Lý sự Trung Hoa

07:27 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Giêng, 2015

Bức tranh "Chụp ảnh trước Thiên An Môn" của Vương Cảnh Tông , một trong 10 bức của bộ sưu tập tranh hiện đại tiêu biểu của Trung Quốc vừa được triển lãm ở Bảo tàng nghệ thuật Hồng Kông đầu tháng 11.2000. Tranh ghi lại một hình ảnh quen thuộc hiện nay là một trong những nhóm người trung lưu Trung Quốc nay làm ăn với nước ngoài có thu nhập khá từ các tỉnh đổ về du lịch Bắc Kinh. Xã hội và lối sống người Trung Hoa đang thay đổi do ảnh hướng cuộc toàn cầu hóa tác động lên bản sắc văn hóa dân tộc.

Người Trung Hoa hay có những ý tưởng độc đáo và sâu sắc về phương châm sống. Những triết gia thời Khổng - Mạnh thì đã đành, mà người đời sau cũng vẫn có. Chẳng hạn Lương Khải Siêu (1873 -1929), một danh nhân văn hóa đời Thanh, đã cỏ một lời khuyên rất uyên bác cho mọi người, đại ý: "Mỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc đứng ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng, mỗi năm đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người tầm thường thì luôn bị cuộc đời cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sỹ thường lại hay xa rời cuộc sống của nhân quần, không hòa nhập được vào đời thường Duy chỉ những người rất có văn hóa mới vừa luôn luôn hòa nhập với đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật vào bất cứ lúc nào để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời;điều ấy nói thì dễ chứ làm thì khó lắm thay!

Thi thoảng phái đứng ra ngoài cuộc đời để nhìn lại chính mình, để tu sửa mình, để sống có ích hơn cho đồng loại. Tư tưởng ấy thật thanh cao. Nhưng cũng vì nó quá thanh cao nên chưa hẳn đã thích hợp với cuộc sống đa dạng và sôi động, đồng thời cũng xô bồ và thực dụng hơn của thời đại ngày nay.

Ý tưởng của người Trung Hoa thời nay về phương châm sống vẫn sâu sắc như xưa, nhưng xem ra có vẻ thiết thực hơn nhiều. Phương châm ấy được diễn đạt một cách rất "Trung Hoa hiện đại” như sau:

"Một "trung tâm": lấy sức khỏe làm trung tâm. Hai "một chút": thoải mái một chút, hồ đồ một chút. Ba "quên": quên tuổi tác, quên bệnh tật; quên hận thù. Bốn "có”: có nhà ở; có bạn đời; có bạn tri âm; có sổ tiết kiệm. Năm "phải": phải vận động ; phải hòa nhã, lịch sự, phải biết cười; phải biết kể chuyện; phải tự coi mình là người bình thường".

Lấy sức khỏe làm trung tâm.Điều "một trung tâm" là cực kỳ quan trọng. Thường thì mãi đến lúc đã già yếu hoặc đau ốm ta mới thấy sức khỏe là quý giá; khi ngoài kia là trời xanh lồng lộng và nắng gió lung linh mà ta ngồi đây bất lực, mới thấy hối tiếc một thời phung phí sức lực một cách liều lĩnh và dại dột. Rất may là chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn, y học ngày càng hiện đại hơn nên tuổi thọ của con người sẽ còn cao hơn nữa. Sắp đến rồi, ngày mà "Sáu mươi tuổi chưa phải là già/bảy mươi tuổi vẫn còn là trung niên!". Hạnh phúc thay là có một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể có cường tráng. Xin hãy nhớ, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng phải "lấy sức khỏe làm trung tâm".

Thoải mái một chút, hồ đồ một chút.Điều "hai một chút" thật là chí lý. Đừng đạo mạo quá, đứng lên gân lên cốt quá, hãy sống hồn nhiên như mình vốn có. "Thoải mái một chút" (một chút thôi nhé!) là hợp với tự nhiên bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng căng như một dây đàn đúng giọng được. Cũng đừng quá tự giày vò mỗi khi lầm lỡ. Ai mà chẳng có lúc sai, lỡ có sai thì hãy tự nhủ "hồ đồ một chút" chưa sao! Cũng lại chỉ một chút thôi nhé: luôn luôn hồ đồ thì còn nói làm gì; hồ đồ nghiêm trọng thì phải trả giá đắt, đôi khi hối không kịp.

Quên tuổi tác, quên bệnh tật; quên hận thù. Điều "ba quên" là để cho lòng mình thanh thản. Lỡ đã già rồi (vì đã được sống quá nhiều!), lỡ đã mang bệnh tật rồi (nhiều khi vì những lẽ rất cao cả, nhưng cũng có khi vì những sự tầm phào) thì hãy quên đi, "quên tuổi tác" và "quên bệnh tật"; hãy vui sống mỗi ngày bằng những công việc thường nhật có ích cho chính mình, cho những người thân yêu và cho đời...

Cuộc đời riêng của mỗi người chỉ có thể thật thanh thản khi biết "quên hận thù”. "Quên hận thù” là điều rất khó, nhưng cũng sẽ dễ dàng hơn khi thật lòng mong muốn có sự thanh thản của tâm hồn.

Có nhà ở; có bạn đời; có bạn tri âm; có sổ tiết kiệm.Điều "bốn có" rất đời thường, dung dị và thiết thực. "Có nhà cửa, và “có bạn đời" tức là có một gia đình yên ấm. Dù cho thế giới văn minh này có biến đổi thế nào đi chăng nữa thì gia đình vẫn là tế bào bền vững của xã hội, vẫn là nơi trú ẩn cuối cùng đáng tin cậy cho những tâm hồn cô đơn đang bị tai họa phủ phàng rượt đuổi. Không buồn gì bằng nỗi buồn không có "bạn tri âm', như "rượu ngon không có bạn hiền”'.

Sống trên đời ai cũng ít nhiều có bạn, nhưng bạn tri âm đồng cảm chia ngọt sẽ bùi với mình thì không phải người nào cũng có. Thiếu bạn tri âm thì cuộc đời sẽ thiếu đi một mảng lớn. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là phải có của ăn của để ở chừng mực thích hợp, tức là phải "có sổ tiết kiệm", phải dành dụm phòng khi lỡ vận, phải lo xa một chút...

Phải vận động ; phải hòa nhã, lịch sự, phải biết cười; phải biết kể chuyện; phải tự coi mình là người bình thường.Điều "năm phải" khuyên chúng ta thực hiện một phong cách sống lành mạnh và văn hóa.

Trước hết, "phải vận động" (chân tay) vừa phải và bền bỉ. Khó nhất là duy trì việc tập thể dục thường xuyên; tập kiểu gì cũng được ít nhiều tùy theo sức, miễn là tập được đều đặn hàng ngày. Đó là cách tốt nhất để giữ cho thân thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. Còn thể thao thì tuỳ sở thích và tuỳ hoàn cảnh chứ không phải là nhất thiết.

Thứ hai là phải "hòa nhã, lịch sự". Đó là phong cách không thể thiếu được cho mỗi người dù ở cương vị nào và hoạt động trong lành vực nào. Nét văn hóa ấy là của nét chung nhân loại, dân tộc nào cũng có bất kể ở trình độ văn minh nào. Người có văn hóa không hẳn phải là người có học thức cao.

Thứ ba là "phải biết cười". Biết cười có duyên không dễ. Không phải ai cũng ưa hài hước; và tính hài hước không phải có sẵn trong nhiều người. Những người không ưa hài hước có lẽ không phải là những người có văn hóa cao. Hơn nữa, bạn có biết không, mỗi lần cười là có mấy chục cơ trên mặt cùng hoạt động và làm ta sống thêm được ít phút. Vậy thì càng cần "phải biết cười".

Thứ tư là "phải biết kể chuyện", tức là phải biết kể lại những điều mình biết một cách khúc triết, rõ ràng, biết diễn đạt ý kiến của mình một cách sáng sủa, nói rộng ra là phải biết cách giao lưu tư tưởng. Người biết kể chuyện luôn luôn đồng thời cũng là người biết lắng nghe, bởi có chịu khó lắng nghe thì mới có cái để mà kể lại và mới biết kể thế nào cho thích hợp đối với người sẽ nghe mình. Sau hết và cũng lại là trước hết là "phải tự coi mình là người bình thường". Người ở cương vị càng cao mà biết coi mình là người bình thường thì càng được kính trọng.

Đối với một số người điều ấy không phải là dễ dàng; bởi vì ngay một anh binh nhì cũng vẫn có thể ngạo mạn khinh người, coi mình là nhất thiên hạ, y hệt một tướng lĩnh lừng danh ưa phỉnh nịnh. Chúng ta vẫn thường nghe nói: "Cái khó nhất là biết dừng ở chỗ nào" và "Cái cần biết trước hết là biết mình". Người biết tự coi mình là người bình thường sẽ dễ "biết mình " và cũng “dễ biết dừng".

Tôi hy vọng là đã hiểu và diễn đạt đúng được phần nào những ý tưởng sâu sắc và độc đáo của người Trung Hoa xưa cũng như nay về phương châm sống. Xin chia sẻ cùng bạn đọc nhân năm cũ sắp qua, nhìn lại mình, để đầu năm mới bớt được một chút hồ đồ và thêm được một chút thoải mái. “Cuộc đời vẫn đẹp sao " ...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Cùng sáng tạo cuộc đời

    23/09/2005Bích DậuCùng sống: nơi gặp gỡ để nói thật, nghe thật chuyện vui buồn trong cuộc sống. Cùng làm việc: cùng thực hiện những chương trình - các lớp học huấn luyện kỹ năng sống...
  • Ngắm mình để khỏi bị ngắm

    19/09/2005Hoàng NghĩaKhông thể nào khác được, như một câu trong Kinh Thánh: "Nếu chúng ta biết xét đoán mình thì khó bị xét đoán”. Chúng ta không xét đoán mình, đừng tưởng người khác cũng sẽ bỏ qua không xét đoán, trái lại họ càng xét đoán mạnh hơn bao giờ hết....
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Đặc điểm của những con người thành đạt

    22/07/2005“Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. ...
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Tại sao có người thành công, có người lại không?

    07/07/2005Võ Đắc KhôiTừ lâu lắm rồi, có một thắc mắc mà rất nhiều người thường nêu ra lúc trà dư tửu hậu: vì sao cùng trang lứa, cũng học hành đỗ đạt như nhau nhưng mức độ thành đạt mỗi người lại khác nhau?
  • Tăng giá trị bản thân

    30/06/2005Mục tiêu của bạn là tổ chức cuộc sống theo cách mà bạn có thể hưởng thụ thu nhập tốt, mức sống cao và bạn làm chủ vận mệnh của mình hơn là nạn nhân của sự thay đổi của thời đại kinh tế...
  • Sự thành công

    30/06/2005"Biết những gì là khởi đầu của hạnh phúc” nhà thơ và triết học George Santayana đã từng viết như vậy. Bạn có quyền lựa chọn; chọn cái tốt chứ không phải những cái xấu; chọn hạnh phúc chứ không phải những nỗi buồn khổ; chọn một cuộc sống tràn ngập vui vẻ chứ không phải cuộc sống đơn độc; chọn sự tự do chứ không phải sự phụ thuộc; chọn hòa bình chứ không phải chiến tranh. Bạn có quyền được lựa chọn hạnh phúc cho mình...
  • Một lầm lẫn về sự thành đạt

    15/06/2005Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình: Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh.
  • xem toàn bộ