Lời nhỏ giữa biển lớn
Từ Hồ ra Biển
Từ hồ ra sông, từ sông ra biển, như sự vận động của dòng nước, nền kinh tế Việt
Biển quá mênh mông để các cơ hội được mở tới tận... chân trời. Biển cũng quá huyền bí đủ cho mọi rủi to ở ngay dưới đáy con thuyền nhỏ. Bình minh lên – óng ả những sắc màu kêu gọi dấn thân. Đêm tối xuống – rập rình những tiếng sóng va đập vào mũi thuyền nhắc nhở. Không ra khơi xa, không bắt được cá lớn. Đúng quá!
Nhưng khi ra khơi xa, không phải ai cũng bắt được cá lớn và không phải ai cũng biết tránh được phong ba bão táp của biển khơi. Những người bắt cá lớn ở biển khơi dạn dày kinh nghiệm rất rành rẽ điều này, những người ra biển chưa lâu cũng nên khổ công, luyện chí để sớm chinh phục được Biển cả.
Chỉ cầm lái, không cầm chèo
Tạm gọi Nhà nước là Người cầm lái, các thành phần kinh tế là những Người bạn chèo. Đã cầm lái thì không cầm chèo và ngược lại. Làm hết phận sự của những Người cầm chèo đã là một cố gắng lớn lao mà hiệu quả sẽ giúp con thuyền lướt nhanh trên sóng cả. Làm hết trách nhiệm của Người cầm lái, để tránh được những đá ngầm, lượn trên sóng cả để tới những ngư trường lớn lao. Như thế có Bạn chèo nào dám trách cứ gì ở Người cầm lái. Nền kinh tế thị trường cần Nhà nước như những Người bạn chèo cần Thuyền trưởng giỏi và họ sợ nhất chính là khi người Thuyền trưởng loay hoay giữa cầm lái và cầm chèo. Rơi vào cảnh đó, dù có cầm chèo nhưng mái chèo của người Thuyền trưởng cũng sẽ cứ vụng về vì phải phân thân và phân tâm. Các Bạn chèo khác cũng sẽ không hết lòng, vừa chèo vừa e ngại, xung đột với tay chèo của Thuyền trưởng. Đáng buồn hơn là vì phải cầm chèo mà có lúc, tay lái của Thuyền trưởng bị buông, thuyền rất dễ tròng trành, nghiêng ngả.
Vươn lên tầm cao, hướng tới tầm xa
Biển mênh mông nhưng dù mênh mông thì các ngư trường khai thác cũng là giới hạn. Người xưa nói “quần ngư tranh thực” (đàn cá tranh mồi) đúng cả trong trường hợp giữa Biển khơi. Thuyền ta ra khơi, nơi có hàng trăm tàu thuyền treo đủ cờ quốc tịch của cả thế giới. Con thuyền nơi sông xưa chủ yếu là Bạn chèo trong nước thì nay giữa Biển lớn có các Bạn chèo nói đủ các thứ tiếng. Biển thì khác sông, thuyền cũng đã đổi khác, tầm cao của Thuyền trưởng sẽ quyết định tầm xa của con thuyền. Thuyền đủ khả năng ra khơi xa được thì cơ hội bắt được cá lớn và tránh được bão tố sẽ tỷ lệ với nhau. Hòai bão ra khơi xa bao giờ cũng đẹp. Tuy nhiên, Biển cả lại là một trong những nơi ít cho ta cơ hội để sửa chữa sai lầm, đặc biệt là những sai lầm lớn. Đi sau không có nghĩa là đến chậm. Biết học hỏi cái hay của các thuyền bạn, biết xác định ngư trường thích hợp với con thuyền chưa phải là lớn của mình, biết ra khơi và tránh bão đúng lúc, biết động viên và hài hòa hóa lợi ích giữa Thuyền trưởng và các Bạn chèo, giữa các Bạn chèo với nhau để đồng tâm hiệp lực, biết nhanh chóng hiện đại hóa các ngư cụ và hợp lý hóa phương thức đánh bắt, từng bước đánh bắt, từng ấy việc là quá nhiều để Thuyền trưởng hết lòng với vai trò cầm lái. Những bài học ở sông xưa là cần thiết nhưng chắc chắn là không đủ cho con thuyền giữa Biển lớn hôm nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường