Nam tham gia WTO có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói...
"/>Nam tham gia WTO có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói...
"/>

Ra biển lớn

09:30 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Hai, 2007

Xuân Đinh Hợi này, Nghị định thư Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói.

Tham gia WTO vào lúc nàylà sớm hay muộn? Đáng lẽ không cần thiết đặt ra câu hỏi đó, nhưng có người vẫn cho rằng có thể tham gia sớm hơn và quan trọng là cho rằng chúng ta đã bỏ lỡ thời cơ cho sự phát triển đất nước. Nhưng "người trong cuộc", có người tham gia đàm phán ngay từ buổi đầu nộp đơn tham gia, lại cho là đúng lúc, là "lấy vợ đúng thì", vì chỉ có họ và những người lãnh đạo biết rằng trả lời hơn 3.000 câu hỏi của các đối tác, tiến hành 4.000 cuộc gặp mặt, 14 vòng đàm phán và sửa khoảng mấy trăm điều khoản luật và luật để phù hợp với quy trình chung của WTO không dễ chút nào khi cân nhắc lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Còn nhỏ, ngay từ đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh phải vừa lâm vừa rút kinh nghiệm vì là vấn đề rất mớichưa có tiền lệ trong lịch sử. Đối với hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta nêu phương châm "chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế và khu vực" ở Đại hội lần thứ IX của Đảng khi bắt đầu nộp đơn gia nhập và trong giai đoạn cuối cùng là "chủ động và tích cục hội nhậpkinh tế quốc tế tại Đại hội X của Đảng. Chủ động nghĩa là không bị động, bị sức ép mà phải chọn lựa bước đi, có lộ trình thích hợp, từ hẹp ra rộng, từ hội nhập kinh tế khu vực trong khối, tới liên khu vựcliên châu lục, rồi tiến ra toàn cầu ở WTO. Chúng ta vừa đàm phán vừa rút kinh nghiệm và khi ký kết Nghị định thư, có vị Đại sứ nước ngoài tham gia đàm phán với ta từ buổi đầu phải nhận rằng: "Các bạn vừa đàm phán vừa học hỏi, nhung đã học rất nhanh và rất sáng tạo". Thế là vừa chủ động vừa tích cực. Đảng và Nhà nước chủ trương "tíchcực", và người được giao nhiệm vụ đàm phán rất tích cực, tích cực trong khuôn khổ chủ động. Trong giai đoạn cuối cùng, ông Bộ trưởng Thương mại cùng Đoàn đàm phán thức trong mấy đêm liền để thực hiện phương châm đàm phán, chấp nhận những nhân nhượng có thể và không nhân nhượng những gì chưa thể vì có lúc tưởng như bế tác không thể kết thúc, đâu có thảnh thơi. Nhưng rồi bên cạnh niềm vui lại là nỗi lo, vì vấn đề cốt tử là khả năng cạnh tranh khi tham gia thương mại tự do toàn cầu. Có người trước đấy cho là "tham gia chậm” thì đến lúc này cũng lại lo lắng về khả năng cạnh tranh, thậm chí cho rằng "ta ra biển lớn đua tài bằng hạm đội thuyền thúng". Băn khoăn là phải, vì khi họ mở cửa thị trường, ta có đủ sức cạnh tranh để thâm nhập hay không, và khi ta mở cửa thị trường của ta thì các doanh nghiệp trong nước có đủ sức cạnh tranh hay không, hay là để "thua trên sân nhà".

Tham gia WTO là niềm vui lớn, không vui sao được khi đó là chủ trương của ta phải gắng sức trong 11 năm đàm phán. Và sự kiện này, chứng tỏ thế giới công nhận những thành tựu to lớn có ýnghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới của nước ta. Nhưng thật sự lo lắng về sức cạnh tranh. Đó là những băn khoăn chính đáng. Đặc biệt là với nông nghiệp với 70 triệu nông dân sẽ vùng vẫy ra sao trong cuộc cạnh tranh này, khi không còn sự bảo hộ trực tiếp của Nhà nước và giảm thuế nhập khẩu như cam kết và khoảng cách giàu nghèo sẽ tăng lên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà báo DonLee trên tờ Thời báo Lốt Ăng glơ-létcũng nhận xét: "Vào WTO là thách thức lớn nhất sau 20 năm đổi mới của Việt Nam". Thật ra trên diễn đàn Đại hội lần thứ Xcủa Đảng, chúng ta đã nói công khai với toàn Đảng và toàn dân về khả năng cạnh tranh yếu kém của ta (trang 163 - Văn kiện Đại hội , thông tin công khai sự xếp bậc rất thấp của Tổ chức quốc tế về khả năng cạnh tranh của nềnkinh tế nước ta. Chúng ta cũng công khai sự so sánh định lượng về năng suất lao động của nước ta rất thấp so với các nước Đông Nam Á vàChâuÁ (trang 383 - Văn kiện Đại hội). Nghĩa là, bên cạnh sự tự tin, Đảng và Nhà nước ta muốn toàn dân hiểu rõ thực trạng để cùng chia sẻ với nhũng thách thức to lớnkhi ta hội nhập kinh tế toàn cầu trong đều kiện xuất phát thấp. Vì ta cho rằng biết lo để quyết tâm vươn lên là điều đáng mừng, hơn là "vô lo", để "nước chảy bèo trôi".

Nhưng cũng cần thấy sự cạnh tranh không phải lúc này mới bắt đầu. Khi phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đã cạnh tranh rất quyết liệt. Lúc bắt đầu đổi mới cả nước có 12.000 doanh nghiệp Nhà nước, bây giờ chỉ ườn 2.600, nhiều doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh đã phải sáp nhập hoặc giải thể, có lúc mấy chục vạn công nhân, viên chức ra khỏi dây chuyền sản xuất, nhưng do cố gắng vươn lên trong cạnh tranh và do chính sách an sinh xã hội kịp thời, mà sản phẩm xã hội dồi dào hơn, tốt hơn, xã hội tiếp tục ổn định, nạn thất nghiệp ngày càng giảm. Vươn ra thị trường thế giới, như có người nói "khi cái chợ thế giới đã sắp xếp xong chỗ ngồi", nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng rất nhanh, trong 5 năm đầu thế kỷ XXI đã tăng hơn 17% hằng năm, đã mở rộng giao thương với122 nước và khu vực có hàng chục mặt hàng có thứ hạng cao trên thế giới. Việc xử sự bất hợp lý trong các vụ kiện bán phá giá vớimột số mặt hàng của nước ta, một mặt gầy khó khăn cho một số doanh nghiệp, nhưng lại thấy một số mặt hàng của ta có khả nàng đe dọa một số ngành hàng nào đó ở các nước phát triển. Thế là sự cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh gay gắt đâu chỉ mới bắt đầu và chúng ta đâu phải không có kinh nghiệm gì trong cạnh tranh.

Nói tới cạnh tranh, người ta thường nói tới cạnh tranh hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh của cả nền kinh tếquốc gia, một loại cạnh tranh lại có những tiêu chí riêng.Nếu cạnh tranh hàng hóa coi chất lượng, giá cả, dịch vụ phân phối có ý nghĩa quyết định thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ xem xét sự tăng doanh số mà quan trọng là xem xét thị phần chiếm lĩnh, do đó có thể thấy sức cạnh tranh trên thị trường thế giới của hàng hóa và doanh nghiệp của nước ta tuy có tiến bộ nhưng còn rất kém. Sức cạnh tranh của quốc gia về mặt kinh tế lại có những tiêu chí riêng, liên quan trực tiếp tới thu hút đầu tư của nước ngoài cho phát triển. Theo các nhà kinh tế thế giới thì sức cạnh tranh quốc gia dựa vào 5 tiêu chí là: ổn địnhchính trị,xã hội, hiệu lực bộ máy hành chính quốc gia, kết cấu hạ tầng,lực lượng lao động, tình trạng tham nhũng. Nếu xét trên các tiêu chí đó thì không phải mọi tiêu chí ta đều kém, mà có tiêu chí vượt trội như ổn định chính trị - xã hội, lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, tuy nhiên có nhiều tiêu chí còn phải cố gắng nhiều. Do đó phải mạnh lên để đủ sức cạnh tranh và vươn lên trong cạnh tranh để mạnh lên, không những về phát triển kinh tế, mà bộ máy công quyền phải trong sạch và đáp ứng thuận tiện hơn cho kinh doanh, thế là góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới trên nhiều mặt.

Cuộc phấn đấu để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc gia là vấn đề rất lớn, là "vấn đề sống còn" khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhưng người Việt Nam ta vốn lạc quan, và "người lạc quan thì thấy cơ hội trong thách thức", như một chính trị gia nổi tiếng nước Anh đã nói. Và ông Tổng giám đốc doanh nghiệp nổi tiếng thế giới Nôkia cũng tâm sự: "Tất cả thách thức là cơ hội. Cuộc sống không có thách thức thì không là cuộc sống".

Tuy nhiên, trong mùa xuân khởi đầu này, lạc quan thì vẫn lạc quan, nhưng cũng phải cẩn thận xem xét tác động nhiều mặt vào kinh tế - xã hội nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để kịp thời điều chỉnh, vì dù sao "ra biển lớn" cũng là vấn đề mới, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chấp nhận ra biển lớn

    09/11/2006Thanh ThảoRa biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính...
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • xem toàn bộ