác tốt hơn. Và nếu nguồn nước mang lại sự tươi tốt, thì các nguồn lực mang lại sự thịnh vượng. Vì vậy, đã hội nhập với thế giới, đất nước ta rất cần có được một môi trường tốt đẹp cho đầu tư và hợp tác. Pháp quyền, minh bạch, mối quan hệ lao động hài hòa, bộ máy hành chính tận tụy và hiệu năng là một số trong những phần cấu thành quan trọng của một môi trường như vậy.
Trong những phần cấu thành nói trên, pháp quyền phải được coi là quan trọng nhất. Pháp quyền là hệ thống các khuôn khổ pháp luật được xác lập để bảo vệ quyền tự do của các công dân và để chế ước sự lạm quyền. Không có pháp quyền, các quyền tự do sẽ khó được bảo đảm. Các quyền tự do khó được bảo đảm (đặc biệt quyền tự do tài sản), thì các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục… cũng sẽ khó được phát triển. Hậu quả: sự quan liêu, trì trệ và tù túng sẽ ngự trị trong đời sống xã hội.
Để phản ứng lại với những biến động của thế giới, một mô hình tổ chức xã hội “mềm” là rất quan trọng. Từ kinh nghiệm chống động đất của Nhật Bản, chúng ta có thể nhận thấy những ngôi nhà bằng bê tông cốt sắt cứng nhắc sẽ rất dễ sụp đổ, những ngôi nhà có thể lắc lư theo địa chấn thì lại luôn luôn đứng vững. Một xã hội được tổ chức quá tập trung, cũng giống như những ngôi nhà cứng nhắc, khó phản ứng kịp thời và hiệu quả đối với những biến động không ngừng của thế giới. Cái chúng ta cần là một xã hội được phi tập trung hóa và đươc thiết kế theo mô hình mạng. Khi “bão tố” xảy ra, mỗi nốt mạng đều có thể chủ động phản ứng lại bằng cách giao động kịp thời. Và nếu một bộ phận của mạng bị tổn thương, thì toàn bộ mạng vẫn có thể tồn tại và kết nối bình thường trở lại. Trong một mô hình như vậy, quyền chủ động của cơ sở và của từng cá nhân là rất quan trọng.
Thời đại của chúng ta đang sống còn là thời đại của cạnh tranh toàn cầu. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự vươn lên không ngừng nghỉ của cả dân tộc và của mỗi người dân. Chúng ta đã chấp nhận hội nhập cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh. Ưu thế cạnh tranh của đất nước sẽ không chỉ nằm ở năng lực của mỗi công dân đất Việt, mà còn ở cách thức tổ chức đời sống xã hội của chúng ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường