Nguồn gốc của sự đổi mới

08:20 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười Hai, 2005

Johannes Gutenberg, Henry Ford, Abraham Darby, James Watt, Henry Bessemer và Thomas Edison có điểm gì chung? Mỗi người trong số họ đều là nhà tiến hành đổi mới vĩ đại. Nhưng họ có phải là những nhà phát minh?

Thực tế là hầu hết trong số họ đều được công nhận là những nhà phát minh. Tuy nhiên, khi chỉ nhìn vào những phát minh, thông thường chúng ta luôn có khuynh hướng hỏi về sự sáng tạo của họ. Ví dụ như, việc in ấn đã có từ trước thời Gutenberg. Người Trung Quốc đã phát triển nó từ vài thế kỷ trước. Trước khi Darby mở rộng xưởng luyện kim Coalbrookdale của mình thì sắt đã được sản xuất rồi. Thomas Newcomen đã chế tạo ra máy hơi nước trước Watt, và trước Newcomen, Thomas Savery cũng phát minh ra một chiếc tương tự được xây dựng dựa trên thiết kế của kỹ sư người Pháp, Denis Papin. Người Nhật đã tạo ra loại thép dài có chất lượng tốt trước cả Bessemer. Cũng như vậy, bóng đèn điện cũng đã tồn tại trước khi Edison tạo ra loại bóng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm.
Chắc chắn rằng rất khó để ngụy biện nét độc đáo về máy hát có gắn lá thiếc của Edison, nhưng Edison đã nhìn thấy trước được sự việc rằng bất cứ phát minh nào về mặt thương mại không thể thành công được nếu không có sự hỗ trợ. Từ những bài học về ngành công nghiệp thắp sáng bằng khí gas, ông đã biết được rằng bóng đèn điện cần có sự đầu tư mở rộng vào việc phát điện và cơ sở hạ tầng cung cấp. Nó cần sự nhạy bén mạnh mẽ về marketing để thúc đẩy đầu tư từ những khách hàng tiềm năng. Ngành công nghiệp thắp sáng bằng khí gas là một đối thủ cạnh tranh mạnh đã phát huy đến mức tối đa để bóp nghẹt phát minh mới ngay từ khi nó ra đời. Các đối thủ cạnh tranh của ngành công nghiệp khí gas đã thất bại khi cố gắng làm hỏng buổi ra mắt bóng đèn điện đầu tiên được tổ chức tại phòng thí nghiệm Menlo Park của Edison sau dịp Giáng Sinh năm 1879.

Vì vậy mà những nhà thực hiện đổi mới lớn nhất đều là những nhà cải tiến vĩ đại. Tụ điện và các cải tiến khác của James Watt đã cho ra đời động cơ chạy bằng hơi nước mà tiền thân được dùng làm máy bơm nước ở trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, và đồng sự của ông về lĩnh vực thương mại Mathew Boulton đã làm cho nó tiếp cận được với phần còn lại của thế giới.

Nếu sự cần thiết là mẹ của phát minh, thì tính độc đáo lại là cha của nó. Một phát minh vĩ đại sẽ chẳng đựơc chấp nhận hoàn toàn nếu như không có điều đó. Nhưng rất hiếm khi tính độc đáo lại là một đặc điểm của phát minh vĩ đại. Sự cải tiến đòi hỏi cả tầm nhìn lẫn khả năng để hoàn thiện phát minh. Thông thường, chìa khoá cho sự cải tiến này là khát vọng thực hiện điều gì đó kinh tế hơn. Giá thành rẻ là cốt lõi của tất cả sự cải tiến chuyển hoá, vì thế Gutenberg đã phát triển một loại kim loại có thể hoán đổi cho nhau được gọi là con chip silicon.

Lại nói về Abraham Darby, người tạo ra loại sắt Quaker của Anh. Ông ta đã cố gắng để đạt được gì khi phát triển cách thức sản xuất sắt tiên phong của mình bằng cách sử dụng than cốc thay cho than đá vào năm 1709? Darby muốn tạo ra xoong nồi có giá thành rẻ. Cho đến lúc bấy giờ, xoong nồi vẫn tương đối đắt nhưng chúng đều là những vật dụng trong nhà hết sức cần thiết. Ông lập luận rằng bất cứ ai có thể làm cho chúng có giá thành rẻ thì đều có thể chiếm lĩnh được thị trường. Những cuộc thử nghiệm đúc khuôn của ông đã được tiến hành bí mật đến mức tối đa.

Sắt do Derby tạo ra quá tốt đến mức nó có thể cho ra các sản phẩm khác có chất lượng tốt hơn và rẻ hơn, đáng phải kể đến là nồi gang và các pittông được sử dụng trong những động cơ hơi nước đầu tiên. Cũng tương tự như vậy, hầu hết các cuộc cải tiến đã định hình nên cuộc cách mạng công nghiệp Anh đều được nhắm tới việc tạo ra những sản phẩm rẻ hơn thông qua quá trình sản xuất kinh tế hơn. Con trai của Derby đã phát triển ra loại sắt rèn, nhờ đó mà việc xây dựng nhà máy cũng rẻ hơn và đồng thời cũng là nguyên liệu cần thiết cho loại máy dệt mới. Tất cả thiết bị này đều là sản phẩm của sự cải tiến liên quan đến nhau được tạo ra không nhiều bởi những nhà nghiên cứu tận tụy mà bởi những doanh nhân bền bỉ. Ví dụ, Richard Arkwright là một nhà chuyên kinh doanh tóc để làm tóc gỉa. Ông ta tìm kiếm sự đổi mới để làm giàu và ông đã thành công khi thiết kế được bộ khung dùng để xe bông thành sợi.

Kỹ năng lớn nhất của nhiều nhà tiến hành đổi mới là khả năng nhìn nhận sự việc lớn. Nhiều người trong số họ tin rằng những cải tiến của họ sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nhưng họ cũng biết rằng họ cần nguồn tài chính, khả năng sản xuất, cộng sự có trình độ, và luật sư giỏi để bảo vệ sự sáng chế của họ. Edison biết được về mặt kinh tế bóng đèn điện của ông có thể được sản xuất và ngay từ đầu ông đã nhấn mạnh về giá trị của chúng. Ông nói với những vị khách tham dự cuộc triển lãm vào dịp Giáng Sinh của ông rằng một chiếc bóng đèn điện có giá 25 xu và mỗi ngày nó chỉ tốn có vài xu tiền điện mà thôi. Và ở cương vị là giám đốc ngân hàng, J.P Morgan đã sẵn sàng để ra một khoản tiền để thực hiện điều đó.

Công bằng mà nói, ô tô không tạo nên tên tuổi cho Henry Ford, mà chính sự đồng lòng hiệp sức của ông và các kỹ sư đã phát minh ra một hệ thống lắp ráp chuyển động giúp công ty cho ra đời chiếc Model T kinh tế đến nỗi ban giám đốc phải ngỡ ngàng trước lợi nhuận đạt được vào năm 1913 sau khi giới thiệu hệ thống đó. Giải pháp của Ford là trả cho nhân công của mình 5 đô la một ngày khi tỉ lệ tiền lương cho công nhân thuộc ngành công nghiệp tăng lên 11 đô la một tuần. Sự kiện trả cho công nhân 5 đô la một ngày đã đưa Ford lên trang nhất chứ không phải chiếc Model T. Việc tăng lương cho công nhân đã buộc các đối thủ cạnh tranh cũng phải tăng theo, vì vậy nó đã tạo ra một thị trường chung cho những ô tô được làm với giá rẻ của Ford.

Cho nên những nhà tiến hành đổi mới vĩ đại luôn hướng tới sự hiểu biết rộng lớn hơn về thế giới của họ hơn là những gì họ có thể lĩnh hội được với tư cách là những nhà phát minh.Họ có cảm nhận sắc sảo về tính liên kết với nhau của sự đổi mới.Thông thường khi cộng tác với những người khác, họ luôn theo dõi công nghệ và thiết lập làm cho nó tốt hơn. Họ có tầm nhìn về một thế giới tốt đẹp hơn mà không hẳn sự đổi mới của họ đã chỉ ra được, nhưng thế giới tốt đẹp đó không dành cho sự thiếu cố gắng.Mong muốn tiết kiệm hay làm cho sản phẩm có giá thành rẻ luôn chi phối thời gian và những cải tiến của họ.Tuy giá thành rẻ không phải là điều tiên quyết nhưng nó cũng là nguồn gốc của sự đổi mới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 6 khả năng cần rèn luyện để trở thành chủ doanh nghiệp

    10/12/2005
    Bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh, một tổng giám đốc, một chuyên gia đầu ngành, một nhà thiết kế tài năng ... chúng tôi mời bạn cùng tìm kiếm và khám phá những bí quyết đó. ...
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • 6 yếu tố thiết yếu của tính sáng tạo công ty

    05/12/2005Trương Thu HàNếu như các công ty không thể nắm rõ các hoạt động sáng tạo cụ thể từ đâu tới hoặc chúng là gì thì họ có thể tiến hành một số biện pháp nhằm tăng thêm tần số xuất hiện của những hoạt động sáng tạo này...
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • Vì sao doanh nghiệp nhỏ ít lập kế hoạch kinh doanh?

    07/07/2005Đầu năm mới, bên bàn làm việc của mình, liệu giám đốc và một chủ doanh nghiệp nhỏ có một bản kế hoạch kinh doanh kèm theo các kế hoạch hành động chi tiết để làm cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp trong cả năm?
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • xem toàn bộ